Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Ván bài 'đỏ nhiều hơn đen' của Tổng thống Joe Biden

Hồng Anh
Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ kết thúc, Tổng thống Mỹ Joe Biden và đội ngũ của ông đang hướng tới một cuộc gặp khác với sự đặt cược cao hơn: cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh Mỹ-Trung: Ván bài
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 10 tới. (Nguồn: Reuters)

Các quan chức Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể gặp nhau trong thời gian tới, nhiều khả năng bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rome, Italy vào cuối tháng 10.

Mỹ cũng để ngỏ khả năng tiến hành một cuộc gặp riêng nếu Trung Quốc đồng ý, hoặc một cuộc điện đàm giữa 2 nhà lãnh đạo. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết: “Câu hỏi hiện giờ là thời gian và cách thức tổ chức cuộc gặp”.

Trung Quốc được cho là luôn theo dõi sát sao cách tiếp cận của ông Joe Biden. Khi Tổng thống Mỹ gặp người đồng cấp Nga tại Geneva, Moscow đã cập nhật cho Bắc Kinh những diễn biến chi tiết trong cuộc hội đàm giữa ông Biden và ông Putin.

Khi Đại sứ Nga tại Mỹ trở lại Washington trong tuần này nhằm thực hiện thỏa thuận được ký kết trong cuộc họp giữa 2 nhà lãnh đạo Nga-Mỹ, một trong những kế hoạch đầu tiên của ông là thông báo với Đại sứ Trung Quốc tại Nga về Hội nghị Thượng đỉnh Biden-Putin.

Tổng thống Biden cùng các cố vấn của ông tin rằng, những nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều khả năng khiến một cuộc gặp gỡ trực tiếp trở thành điều bắt buộc.

Vạn sự khởi đầu nan

Hiện tại, các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ đã có một khởi đầu gây tranh cãi. Cuộc họp giữa các quan chức cấp cao 2 nước ở Alaska hồi tháng 3 đã nhanh chóng biến thành những tuyên bố "ăn miếng trả miếng", cho thấy mức độ ngờ vực sâu sắc tồn tại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Kể từ đó, quan hệ Washington-Bắc Kinh cho đến nay vẫn không được cải thiện đáng kể. Những câu hỏi mới về nguồn gốc của virus corona, và việc Trung Quốc không sẵn lòng cho phép điều tra đầy đủ về nguồn gốc dịch bệnh, được cho là những nhân tố làm trầm trọng thêm vấn đề.

Tuy nhiên, ông Biden tin rằng, sức mạnh của các mối quan hệ cá nhân sẽ giúp thúc đẩy quan hệ quốc tế. Và cũng giống như trong cuộc gặp với ông Putin, nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng, đối thoại trực tiếp có thể giúp ổn định quan hệ song phương, điều mà các cuộc điện đàm không thể tạo ra được.

Ông Biden phát biểu tại Geneva sau thượng đỉnh Nga-Mỹ: “Không gì có thể thay thế được một cuộc gặp trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo”.

Giới chức Mỹ cho biết, mục tiêu của Tổng thống Biden trong cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tương tự như mục tiêu được đặt ra trong cuộc hội đàm kéo dài 3 tiếng với nhà lãnh đạo Nga tại Thụy Sỹ.

Theo đó, các mục tiêu bao gồm: phá băng, thăm dò lập trường đối phương và mở ra các kênh liên lạc.

Vận dụng ngoại giao vaccine, Trung Quốc

Vận dụng ngoại giao vaccine, Trung Quốc 'hất cẳng' Mỹ ngay tại 'sân sau'?

Các quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập giới hạn trong quan hệ với Trung Quốc, giống như việc Tổng thống Biden đưa ra các giới hạn trong cuộc gặp Tổng thống Putin.

Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng dự kiến sẽ huy động đồng minh ủng hộ cách tiếp cận đối với Trung Quốc, tương tự như việc ông từng tham vấn ý kiến các nước phương Tây tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 và Thượng đỉnh NATO trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Putin.

Hiện nay, Mỹ đang tích cực phố hợp để sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh giữa các lãnh đạo thuộc nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia) vào mùa Thu, trước thời điểm diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ván bài mạo hiểm

Dù có cách tiếp cận tương đồng với Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ, nhưng Tổng thống Biden vẫn coi cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình là một ván bài mạo hiểm.

Trong khi mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ chủ yếu xoay quanh vấn đề nhân quyền và an ninh mạng, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trải rộng trên nhiều lĩnh vực hơn.

Chiến tranh thương mại, cuộc điều tra nguồn gốc bệnh Covid-19, cạnh tranh sức mạnh quân sự, vấn đề Hong Kong, Biển Đông... đã đẩy 2 cường quốc hàng đầu thế giới vào thế đối đầu và cạnh tranh gay gắt.

Nếu Tổng thống Biden coi Nga là mối đe dọa lâu dài đối với sự ổn định của Mỹ, thì Trung Quốc lại được nhìn nhận là “đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất”.

Tin liên quan
Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu: Sứ mệnh Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu: Sứ mệnh 've vãn' đồng minh đối phó với Trung Quốc?

Kể từ khi nhậm chức, ông Biden chỉ điện đàm một lần duy nhất với ông Tập Cận Bình vào tháng 2/2021. Trong cuộc điện đàm kéo dài 2 giờ đồng hồ này, nhà lãnh đạo Mỹ lập luận rằng, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ là cách thức tốt nhất để Mỹ duy trì ảnh hưởng của nước này ở bên ngoài.

Theo quan điểm của chính quyền Tổng thống Biden, những thành công trong nước là yếu tố quan trọng nhất để khẳng định vai trò của Mỹ trên trường quốc tế và tập hợp sức mạnh của các đồng minh phương Tây.

Trung Quốc, thay vì Nga, đã trở thành tâm điểm chú ý tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 và Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tuần trước.

Tại Anh và Brussels, Tổng thống Biden hối thúc các nhà lãnh đạo châu Âu bày tỏ lập trường cứng rắn hơn với cách hành xử của Bắc Kinh.

Dù vấp phải sự phản đối của một số đồng minh như Đức và Italy, song chính trị gia 78 tuổi vẫn thành công trong việc đưa vấn đề Trung Quốc vào chương trình nghị sự theo những cách chưa từng có trước đó.

Kết quả thu được tại các hội nghị nói trên được cho là một thành công lớn của ông Biden – người đang cố gắng tập hợp các đồng minh và đối tác ngoại giao để chống lại những gì mà Washington coi là mối đe dọa lớn nhất đối với thương mại, công nghệ và các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược khác.

Giới phân tích cho rằng, bất chấp những hoài nghi và mâu thuẫn, Tổng thống Biden vẫn có lợi thế nhất định khi bước vào cuộc đối thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông chủ Nhà Trắng đã có thời gian làm việc với đội ngũ của ông Tập Cận Bình nhiều hơn bất cứ nhà lãnh đạo đương nhiệm nào khác trên thế giới. Dù vậy, 2 người vẫn chưa tạo dựng một mối quan hệ cá nhân thân thiết.

“Nói một cách thẳng thắn. Chúng tôi biết nhau rất rõ nhưng chúng tôi không phải là những người bạn cũ. Đó chỉ đơn thuần là công việc”, Tổng thống Biden cho biết khi được hỏi về quan hệ giữa ông với nhà lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ.

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 21/6: Nga-Mỹ va chạm sau Thượng đỉnh; Trung Quốc tố Mỹ tống tiền; Tổng thống đắc cử Iran cự tuyệt ý tưởng gặp ông Biden
Trung Quốc nói gì về Thượng đỉnh Nga-Mỹ?
Thượng đỉnh NATO: Mỹ hé lộ sáng kiến tham vọng, quan hệ Mỹ-NATO sẽ sang trang, cứng rắn với Trung Quốc
Thượng đỉnh G7: Tuyên bố chung chỉ đích danh Nga và Trung Quốc
Trung Quốc 'quan ngại nghiêm túc' trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản
(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Bánh mì baguette dài 140,5m lập kỷ lục Guinness thế giới mới

Bánh mì baguette dài 140,5m lập kỷ lục Guinness thế giới mới

Nhóm thợ bánh mì Pháp lập kỷ lục Guinness thế giới mới bằng việc làm ra chiếc bánh mì baguette dài 140,5m, dài gấp 235 lần so với chiếc truyền ...
Giá heo hơi hôm nay 6/5: Giá heo hơi tăng rải rác, sức cầu giảm, nguồn cung cũng giảm theo

Giá heo hơi hôm nay 6/5: Giá heo hơi tăng rải rác, sức cầu giảm, nguồn cung cũng giảm theo

Giá heo hơi hôm nay 6/5 chung xu hướng tăng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, người tham gia giao thông sử dụng đèn pha gây tại nạn thì bị xử lý như thế nào? - Độc giả Chi Lan
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Điện ảnh Việt: Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng

Điện ảnh Việt: Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng

Doanh thu hiện tại của 'Lật mặt 7: Một điều ước', Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng, tính tổng 7 dự ...
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động