Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến Phong trào Không liên kết

TGVN. Ngày 4/5, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Chủ tịch đương nhiệm Phong trào Không liên kết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến của Phong trào Không liên kết với chủ đề “Đoàn kết ứng phó đại dịch Covid-19”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong du hoi nghi cap cao truc tuyen phong trao khong lien ket Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến 26 Bộ trưởng Ngoại giao về hợp tác quốc tế phòng chống dịch Covid-19
thu tuong du hoi nghi cap cao truc tuyen phong trao khong lien ket Khai mạc Hội nghị trực tuyến Cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch Covid-19
thu tuong du hoi nghi cap cao truc tuyen phong trao khong lien ket
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Tham dự và trao đổi tại Hội nghị trực tuyến có Nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ của 40 quốc gia thành viên Không liên kết, đại diện cho các khu vực trên thế giới. Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Tổng thống Azerbaijan nhấn mạnh tình hình hiện nay đòi hỏi tinh thần đoàn kết của Phong trào hơn bao giờ hết, kêu gọi các nước tăng cường hợp tác, ủng hộ xây dựng cơ sở dữ liệu chung của Phong trào.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hạn chế các tác động về kinh tế - xã hội của đại dịch và có các biện pháp hỗ trợ để không ai bị bỏ lại phía sau, kiên trì thực hiện các thỏa thuận đa phương, các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đề nghị các nước có hình thức hỗ trợ, đặc biệt dành cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất như trẻ em, người nghèo, người di cư.

Tổng Giám đốc WHO cảm ơn những hỗ trợ của Phong trào Không liên kết dành cho WHO và cam kết ủng hộ tuyệt đối các nỗ lực phòng chống đại dịch của Phong trào, nhấn mạnh sự cần thiết của hợp tác đa phương, cần có sự thay đổi trong cách tiếp cận từ ứng phó bị động sang chủ động với sự tham gia của cả xã hội.

Lãnh đạo các nước thành viên Không liên kết tham dự đã chia sẻ quan ngại chung về các thách thức chưa từng có tiền lệ mà đại dịch Covid-19 gây ra, nhấn mạnh sự ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương, Liên hợp quốc, WHO và kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để cùng ứng phó với đại dịch.

thu tuong du hoi nghi cap cao truc tuyen phong trao khong lien ket
Đây được xem là lần đầu tiên trong gần 60 năm hoạt động, Hội nghị cấp cao của Phong trào Không liên kết được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ quan ngại chung và nhấn mạnh tình hình hiện nay đòi hỏi Phong trào Không liên kết cần củng cố và khẳng định tinh thần đoàn kết đã được hun đúc qua lịch sử 6 thập kỉ hoạt động của mình, coi đây là kim chỉ nam giúp chuyển “nguy” thành “cơ”, vượt qua thách thức và chiến thắng đại dịch.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các nước Không liên kết tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trên tất cả các cấp độ và lĩnh vực; có chiến lược hiệu quả để thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; ủng hộ tăng cường chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế và kiên trì thực hiện các cam kết đa phương then chốt.

Theo Thủ tướng, Phong trào Không liên kết cần tiếp tục đóng vai trò đi đầu trong thúc đẩy thượng tôn pháp luật và dân chủ hóa quan hệ quốc tế, phản đối các hành vi chính trị cường quyền và thúc đẩy dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, cấm vận đơn phương, hưởng ứng lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc để duy trì một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng chia sẻ những kết quả tích cực của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch có được nhờ sự đồng lòng nhập cuộc của cả hệ thống chính trị và xã hội theo phương châm “chống dịch như chống giặc”; khẳng định Chính phủ Việt Nam nỗ lực tối đa vừa chống dịch vừa ổn định phát triển, đảm bảo an sinh xã hội để không một người dân nào bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng cũng đề cập những nỗ lực của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để kiểm soát hiệu quả đại dịch, cũng như các đóng góp của Việt Nam về tài chính, vật tư, trang thiết bị y tế thiết yếu sản xuất tại Việt Nam đối với một số nước chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Sự tham dự và chia sẻ của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến lần này có ý nghĩa quan trọng, khẳng định vai trò của Việt Nam tại Phong trào Không liên kết nói riêng và nỗ lực hợp tác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế nói chung trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, khẳng định vị thế và hình ảnh một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp ứng phó với các thách thức chung toàn cầu.

Kết thúc Hội nghị, các nước thành viên Không liên kết đã thông qua Tuyên bố chung với nội dung chính bày tỏ sự ủng hộ của Phong trào đối với chủ nghĩa đa phương, vai trò của các tổ chức quốc tế nói chung và Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói riêng, kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, lên án và kêu gọi xóa bỏ các hành động cấm vận đơn phương vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nhằm vào một số thành viên Phong trào, đồng thời nhất trí thành lập nhóm Đặc trách Không liên kết để xây dựng cơ sở dữ liệu chung của các nước thành viên Phong trào trong phòng chống đại dịch.

Phong trào Không liên kết ra đời vào đầu những năm 1960 của thế kỷ trước giữa cao trào đấu tranh giành độc lập, giải phóng đất nước của các quốc gia, dân tộc thuộc địa và trải qua gần 6 thập kỉ (1961 – 2020), đã trở thành tập hợp lực lượng chính trị lớn nhất của các nước đang phát triển với 120 thành viên, có nhiều đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy các mục tiêu vì hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển, dân chủ hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam chính thức tham gia Phong trào Không liên kết vào năm 1976 và từ đó đến nay luôn tích cực tham gia, có nhiều đóng góp đối với Phong trào. Đối với Việt Nam, Phong trào Không liên kết đã có nhiều tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế sau khi thống nhất đất nước.

Hội nghị trực tuyến lần này được nước Chủ tịch Azerbaijan tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, tác động nhiều mặt đến các nước trên thế giới, trong đó có các nước Không liên kết. Hội nghị này được tổ chức ở phạm vi hẹp, lần đầu tiên theo hình thức trực tuyến dành cho cấp Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ của 40 nước.

thu tuong du hoi nghi cap cao truc tuyen phong trao khong lien ket

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ về Covid-19

TGVN. Sáng 23/4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đã cùng các Ngoại trưởng các ...

thu tuong du hoi nghi cap cao truc tuyen phong trao khong lien ket

Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN+3: Mô hình hợp tác cần thiết cho một cuộc khủng hoảng kép

TGVN. Trước những yếu tố khó đoán định của tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, Hội nghị cấp cao đặc biệt ...

thu tuong du hoi nghi cap cao truc tuyen phong trao khong lien ket

Covid-19: Thông điệp của Thủ tướng gửi Hội nghị trực tuyến của WHO

TGVN. Ngày 8/4, đã diễn ra Hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng Y tế khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO với chủ ...

Chu Văn (theo VGP News)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động