Một số quốc gia Trung và Đông Âu tỏ ra lo lắng về Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ do một số vấn đề được coi là 'thù địch' với Điện Kremlin. (Nguồn: Riafan) |
Ngày 16/6, tại Geneva, Thụy Sỹ, sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ, khoảnh khắc mà theo quan chức Nhà Trắng Jen Psaki, Tổng thống Biden đã chờ đợi 50 năm.
Tuy nhiên, theo AP, quan chức ở một số quốc gia từng là thành viên của Liên Xô hoặc Hiệp ước Warsaw do Moscow đứng đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh lo ngại rằng, Mỹ có thể giảm hỗ trợ cho các đồng minh trong khu vực nhằm đảm bảo mối quan hệ ổn định và dễ dự báo hơn với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, việc Mỹ từ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với công ty Đức - đơn vị giám sát lắp đặt dự án Dòng chảy Phương Bắc-2 của Nga đánh dấu “một tổn thất đối với cá nhân Tổng thống Biden” và “một chiến thắng địa chính trị quan trọng cho Liên bang Nga".
Còn Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis lập luận, Nga đang tìm cách “thiết lập lại quyền kiểm soát đối với các chính sách đối nội, đối ngoại và an ninh của các quốc gia ở Trung và Đông Âu”, những khu vực mà Nga coi là một phần của “lợi ích đặc quyền”.
Cả Nga và Mỹ đều hạn chế kỳ vọng vào kết quả Hội nghị thượng đỉnh, loại trừ bất kỳ bước đột phá nào trong bối cảnh xảy ra căng thẳng tồi tệ nhất giữa hai cường quốc kể từ thời Liên Xô trước đây, đặc biệt là sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea.
Mỹ đã cáo buộc Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử, tiến hành tấn công mạng cũng như những vấn đề căng thẳng khác.
TIN LIÊN QUAN | |
Tin thế giới 14/6: Nối tiếp G7, NATO tỏ thái độ với Nga-Trung; thời khắc chờ 50 năm của ông Biden và kỳ vọng của Nga; chính trường Israel sang trang |