Thông điệp Quốc gia Philippines: Bên mềm, bên rắn

Minh Quân
TGVN. Bài phát biểu của Tổng thống Rodrigo Duterte cho thấy ông sẵn sàng đối đầu với “dị nghị” của cộng đồng quốc tế, song tranh đấu về chủ quyền biển lại là câu chuyện khác. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thong diep quoc gia philippines ben mem ben ran Philippines: 61 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ
thong diep quoc gia philippines ben mem ben ran Philippines truy cứu hình sự nhà báo chỉ trích Tổng thống Duterte
thong diep quoc gia philippines ben mem ben ran
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trình bày Thông điệp Quốc gia năm 2019. (Nguồn: AFP)
thong diep quoc gia philippines ben mem ben ran

Tổng thống Philippines "chỉ mặt gọi tên" 46 quan chức cấp cao liên quan tới ma túy

Trong một cuộc họp được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ngày 14/3, Tổng thống Duterte đã trực tiếp “chỉ mặt gọi tên” ...

Ngày 22/7, Tổng thống Philippines đã đọc Thông điệp Quốc gia thường niên trước Quốc hội. Đây là dịp để nhà lãnh đạo Philippines truyền tải tới Quốc hội và người dân về những thành tựu đã đạt được, hạn chế còn tồn tại và định hướng phát triển của quốc gia trong 12 tháng tới.

Bài phát biểu lần này được ông thực hiện trong 93 phút, gần gấp đôi so với năm ngoái (50 phút). Do vậy, nó cũng bao hàm nhiều nội dung hơn, từ chính sách kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, cuộc chiến chống ma túy tới phương châm đối ngoại. Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế chủ yếu dành nhiều sự chú ý tới quan điểm của Tổng thống Rodrigo Duterte với cuộc chiến chống ma túy và động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.

Cứng rắn với ma túy

Như thường lệ, ngay phần mở đầu, nhà lãnh đạo Philippines dành thời gian để liệt kê những thành tựu trong thời gian qua. Đương kim Tổng thống khẳng định chỉ 3% số người được hỏi không tán thành với chính sách của Manila. Đảng cầm quyền cùng đồng minh cũng đang áp đảo tại Thượng viện.

Một phần lớn thành công của ông Duterte đến từ chiến dịch chống ma túy không khoan nhượng. Kể từ khi nắm quyền tháng 5/2016, nhà lãnh đạo này đã tiến hành các cuộc truy quét quy mô lớn, cho phép cảnh sát bắn chết tại chỗ các nghi phạm ma túy mà không cần qua xét xử. Số người thiệt mạng trong những chiến dịch này được Cảnh sát Quốc gia Philippines công bố là hơn 6.600 người, song theo nguồn tin không chính thức, con số này có thể lên tới 27.000 người.

Tuy nhiên, các chiến dịch này cũng gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc (UN HRC). Ngày 12/7, cơ quan này đã thông qua nghị quyết yêu cầu điều tra cái chết của những người vô tội thiệt mạng trong cuộc chiến chống ma túy tại Philippines, kêu gọi Manila “ngăn chặn việc giết hại không qua xét xử và điều tra các vụ mất tích”.

Phía Philippines đã kịch liệt phản đối nghị quyết này. Ngoại trưởng Teodoro Locsin tuyên bố Manila sẽ không “chấp nhận một nghị quyết đơn phương, với động cơ chính trị và không phản ánh thực tế”. Bộ trưởng Nội vụ Eduardo Ano khẳng định động thái của UN HRC là “xâm phạm chủ quyền quốc gia”. Người Phát ngôn Tổng thống Salvador Panelo cho biết ông Rodrigo Duterte đã cân nhắc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iceland, quốc gia đề xuất dự thảo Nghị quyết này tại UN HRC.

Thông điệp Quốc gia năm 2019 của nhà lãnh đạo Philippines một lần nữa khẳng định thái độ cứng rắn đó. Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi Quốc hội khôi phục hình phạt tử hình “cho các tội danh liên quan tới ma túy và cướp bóc”. Ông cam kết sẽ đẩy mạnh các chiến dịch truy quét và tiêu diệt phần tử buôn bán ma túy, bất chấp sự phản đối của UN HRC và nhiều nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự.

Song, đối đầu với cộng đồng quốc tế chưa bao giờ là ý tưởng tốt và một mình ông Duterte khó ngăn cơn sóng dữ. Theo thăm dò mới nhất của cơ quan khảo sát Social Weather Stations, cứ 5 người Philippines được hỏi thì 3 người cho biết Manila không nên ngăn cản Liên hợp quốc (LHQ) tiến hành điều tra. Một khi Quốc hội, hiện do đảng cầm quyền nắm đa số, khôi phục án tử hình dành cho tội phạm ma túy, Manila có thể sẽ mắc kẹt trong những cuộc khẩu chiến mới, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ông Duterte, khi chỉ còn một năm nữa là tới thời điểm bầu cử Tổng thống.

“Khéo cân bằng” về chủ quyền

Tuy nhiên, cứng rắn trong cuộc chiến chống ma túy bao nhiêu thì ông Duterte lại “mềm” trong quan hệ với Trung Quốc bấy nhiêu, đặc biệt là liên quan tới khu vực vùng Biển Tây Philippines thuộc Biển Đông. Nhà lãnh đạo này khẳng định việc “tránh xung đột – xung đột vũ trang, bảo vệ chủ quyền biển và tài nguyên thiên nhiên buộc chúng ta phải có hành động cân bằng khéo léo”.

Theo ông, “hành động cân bằng khéo léo” nhằm bảo vệ lòng tự hào dân tộc và chủ quyền lãnh thổ này sẽ được thực hiện một cách hòa bình, “trong khuôn khổ kín tại các phòng hội đàm, thay vì cãi lộn trước công chúng”. Đây là một tuyên bố không giống với phong cách thường thấy của Tổng thống Duterte, người mà trước đây đã hơn một lần công khai quan điểm về vấn đề đối ngoại trước giới truyền thông.

Sở dĩ có sự mềm mỏng hiếm thấy này bởi trong bài phát biểu, nhà lãnh đạo này đã thừa nhận rằng “Philippines sở hữu, song Trung Quốc lại là quốc gia kiểm soát Biển Tây Philippines”. Theo ông, tên lửa dẫn đường tại các đảo do Bắc Kinh kiểm soát “có thể bắn trúng Phillipines trong 7 phút”.

Xa hơn, ông khẳng định đã thảo luận với Chủ tịch Tập Cận Bình để “xin phép” được đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), nơi thường xuyên chứng kiến sự xuất hiện của ngư dân Trung Quốc. Một tháng trước, ông Duterte cho rằng việc tàu Philippines bị đâm chìm trong EEZ chỉ là “va chạm” đơn thuần.

Ngay sau đó, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ca ngợi chính sách biển của ông Duterte. Báo này khẳng định mong muốn tránh xung đột vũ trang trên biển của nhà lãnh đạo Philippines, hợp tác với Trung Quốc là đúng đắn.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân Philippines không nghĩ vậy. Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio phủ nhận tuyên bố của Tổng thống Duterte về việc thừa nhận sự hiện diện của Trung Quốc tại EEZ của Philippines. Theo ông, sự xuất hiện thường xuyên của các tàu chiến từ Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Australia, Nhật Bản… trên Biển Đông, bao gồm vùng Biển Tây Philippines, cho thấy Trung Quốc không kiểm soát vùng biển này.

Chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và những đặc quyền kinh tế xuất phát từ chủ quyền quốc gia là những điều thiêng liêng. “Hành động cân bằng”, như cách thức mà Tổng thống Rodrigo Duterte trình bày trước mắt chưa biết là “khéo” hay “vụng”, nhưng không thể không mang tới hậu quả khó lường cho Philippines nói riêng và khu vực nói chung, nơi đang dậy sóng bởi những cơn sóng ngầm nay đã biến thành sóng dữ.

Minh Quân

thong diep quoc gia philippines ben mem ben ran

Philippines - Malaysia: “Huynh đệ vì hoà bình”

Tiếp nối chuyến thăm tới Malaysia của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (7/2018), Thủ tướng Mahathir sẽ có chuyến thăm đầu tiên đến Philippines kể ...

thong diep quoc gia philippines ben mem ben ran

Thấy gì qua chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Philippines?

Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines sau chuyến đi của ông Tập Cận Bình vừa qua được ví như "cầu vồng sau mưa". Thực ...

thong diep quoc gia philippines ben mem ben ran

Philippines - Malaysia: Củng cố tình anh em

Ngày 14 - 16/7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có chuyến thăm tới Malaysia và hội đàm với Thủ tướng Mahathir Mohamad.

Đọc thêm

ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế trong một năm

ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố hơn 3.000 bài báo quốc tế trong một năm

Trong năm 2024 ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong, ngoài nước.
Mẹo đơn giản làm chăn ấm tự nhiên trong mùa Đông

Mẹo đơn giản làm chăn ấm tự nhiên trong mùa Đông

Giũ chăn, trải chăn đúng cách và dùng chai nước nóng, bạn có thể giữ ấm chăn trong mùa Đông mà không cần sử dụng điện.
Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới

Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội thảo 'Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' đã diễn ra sáng ...
Lịch cúp điện Bình Phước hôm nay ngày 27/12/2024

Lịch cúp điện Bình Phước hôm nay ngày 27/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Phước theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 27/12/2024.
Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Israel được cho là đang cân nhắc triển khai chiến dịch tấn công quy mô lớn mới nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.
Tìm việc trên Zalo nhanh chóng mà bạn không nên bỏ qua

Tìm việc trên Zalo nhanh chóng mà bạn không nên bỏ qua

Zalo là ứng dụng nhắn tin được tích hợp nhiều tính năng hữu ích giúp người dùng trải nghiệm thuận tiện hơn, trong đó phải kể đến tính năng tìm ...
Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Houthi phát hiện bí mật giữa Mỹ và Israel, Thủ tướng Netanyahu dọa trút 'những bài học đắt giá'

Israel được cho là đang cân nhắc triển khai chiến dịch tấn công quy mô lớn mới nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.
Phần Lan sắp tiếp nhận chức Chủ tịch OSCE, Nga bác bỏ đồn đoán 'ra đi', chờ sự thể hiện của Helsinki

Phần Lan sắp tiếp nhận chức Chủ tịch OSCE, Nga bác bỏ đồn đoán 'ra đi', chờ sự thể hiện của Helsinki

Nga cảnh báo nguy cơ Phần Lan sẽ phá hủy hoàn toàn OSCE, một tổ chức có Moscow tham gia.
Afghanistan hứng chịu đòn không kích, Taliban tuyên bố trả đũa

Afghanistan hứng chịu đòn không kích, Taliban tuyên bố trả đũa

Chính quyền Taliban ngày 25/12 thông báo quân đội Pakistan đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào khu vực Paktika, miền Đông Afghanistan.
Nga ra mắt tàu phá băng tối tân, sẵn sàng chinh phục Bắc Cực

Nga ra mắt tàu phá băng tối tân, sẵn sàng chinh phục Bắc Cực

Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/12 thông báo 'Nikolay Zubov' - tàu tuần tra phá băng mới thuộc Đề án 23550 - vừa được hạ thủy tại thành phố St. Petersburg.
Estonia 'số hóa' tuyến phòng ngự biên giới giáp Nga

Estonia 'số hóa' tuyến phòng ngự biên giới giáp Nga

Ngày 25/12, cơ quan cảnh sát và biên phòng Estonia cho biết nước này có kế hoạch lắp đặt hệ thống giám sát trên toàn tuyến biên giới với Nga.
Xung đột Ukraine: Nga khẳng định chẳng ảo tưởng, Thủ tướng Nhật Bản gọi sang Kiev tỏ đoàn kết

Xung đột Ukraine: Nga khẳng định chẳng ảo tưởng, Thủ tướng Nhật Bản gọi sang Kiev tỏ đoàn kết

Xung đột Ukraine chỉ có thể được giải quyết bằng một thỏa thuận đáng tin cậy về an ninh-ổn định ở châu Âu, bao gồm lợi ích của Nga và các nước.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Phiên bản di động