Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) 2019: Dễ hợp, sớm tan

Minh Quân
TGVN. Tìm kiếm giải pháp cho xung đột thương mại và "phá băng" quan hệ Ấn Độ - Pakistan sẽ là quá tham vọng với Thượng đỉnh Tổ chức Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Kygryzstan sắp tới. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh to chuc hop tac thuong hai sco 2019 de hop som tan Phản đối bảo hộ thương mại, Trung Quốc và Ấn Độ có thể bàn thảo để đạt đồng thuận lớn
thuong dinh to chuc hop tac thuong hai sco 2019 de hop som tan SCO ủng hộ kiến tạo một nền kinh tế thế giới mở
thuong dinh to chuc hop tac thuong hai sco 2019 de hop som tan
Băng rôn chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh SCO tại thủ đô Bishkek, Kyrgyzstan. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Ngày 13 - 14/6, Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ diễn ra tại thủ đô Bishkek, Kyrgyzstan, với sự tham dự của các thành viên cốt cán như Trung Quốc, Nga, Pakistan và Ấn Độ. Là một sự kiện thường niên, song Thượng đỉnh SCO này sẽ rất khác so với những lần trước, khi tình hình thế giới đã chuyển biến nhanh và liên tục. Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung đang tới cao trào, quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục căng thẳng còn cặp láng giềng Ấn Độ - Pakistan tiếp tục mắc kẹt trong những xung đột không hồi kết.

Những toan tính riêng

Trong bối cảnh đó, SCO là cơ hội để Trung Quốc tìm kiếm thêm sự ủng hộ từ New Delhi cùng Islamabad cho việc chống lại các “chính sách bảo hộ” và “đơn phương” từ Washington. Theo đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có cuộc tiếp xúc bên lề với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Pakistan Imran Khan.

Tương tự, Nga đang tìm cách vượt qua các lệnh trừng phạt về chính trị - kinh tế bằng cách mở rộng hệ thống đối tác, thị trường. Khi đó, New Delhi và Islamabad, hai thị trường với 1,5 tỷ dân cùng khoa học công nghệ tiên tiến là địa điểm lý tưởng để các doanh nghiệp Nga mở rộng đầu tư. Quan trọng hơn, bất chấp những tiến bộ vượt bậc gần đây trong công nghệ chế tạo quốc phòng, Ấn Độ vẫn là thị trường vũ khí lớn thứ hai của Nga, với hơn 68% khí tài của quốc gia này đến từ xứ Bạch Dương.

Với New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với số phiếu áp đảo và đây là cơ hội để ông tái khẳng định việc duy trì chính sách đối ngoại, một trong số đó chính là lập trường cứng rắn với Islamabad. Bên cạnh đó, tại Thượng đỉnh SCO lần này, New Delhi, Bắc Kinh và Moscow được cho là sẽ tiếp nối tinh thần đẩy mạnh hợp tác, vốn được nhất trí tại cuộc họp ba bên bên lề Thượng đỉnh G20 năm 2018, Thượng đỉnh Đông Á và BRICS.

Khi mỗi quốc gia đều có những toan tính của riêng mình, chỉ có lợi ích đến từ giải quyết một vấn đề chung mới có thể mang họ lại gần nhau. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khó có thể khẳng định SCO sẽ kết thúc với kịch bản cùng thắng cho tất cả các bên.

Hợp tung khó bền

thuong dinh to chuc hop tac thuong hai sco 2019 de hop som tan

Thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc đã sản sinh ra nhiều nhân vật thú vị. Một trong số đó là Tô Tần, đại diện tiêu biểu của phái Hợp tung, từng thành công trong việc liên minh sáu chư hầu của nhà Chu là Yên, Triệu, Ngụy, Tề, Sở và Hàn, chống lại sự bành trướng của nhà Tần. Chính sách này của Tô Tần đã thành công trong 15 năm, mang về cho ông nhiều vinh hoa phú quý. Tô Tần nay đã khuất xa, nhưng tư tưởng của ông thì có thể được sử dụng trở lại và có thể “đông sơn tái khởi” một lần nữa.

Bắc Kinh đang phải đối mặt với áp lực thuế quan đến từ cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung và cần tìm kiếm những đồng minh và đối tác mới để đối mặt và giảm thiểu tác động từ các chính sách thuế của Washington. Tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Moscow và ít nhiều thành công trong việc cải thiện “tình anh em” với Tổng thống Nga Vladimir Putin qua hợp tác kinh tế - chính trị. Tuy nhiên, bản chất hợp tác Nga – Trung vẫn chỉ mang tính tạm thời và khó có thể kết thành liên minh như lịch sử quan hệ song phương đã từng chứng minh.

Do đó, tại SCO lần này, Trung Quốc sẽ quay sang Ấn Độ để tìm kiếm sự ủng hộ. Tuy nhiên, khả năng này khó có thể xảy ra bởi New Delhi, bất chấp những bước tiến trong quan hệ song phương, vẫn luôn thận trọng trong bang giao với Bắc Kinh. Bài học Doklam năm 2017, người Ấn chưa quên. Duy trì chính sách Hướng Đông, mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á, tích cực tham gia sáng kiến “Bộ Tứ” với Mỹ, Australia cùng Nhật Bản là hai dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy Ấn Độ khó có thể “vào hùa” với Trung Quốc.

Nhân tố hiếm hoi mà Trung Quốc có thể tranh thủ trong sự kiện này là Pakistan. Pakistan đã dựa nhiều vào các khoản vay đến từ Trung Quốc, với con số hiện đã đạt mức 90 tỷ USD và nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, thái độ lạnh nhạt của Islamabad sau khi bị Washington cắt viện trợ đã chẳng khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump mảy may suy nghĩ và khó có thể đóng vai trò gì nhiều giúp Trung Quốc giảm thiểu áp lực đến từ Mỹ. Từng được cho là sân chơi của “Trung Quốc và những người bạn”, song giờ đây, chính Bắc Kinh cũng không còn gặt hái được nhiều quả ngọt từ SCO nữa.

Thêm vào đó, SCO được cho là khó có thể tìm kiếm giải pháp cho căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, vốn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian gần đây. Ngày 6/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết ông Modi sẽ không gặp người đồng cấp Pakistan Imran Khan như nhiều người mong chờ, qua đó củng cố phát ngôn của Ấn Độ về việc “cô lập Pakistan trên các diễn đàn quốc tế”.

Ấn Độ đã không đối thoại với Pakistan sau vụ tấn công khủng bố tại Sân bay quân sự Pathankot vào tháng 1/2016, thậm chí còn triển khai các chiến dịch tấn công chính xác nhằm trả đũa quốc gia láng giềng sau vụ khủng bố tại Pulwama đầu năm nay. Việc ông Modi, nhân vật có lập trường vô cùng cứng rắn trong vấn đề này tái đắc cử sẽ khó mang tới biến chuyển tích cực cho quan hệ Ấn Độ - Pakistan thời gian tới.

Khi mà quan hệ song phương rơi vào bế tắc và không thể đàm phán, cơ hội của Islamabad giờ đây chỉ đến từ các diễn đàn đa phương mà hai bên cùng tham gia, trong đó có SCO. Tuy nhiên, với việc Thủ tướng Ấn Độ từ chối bay qua không phận Pakistan hay gặp gỡ người đồng cấp láng giềng, cùng sự hờ hững đến từ Trung Quốc và Nga, rất khó để kỳ vọng 48 tiếng tại Bishkek có thể phá băng quan hệ hai nước.

Thiếu vắng lợi ích chiến lược chung, thất bại trong hòa giải xung đột giữa các thành viên, sau 18 năm hình thành và phát triển, SCO có lẽ vẫn chỉ dừng ở mức “dễ hợp, sớm tan” mà thôi.

thuong dinh to chuc hop tac thuong hai sco 2019 de hop som tan SCO: Mô hình liên minh hiệu quả

Sự “đồng tâm nhất trí” được lãnh đạo 8 nước thành viên SCO thể hiện trong Tuyên bố chung là minh chứng rõ rệt cho ...

thuong dinh to chuc hop tac thuong hai sco 2019 de hop som tan Ấn Độ đề cao vai trò kết nối của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Ngày 9/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã rời New Delhi tới Thanh Đảo (Trung Quốc) dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp ...

thuong dinh to chuc hop tac thuong hai sco 2019 de hop som tan SCO tổ chức diễn tập chống khủng bố tại Nga

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã hoàn thành một cuộc diễn tập chung ...

Đọc thêm

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine: Nga dự trữ tên lửa hành trình Zircon, có thể tấn công Kiev trong vài phút

Ukraine cho biết, Nga đã dự trữ tên lửa hành trình Zircon ở Crimea và Moscow có thể sử dụng tên lửa này để tấn công Kiev trong vòng vài ...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động