Thủ tướng Ấn Độ Modi tạo dấu ấn với nghệ thuật 'đẩy thuyền' khéo léo, đưa G7 xích gần G20 hơn

Vy Anh
Việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng (từ 19-21/5) theo lời mời của nước chủ nhà Nhật Bản cùng những thể hiện của ông tại đây đã nói lên nhiều điều.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ muốn G7 và G20 chung tay
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, ngày 20/5 ở Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Cùng hợp tác trước một Trung Quốc đang trỗi dậy

Chỉ vài giờ trước cuộc họp của nhóm Bộ tứ và Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Nhật Bản ngày 20/5, Thủ tướng Modi khẳng định, Ấn Độ ủng hộ việc tôn trọng chủ quyền và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trả lời phỏng vấn tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) ở Hiroshima, ông Modi nói: “Ấn Độ nỗ lực bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình đồng thời thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế” khi đề cập các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Đứng trước giới truyền thông tại Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Modi còn tìm cách tạo sức hút để các thành viên G7 và nhóm Bộ tứ tập trung vào các hành động của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

Theo tờ Yomiuri Shimbun, khi Ấn Độ giữ chức Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Thủ tướng Modi phải thực hiện một sứ mệnh ngoại giao quan trọng nhằm đạt được sự hợp tác mạnh mẽ hơn nhiều giữa G20 và G7 để đối phó với một Trung Quốc ngày càng trỗi dậy.

Trong cùng một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Nhật Bản, ông Modi nhấn mạnh, Hội nghị thượng đỉnh G7 và G20 là “nền tảng quan trọng cho hợp tác toàn cầu”.

Nhà lãnh đạo nói: “Với tư cách là Chủ tịch G20, Ấn Độ sẽ đại diện cho các quan điểm và ưu tiên của Nam Bán cầu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima. Việc tăng cường hợp tác giữa G7 và G20 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, gián đoạn chuỗi cung ứng, phục hồi nền kinh tế, bất ổn năng lượng, chăm sóc sức khỏe, an ninh lương thực, hòa bình và an ninh”.

The Sunday Guardian cho rằng, việc Thủ tướng Modi đề cập sự hợp tác giữa G7 và G20 vì “hòa bình và an ninh” nên được nhìn nhận trong bối cảnh ông có kế hoạch đoàn kết cộng đồng toàn cầu để đối phó với một Trung Quốc trỗi dậy, tác động tới an ninh, hòa bình thế giới.

Tin liên quan
Biển Đông: Malaysia tuyên bố sẵn sàng đàm phán, Trung Quốc cam kết đẩy nhanh COC, Indonesia Biển Đông: Malaysia tuyên bố sẵn sàng đàm phán, Trung Quốc cam kết đẩy nhanh COC, Indonesia 'đẩy thuyền' COC đầy nhiệt huyết

Các nguồn tin cho biết, Thủ tướng Modi đã đề cập tất cả những điểm này trong cuộc gặp song phương với người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio ở Hiroshima, đồng thời thảo luận với nhà lãnh đạo Nhật Bản về những thách thức ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích coi đây là một động thái ngoại giao được Thủ tướng Modi chuẩn bị nhằm thu hút sự ủng hộ của các quốc gia G7 trước những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông hay Biển Hoa Đông.

Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tại New Delhi sẽ thể hiện nỗ lực của người đứng đầu chính phủ Nhật Bản nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa các nhóm khác nhau để ứng phó với các thách thức an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

Ấn Độ - đối tác tiềm năng

Sự hiện diện của Thủ tướng Narendra Modi tại Hiroshima cũng cho thấy G7 rất cần sự hợp tác của Ấn Độ để hiện thực hóa những mục tiêu tương lai của nhóm.

Ấn Độ, với tư cách là Chủ tịch G20 năm nay, đang tự xây dựng mình như một nhà lãnh đạo của các nước Nam bán cầu. Tham dự Hội nghị G7 năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đưa ra lời kêu gọi hành động 10 điểm, bao gồm tạo ra một hệ thống lương thực toàn diện, tập trung vào những người nông dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, củng cố chuỗi cung ứng phân bón toàn cầu bằng cách dỡ bỏ các rào cản chính trị; phát triển các hệ thống chăm sóc sức khỏe linh hoạt, theo đuổi các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện và y học cổ truyền, đồng thời thúc đẩy y tế kỹ thuật số để bảo đảm bảo hiểm y tế toàn cầu…

Hầu hết các nước G7, không chỉ riêng Mỹ và Nhật Bản, đều đang xây dựng chính sách theo hướng gắn kết nhiều hơn với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong vài năm qua, Vương quốc Anh, Pháp và Đức - các thành viên G7 đến từ châu Âu - đã xây dựng các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của riêng họ. Gần đây, Italy cũng thể hiện xu hướng can dự vào khu vực này.

Với việc trung tâm kinh tế và địa chính trị toàn cầu đang chuyển dịch sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các nước G7 rất mong muốn được hưởng lợi từ các cơ hội kinh tế mà khu vực này mang lại. Tuy nhiên, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có những thách thức riêng với một Trung Quốc đang mở rộng dấu ấn kinh tế và chiến lược của mình.

Đối với các nước phương Tây, New Delhi đã nổi lên như một đối tác chiến lược lớn, đặc biệt là ở phần Ấn Độ Dương của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Ấn Độ sẽ tham dự Thượng đỉnh G7

Thủ tướng Ấn Độ sẽ tham dự Thượng đỉnh G7

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ thăm Đức từ ngày 26-27/6 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của Nhóm các nền ...

Ấn Độ mong đợi gì từ Hội nghị thượng đỉnh G7?

Ấn Độ mong đợi gì từ Hội nghị thượng đỉnh G7?

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mong muốn có “các cuộc thảo luận hiệu quả” với các nhà lãnh đạo G7 về các vấn đề ...

Nhật Bản thông báo đăng cai Thượng đỉnh G7 2023, thông điệp gì khi chọn Hiroshima?

Nhật Bản thông báo đăng cai Thượng đỉnh G7 2023, thông điệp gì khi chọn Hiroshima?

Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Hiroshima từ ngày ...

ASEAN khéo léo giữa cạnh tranh Mỹ-Trung, tìm đúng hướng để phục hồi và tăng trưởng hậu đại dịch

ASEAN khéo léo giữa cạnh tranh Mỹ-Trung, tìm đúng hướng để phục hồi và tăng trưởng hậu đại dịch

ASEAN luôn thể hiện sự khéo léo, cân bằng trước cạnh tranh nước lớn để tranh thủ những tác động tích cực nhằm phát triển ...

Nga muốn làm 'sứ giả hòa bình', giúp Ấn Độ-Trung Quốc xích gần nhau hơn

Nga muốn làm 'sứ giả hòa bình', giúp Ấn Độ-Trung Quốc xích gần nhau hơn

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 3/3 cho biết Moscow muốn đảm bảo tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời nhấn ...

(theo Indian Defense News)

Đọc thêm

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Lượt đi bán kết Champions League mùa này khép lại với chiến thắng 1-0 của Borussia Dortmund trước Paris Saint-Germain tại Signal Iduna Park.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ra.
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động