TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Lào Sonsay Siphandone | |
Tạo chuyển biến tích cực đối với những vấn đề được chất vấn |
Theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang, tỉnh có 2 lĩnh vực mũi nhọn là nông nghiệp và du lịch. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, sản lượng đạt hơn 4 triệu tấn, diện tích sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật chiếm khoảng 90% diện tích, mô hình “cánh đồng lớn” đạt 35.400 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 160 triệu đồng/ha. Trong năm, An Giang đón khoảng 6,4 triệu lượt khách (tăng 2,4%), doanh thu du lịch ước đạt 2.000 tỷ đồng (tăng 31,5% so với cùng kỳ).
Góp ý với tỉnh, lãnh đạo các bộ, ngành bày tỏ ấn tượng về kết quả phát triển của An Giang về nông nghiệp, nhất là việc mỗi năm tỉnh xuất khẩu hơn 1 tỷ USD nông sản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: An Giang là một tỉnh lớn của đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển, với 2 thế mạnh rõ nét là nông nghiệp và dịch vụ, du lịch. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu) |
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục tập trung vào 2 mũi nhọn là nông nghiệp và du lịch, nhưng phải cơ cấu lại. Bộ trưởng cho rằng, với nông nghiệp, tỉnh có 2 sản phẩm chính là lúa và cá. Tái cơ cấu thì lúa giảm diện tích mà tăng giá trị, cá thì giữ nguyên diện tích và tăng giá trị. “Phải làm nông nghiệp công nghệ cao, kể cả từ quy mô hộ”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói và cho rằng phải liên kết chặt chẽ nông nghiệp với du lịch.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, An Giang có nhiệm vụ quan trọng về quản lý, cung cấp nước, vừa phải kiểm soát lũ vừa tạo nguồn tài nguyên nước cho vùng. Do đó, tỉnh cần chú trọng đầu tư các dự án không ô nhiễm, các dự án thủy lợi.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, An Giang là một tỉnh lớn của đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển, với 2 thế mạnh rõ nét là nông nghiệp và dịch vụ, du lịch.
Thời gian qua, tỉnh có nhiều nỗ lực, cụ thể là đã ổn định và phát triển một số mặt, áp dụng tiến bộ, khoa học công nghệ vào nông nghiệp; thu hút đầu tư nước ngoài, có một số dự án mới, quy mô; xuất khẩu có bước chuyển biến. Là một tỉnh nông nghiệp, An Giang có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 40 triệu đồng/năm là điều đáng mừng.
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, cụ thể là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giảm (năm 2014 hạng 37, năm 2015 xếp hạng 39). “Môi trường đầu tư là điều kiện để phát triển. Nguyên nhân là do tỉnh, do huyện, hay do sở?”, Thủ tướng nói và mong muốn tỉnh làm rõ nguyên nhân, có biện pháp quyết liệt để khắc phục.
(Ảnh: VGP/Quang Hiếu) |
Bên cạnh đó, tỉnh chưa phát huy hết tiềm năng du lịch. Khách du lịch đến đông nhưng thời gian lưu trú thấp. Tỉnh còn nhận trợ cấp của ngân sách Trung ương gần 60%.
Cho rằng trong suy nghĩ, tư duy phát triển thì tỉnh chưa có đột phá, Thủ tướng mong muốn An Giang phải có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, khắc phục các hạn chế, bất cập để phát triển nhanh hơn. “Phải suy nghĩ đột phá nào, khát vọng nào mạnh mẽ đưa An Giang phát triển? An Giang là tỉnh lớn, có nhiều điều kiện phát triển rất tốt”, Thủ tướng nêu vấn đề.
Về nhiệm vụ cụ thể thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh sớm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017. Việc sơ kết, tổng kết năm 2016 cần tiến hành tiết kiệm, giản dị, hiệu quả. Tỉnh cần đặt vấn đề phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp đi liền với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Phải nâng hạng môi trường đầu tư kinh doanh của An Giang lên mức đáng kể.
“Một trong những điểm thắt của chúng ta trong nông nghiệp là vấn đề doanh nghiệp, hợp tác xã. Thanh niên nông thôn hoàn toàn có thể khởi nghiệp chứ không chỉ có nông dân thuần túy”, Thủ tướng nói.
Tỉnh cần chuyển dịch mạnh mẽ, tái cơ cấu kinh tế rõ nét hơn, nhất là trong nông nghiệp như cánh đồng mẫu lớn, lúa, cá có giá trị cao hơn, xây dựng thương hiệu cá tra, xây dựng nông thôn mới quyết liệt hơn. Tái cơ cấu là công cuộc gian nan, khó khăn, mà không quyết liệt thì khó có hiệu quả, Thủ tướng nhấn mạnh. Tỉnh cần có kế hoạch phát triển du lịch, nhất là tuyên truyền, quảng bá các điểm di tích lịch sử của địa phương để thu hút khách du lịch.
Thủ tướng yêu cầu An Giang quan tâm giữ gìn an ninh biên giới, phát triển kinh tế cửa khẩu; chú ý phát triển giao thông đường thủy, tận dụng luồng sông Hậu trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa. “Tư nhân nào đầu tư cho phép đầu tư, kể cả phương tiện, bến bãi. Với 3.000 km đường thủy, ít tỉnh nào được như thế nên An Giang cần tận dụng phát triển thương mại”, Thủ tướng nhìn nhận.
Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng cơ bản đồng ý với một số kiến nghị cụ thể của An Giang với mong muốn tạo điều kiện cho tỉnh phát triển hơn nữa thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Lào Sonsay Siphandone Chiều 17/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Phó Thủ tướng Lào Sonsay Siphandone nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị quốc tế ... |
Tạo chuyển biến tích cực đối với những vấn đề được chất vấn Sáng 17/11, sau phần Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nội dung thuộc ... |
Phát biểu giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội của Thủ tướng Chính phủ Sáng 17/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu tại phiên giải trình và trả lời chất vấn kỳ họp ... |