Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ chức, Ấn Độ mất những gì?

TGVN. Dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư quan trọng và đồng minh chiến lược lớn của Ấn Độ. Xây dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt đẹp với người kế nhiệm ông Abe có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với New Delhi.
Mỹ chỉ trích cách tiếp cận 'gây hấn' của Trung Quốc, 'Bộ Tứ' sắp họp cấp cao
Việt Nam đánh giá cao đóng góp quan trọng của Thủ tướng Abe Shinzo cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản
5339-untitled
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản Abe Shinzo trong khu vườn khách sạn ở làng Yamanakako, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản vào tháng 10/2018. (Nguồn: AP)

Việc Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đột ngột từ chức đã gây ra một cú sốc không chỉ đối với người dân Nhật Bản, mà còn đối với giới quan sát trên toàn thế giới, bao gồm Ấn Độ. Ông Abe dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi vào đầu tháng 9 để đánh giá mối quan hệ hai nước sau cuộc đụng độ biên giới Trung-Ấn và việc Nhật Bản không mấy hài lòng trước việc tàu đánh cá Trung Quốc gia tăng hoạt động quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Hợp tác song phương mạnh mẽ

Dưới thời ông Abe, Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế then chốt của Ấn Độ. Là nhà đầu tư lớn thứ ba của New Delhi, Tokyo đã đầu tư hơn 32 tỷ USD kể từ năm 2000. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là thị trường chủ chốt của nhiều công ty Nhật Bản.

Năm 2020, nền kinh tế Nhật Bản trong tháng 4 đến tháng 6 đã chứng kiến sự sụt giảm 7,8% so với quý trước. Để đối phó với sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19, nước này đã tung ra gói kích thích khổng lồ bao gồm 220 tỷ Yen (tương đương 2 tỷ USD) cho các công ty chuyển hoạt động sản xuất ở Trung Quốc về Nhật Bản và 23,5 tỷ Yen cho những công ty chuyển hoạt động sản xuất sang nơi khác. Ấn Độ có khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển này.

Bên cạnh đó, Tokyo được cho là đang lên kế hoạch cho một trung tâm công nghiệp mới ở bang Assam, phía Đông Bắc Ấn Độ.

Ông Trump ca ngợi

Ông Trump ca ngợi 'Thủ tướng vĩ đại nhất lịch sử Nhật Bản', chuyên gia dự đoán tương lai quan hệ Mỹ-Nhật

Dưới thời ông Abe, hai nước cũng đã xích lại gần nhau hơn về mặt chiến lược. Một điểm nổi bật của Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tháng 9 sẽ là khả năng ký kết Thỏa thuận mua lại và phục vụ chéo (ACSA) vốn bị trì hoãn từ lâu. Là một hiệp ước hậu cần quân sự quan trọng cho hợp tác an ninh và quốc phòng hai nước, thỏa thuận này mô phỏng theo thỏa thuận hợp tác quốc phòng Ấn Độ-Mỹ và sẽ cho phép hai nước chia sẻ các cơ sở hậu cần ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhật Bản cũng đã đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Đông Bắc Ấn Độ - một khu vực giới hạn đối với các quốc gia khác do vị trí chiến lược của nó. Điều này cho thấy mức độ tin cậy cao trong quan hệ Nhật-Ấn dưới thời nhà lãnh đạo Abe.

Hợp tác đa phương hiệu quả

Cả ông Abe và Modi đều xây dựng được mối quan hệ công việc tốt đẹp với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kể từ năm 2018, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ đã tổ chức các cuộc thảo luận 3 bên chính thức bên lề các hội nghị thượng đỉnh G20.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: Di sản và ước vọng

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: Di sản và ước vọng

Kỷ nguyên Abe cũng chứng kiến Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác tại các nước thứ ba như Sri Lanka, nơi cả hai quốc gia đang hợp tác để phát triển bến tàu container phía Đông tại cảng Colombo.

Hai nước cũng đã đồng ý xây dựng hành lang đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ nối Ahmedabad và Mumbai, được mô phỏng theo hệ thống tuyến đường cao tốc Shinkansen nổi tiếng của Nhật Bản.

Một vài tiềm năng bị bỏ ngỏ

Tuy nhiên, có một vài rào cản gây trở ngại cho mối quan hệ hai nước. Về mặt kinh tế, thương mại song phương Nhật Bản-Ấn Độ vẫn ở mức thấp (17,63 tỷ USD). Trong khi đó, thương mại Trung-Ấn đạt 95,54 tỷ USD trong năm 2018.

Nỗ lực bán các vũ khí nền tảng trang bị tiên tiến của Nhật Bản, bao gồm cả máy bay đổ bộ US-2i, đã bị đình trệ do sự bất đồng trong vấn đề về giá cả và sự chậm trễ quan liêu của cả hai bên. Thêm vào đó, Tokyo có vẻ cũng không mấy hài lòng trước việc New Delhi từ chối tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Abe Shinzo là người ủng hộ mạnh mẽ trong quan hệ hai nước, một phần do mối quan hệ gia đình thân thiết của ông với Ấn Độ. Chính dưới thời ông ngoại của ông, cựu Thủ tướng Nobusuke Kishi, Ấn Độ đã trở thành quốc gia đầu tiên nhận các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản vào năm 1958. Trong khi chưa thể biết được liệu người kế nhiệm ông Abe có thể ổn định nước Nhật cũng như xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ hay không, New Delhi sẽ còn khó khăn hơn để xây dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt đẹp với người kế nhiệm như họ đã từng làm với ông Abe Shinzo.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe: Trở lại để lợi hại hơn

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe: Trở lại để lợi hại hơn

TGVN. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức thể hiện tố chất thức thời và thực tế sau khi phá kỷ lục về cầm ...

Abe Shinzo - Người khổng lồ rời bỏ chính trường Nhật Bản

Abe Shinzo - Người khổng lồ rời bỏ chính trường Nhật Bản

TGVN. Tiêu đề bài viết trên trang mạng Rediff.com ngày 29/8 của Giáo sư Rajaram Panda, từng là nghiên cứu viên cao cấp Viện nghiên ...

Chính thức từ chức, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo nói 'chưa đến lúc quyết định người kế nhiệm'

Chính thức từ chức, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo nói 'chưa đến lúc quyết định người kế nhiệm'

TGVN. Vào lúc 16h ngày 28/8, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã triệu tập phiên họp Chính phủ và công bố quyết định từ ...

Huy Sơn (theo SCMP)