TIN LIÊN QUAN | |
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thăm làm việc Thổ Nhĩ Kỳ | |
Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: Hợp tác cùng phát triển |
Tại buổi làm việc, AAC đã giới thiệu với ADA về tiềm năng của thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 640 triệu dân, tổng GDP gần 2.600 tỷ USD. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời cuối năm 2015 đã tạo tiền đề cho sự kết nối thị trường thống nhất giữa 10 nước ASEAN về thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ, nhân lực…
Đại sứ Phạm Anh Tuấn (thứ 2 từ phải sang) cùng các Đại sứ AAC tặng quà lưu niệm cho Tổng thư ký ADA Arif Sayik (thứ 4 từ phải sang). |
Tuy nhiên, các thành viên AAC đều cho rằng sự giao lưu hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước ASEAN vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn giữa hai bên. Việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành đối tác đối thoại từng phần của ASEAN vào tháng 8/2017 đã trở thành bước ngoặt cho quan hệ hai bên.
Các Đại sứ thành viên AAC đều bày tỏ mong muốn hai bên tăng cường trao đổi đoàn doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về nhau và tranh thủ tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại phát triển hơn nữa.
Ông Arif Sayik đánh giá cao những nỗ lực của AAC trong việc nâng cao nhận thức về ASEAN trong cộng đồng doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Sayik cho biết thủ đô Ankara đã có mối quan hệ thành phố anh em với thủ đô 3 nước ASEAN là Kuala Lumpur - Malaysia (năm 1984), Hà Nội - Việt Nam (năm 1998) và Bangkok - Thái Lan (năm 2012); hoan nghênh các nước ASEAN khác thiết lập mối quan hệ này.
Ông Sayik nhấn mạnh Ankara có môi trường kinh doanh thuận lợi và nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, Ankara có hơn 2.200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ hơn 100 nước trên thế giới, có thế mạnh về các ngành công nghiệp quốc phòng, công nghệ viễn thông, máy móc xây dựng, công nghệ y dược, nội thất, du lịch chữa bệnh…
Dưới sự quản lý của Bộ Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ, ADA sẵn sàng làm cầu nối cho các doanh nghiệp ASEAN với các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh và trao đổi kinh nghiệm.
Các Đại sứ và thành viên Ủy ban ASEAN Ankara chụp ảnh lưu niệm với Ban quản lý Khu công nghiệp tập trung OSTIM. |
Sau buổi làm việc, ADA đã tổ chức cho các thành viên AAC tham quan thực địa Khu công nghệ Teknokent thuộc Đại học Công nghệ Trung Đông (ODTU) và Khu công nghiệp tập trung OSTIM. Tại đây, các Đại sứ ASEAN đã có dịp giao lưu với các giám đốc trẻ của các doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có một số doanh nghiệp chuyên phát triển các phần mềm tích hợp cho các đô thị thông minh.
Một doanh nghiệp viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ có trụ sở tại Singapore bày tỏ quan tâm và muốn tìm hiểu về thị trường Việt Nam. Tại khu công nghiệp OSTIM, ban quản lý OSTIM rất quan tâm tới thị trường các nước ASEAN, mong muốn có cơ hội làm việc riêng với từng nước để khai thác nhiều hơn nữa các cơ hội đầu tư kinh doanh tại Đông Nam Á. Một số doanh nghiệp của OSTIM đã từng nhiều lần đến Việt Nam để mua các sản phẩm cao su của ta.
Các thành viên AAC đều đánh giá cao kết quả buổi làm việc, và mong muốn các bên tiếp tục triển khai giao lưu, hợp tác đầu tư kinh doanh, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa ASEAN - Thổ Nhĩ Kỳ.
Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: Con đường hợp tác phát triển rộng mở Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ (7/6/1978 - 7/6/2018), Đại sứ Thổ ... |
Việt Nam tham dự Đại hội Chuyên gia bản đồ địa chính quốc tế 2018 Từ ngày 6-11/5, đoàn Việt Nam đã tham dự Đại hội Chuyên gia bản đồ địa chính quốc tế (FIG) 2018 tại Istanbul, Thổ Nhĩ ... |
Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng khu công nghiệp tập trung của Thổ Nhĩ Kỳ Từ ngày 25-30/3, đoàn công tác Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung và Phó Chủ nhiệm Ủy ... |