Tiêu điểm quốc tế trong tuần: Thượng đỉnh Bộ tứ lần đầu tiên, chiến thắng lập pháp của ông Biden, Libya sang trang mới

Vinh Hà
TGVN. Thế giới trong tuần này chứng kiến những dấu mốc "lần đầu tiên" hay "mang tính lịch sử" như Thượng đỉnh Bộ tứ theo hình thức trực tuyến, gói kích thích kinh tế "khủng" của Mỹ, Quốc hội Libya thông qua chính phủ lâm thời...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh Bộ tứ lần đầu tiên theo hình thức trực tuyến vào ngày 12/3. (Nguồn: The Quint)
Thượng đỉnh Bộ tứ lần đầu tiên theo hình thức trực tuyến vào ngày 12/3. (Nguồn: The Quint)

Bộ tứ họp Thượng đỉnh lần đầu tiên, Trung Quốc quan ngại

Ngày 12/3, Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã ra tuyên bố chung “Tinh thần Bộ Tứ”, trong đó nhấn mạnh đến cam kết trong việc thúc đẩy một trật tự tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ.

Theo tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Ấn Độ đăng tải, các nhà lãnh đạo nhóm họp để tái khẳng định cam kết về hợp tác bốn bên. Bốn quốc gia trong nhóm mang đến những quan điểm đa dạng và thống nhất trong một tầm nhìn chung vì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Tuyên bố nhấn mạnh, bốn bên cam kết thúc đẩy một trật tự tự do, rộng mở, dựa trên luật lệ và bắt nguồn từ luật pháp quốc tế để thúc đẩy an ninh, thịnh vượng cũng như chống lại các mối đe dọa ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các khu vực khác; ủng hộ pháp quyền, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, các giá trị dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ; cam kết làm việc cùng nhau và với nhiều đối tác; tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Tứ đối với sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN cũng như Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Bộ tứ sẽ tiếp tục ưu tiên vai trò của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt như được phản ánh trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), và thúc đẩy hợp tác, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải, nhằm giải quyết các thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, Hội nghị hướng trọng tâm vào việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 cho các nước đang phát triển trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo Bộ tứ khẳng định sẽ hợp lực để mở rộng việc sản xuất vaccine an toàn, giá rẻ, hiệu quả và nâng cao khả năng tiếp cận công bằng, nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế và mang lại lợi ích cho nền y tế toàn cầu.

Hội nghị diễn ra trực tuyến theo đề xuất của Mỹ và đây cũng là hoạt động đa phương đầu tiên mà Tổng thống Joe Biden tham gia kể từ khi nhậm chức. Điều này cho thấy tân Tổng thống đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Giới phân tích cho rằng nhóm Bộ tứ là trọng tâm trong các nỗ lực của ông Biden nhằm đối phó với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Vài giờ trước khi diễn ra Thượng đỉnh Bộ tứ, Trung Quốc đã đề nghị nhóm này không "nhắm mục tiêu vào một nước cụ thể".

“Các quốc gia liên quan không nên tham gia một nhóm nhỏ khép kín và độc quyền, mà nên làm thêm nhiều việc có lợi cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu với phóng viên.

Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) khóa 13 đã bế mạc chiều 10/3 tại Bắc Kinh. (Nguồn: The paper)
Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) khóa XIII bế mạc chiều 10/3 tại Bắc Kinh. (Nguồn: The paper)

Trung Quốc: Bế mạc 2 Kỳ họp quan trọng

Chiều ngày 10/3, Kỳ họp thứ tư Chính hiệp Trung Quốc khóa XIII đã bế mạc tại Đại lễ đường nhân dân thủ đô Bắc Kinh. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã tham dự buổi lễ.

Trong gần một tuần làm việc, các Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc đã tập trung thảo luận các báo cáo công tác Chính phủ, dự thảo đề cương quy hoạch Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cùng nhiều báo cáo khác, nghiêm túc thảo luận nhiều văn kiện công tác của Ủy ban Thường vụ Chính hiệp, đóng góp ý kiến cho công tác chính phủ.

Trên tinh thần nhất trí, phát huy dân chủ và tập trung trí tuệ, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết Báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Chính hiệp liên quan đến Kỳ họp thứ tư Hội nghị Chính hiệp toàn quốc khóa XIII; thông qua Báo cáo về tình hình thẩm tra các đề án liên quan đến kỳ họp này của Ban Đề án thuộc Ủy ban Chính hiệp toàn quốc khóa XIII và thông qua Nghị quyết chính trị của Ủy ban Chính hiệp toàn quốc khóa XIII liên quan đến kỳ họp này.

Sau đó, vào chiều ngày 11/3, Kỳ họp thứ tư Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại, tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIII cũng đã bế mạc sau một tuần làm việc. Tham dự phiên bế mạc có Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư, Chủ tịch Chính Hiệp Uông Dương cùng nhiều lãnh đạo cao cấp khác và gần 3.000 đại biểu Quốc hội Trung Quốc.

Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc lần này đã biểu quyết thông qua một số dự thảo nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết về báo cáo công tác của chính phủ, Nghị quyết về Dự toán Ngân sách trung ương và địa phương 2021, Nghị quyết Báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Kỳ họp cũng đã xem xét và thông qua nhiều chương trình nghị sự quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao của Trung Quốc, trong đó đáng chú ý là việc thông qua Nghị quyết về đề cương Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) để phát triển kinh tế, xã hội quốc gia và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035 và Nghị quyết về việc cải thiện hệ thống bầu cử của Đặc khu hành chính Hong Kong.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành dự luật kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD ngày 11/3. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành dự luật kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD ngày 11/3. (Nguồn: AP)

Chiến thắng lập pháp đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Ngày 11/3, người đứng đầu Nhà Trắng đã ký ban hành luật cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD - một trong những gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trước đó, gói cứu trợ đã được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua, dù không có nghị sỹ Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ. Đây vốn là ưu tiên lập pháp đầu tiên và cấp bách nhất của ông Biden kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2021. Bởi vậy, Tổng thống Biden đã mô tả gói cứu trợ này là đạo luật lịch sử nhằm "xây dựng lại sức mạnh của đất nước" sau đại dịch Covid-19.

Dự luật với tên gọi Kế hoạch giải cứu nước Mỹ bao gồm 400 tỷ USD để hỗ trợ trực tiếp cho hầu hết những người Mỹ trưởng thành (mỗi người 1.400 USD), khoảng 350 tỷ USD hỗ trợ ngân sách chính quyền các tiểu bang và địa phương, 130 tỷ USD cho các trường học, 63 tỷ USD cho việc nghiên cứu, phân phối và tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, tăng tín dụng thuế thu nhập và kế hoạch tăng lương tối thiểu lên 15 USD/giờ vào năm 2025. Các nghị sĩ còn nhất trí kéo dài thời gian miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp thêm một năm, đến năm 2026…

Tuy nhiên, gói cứu trợ trên cũng gây ra những phản ứng trái chiều. Những người ủng hộ thuộc đảng Dân chủ thì cho rằng gói cứu trợ là rất cần thiết trong bối cảnh hàng triệu người dân nước này đang thất nghiệp và hơn 542 nghìn người tử vong vì đại dịch. Gói cứu trợ được kỳ vọng sẽ kích thích chi tiêu và tạo bước đi để hồi phục kinh tế sau khi một số chương trình hỗ trợ hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 14/3.

Trong khi đó, những người phản đối thuộc phe Cộng hòa thì cho rằng gói cứu trợ lần này là quá tốn kém và lãng phí, bởi nước Mỹ đã trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch và đang trên đà hồi phục kinh tế một cách tự nhiên.

Dù vậy, các nhà phân tích quốc tế nhận định việc dự luật về gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua và được Tổng thống ký ban hành đã đánh dấu một chiến thắng lập pháp quan trọng của Tổng thống Biden sau gần hai tháng nhậm chức.

Ngày 10/3, tại New York, Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp và thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình ở Myanmar theo đề nghị của Anh.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp và thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình ở Myanmar theo đề nghị của Anh, ngày 10/3. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình hình Myanmar

Ngày 10/3, tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp và thông qua Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an về tình hình ở Myanmar theo đề nghị của Anh, bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây kể từ sau khi quân đội nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 1/2 cũng như bắt giữ các thành viên chính phủ và kêu gọi thả ngay những người này.

Tại phiên họp, Hội đồng Bảo an đã quan ngại về tình trạng bạo lực tại Myanmar, khẳng định tiếp tục ủng hộ tiến trình dân chủ, kêu gọi tôn trọng quyền tự do cơ bản của con người và pháp quyền, khuyến khích đối thoại hòa bình, hòa giải phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar.

Hội đồng Bảo an cũng ủng hộ mạnh mẽ vai trò và nỗ lực của ASEAN, việc ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar và ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 2/3, trong đó nhắc lại mục đích và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN, kêu gọi kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại xây dựng và hòa giải thiết thực.

Hội đồng Bảo an cũng bày tỏ ủng hộ vai trò trung gian của Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Myanmar, khuyến nghị đặc phái viên tiếp tục duy trì liên lạc với các bên liên quan và sớm tới thăm Myanmar.

Tham gia đóng góp, xây dựng đối với Tuyên bố Chủ tịch trên, Việt Nam nhấn mạnh yêu cầu phải chấm dứt ngay bạo lực, ổn định tình hình, bảo đảm an toàn cho dân thường; kêu gọi kiềm chế tối đa, tiến hành đối thoại để hướng tới một giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Myanmar và ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ diễn ra suôn sẻ; thông báo các nỗ lực của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này và ASEAN sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách thiện chí, phù hợp với các mục đích, nguyên tắc của Hiến chương ASEAN.

Trong diễn biến mới nhất, người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar, Chuẩn tướng Zaw Min Tun ngày 11/3 cho biết hội đồng quân sự cầm quyền của nước này sẽ chỉ điều hành đất nước trong khoảng 1 thời gian nhất định, sau đó sẽ tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao quyền lực cho đảng nào giành chiến thắng.

Tiêu điểm thế giới trong tuần: Thượng đỉnh Bộ tứ lần đầu tiên, chiến thắng lập pháp đầu tiên của ông Biden
Ngày 10/3, Quốc hội Libya đã thông qua một chính phủ lâm thời với nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới.

"Một ngày lịch sử" ở Libya

Trong một bước đi quan trọng hướng tới chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài, ngày 10/3, Quốc hội nước này đã thông qua một chính phủ lâm thời với nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới.

Sự kiện này được Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh đánh giá là "một ngày lịch sử", đưa Libya hướng tới sự ổn định, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.

Lâu nay cuộc xung đột vũ trang tại Libya là một trong những vấn đề phức tạp nhất trên thế giới. Từ năm 2014, tại Libya tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng.

Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) kiểm soát thủ đô Tripoli, nhận được sự ủng hộ của Liên hợp quốc, Qatar và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Lực lượng quân đội quốc gia Libya (LNA) hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông, được Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập và Nga ủng hộ.

Việc các quốc gia bên ngoài đưa binh lính và vũ khí đến Libya đã châm ngòi cho các cuộc chiến đẫm máu ở quốc gia này, đồng thời chia rẽ và làm rạn nứt sâu sắc giữa các quốc gia có liên quan.

Với nỗ lực trung gian của Liên hợp quốc, gần đây tình hình an ninh tại Libya đã được cải thiện đáng kể. Đáng chú ý là việc đại diện các khu vực, bộ tộc và phe phái chính trị trên khắp Libya tiến hành đối thoại và đạt được thỏa thuận ngừng bắn lâu dài vào ngày 23/10/2020, tiến tới thành lập chính quyền thống nhất.

Trong khuôn khổ đối thoại chính trị tại Tunisia (tháng 11/2020), các bên ở Libya đã nhất trí lựa chọn cơ quan hành pháp thống nhất và lên kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 24/12/2021.

Sau khi được thành lập, chính phủ lâm thời sẽ thay thế hai chính quyền cùng tồn tại hiện nay (GNA và LNA), có nhiệm vụ giúp chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới.

Ngay lập tức, cộng đồng quốc tế đều hoan nghênh chính phủ lâm thời ở Libya. Giới chuyên gia nhận định chính phủ lâm thời tại Libya sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế dai dẳng, thất nghiệp trầm trọng, dịch vụ công kiệt quệ và lạm phát phi mã.

Trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc Jeong Eun-bo và người đồng cấp Mỹ Donna Welton tại cuộc đàm phán về thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng mới, ngày 8/3 tại Washington D.C, Mỹ. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc)
Trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc Jeong Eun-bo và người đồng cấp Mỹ Donna Welton tại cuộc đàm phán về thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng mới, ngày 8/3 tại Washington D.C, Mỹ. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc)

Mỹ-Hàn Quốc đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí quân sự

Sau 3 ngày đàm phán tại Washington (Mỹ), ngày 8/3, Trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc Jeong Eun-bo và người đồng cấp Mỹ Donna Welton đã đạt được thỏa thuận về chia sẻ chi phí quốc phòng, còn gọi là Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA).

Đây là vòng đàm phán thứ 9 nhằm đưa ra một SMA mới giữa hai nước này. Dù chi tiết văn kiện không được cung cấp nhưng phía Mỹ cho biết, SMA mới có hiệu lực trong 6 năm, theo đó, khoản đóng góp của Hàn Quốc cho sự hiện diện quân sự của Mỹ sẽ tăng khoảng 13%, theo "mức tốt nhất" mà Hàn Quốc đề nghị hồi năm 2020.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định, Chính phủ nước này quyết tâm ký một thỏa thuận nhanh chóng để giải quyết khoảng trống đã kéo dài hơn một năm qua. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, bản thỏa thuận đã phản ánh cam kết của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc hồi sinh, hiện đại hóa các liên minh nhằm thúc đẩy an ninh và thịnh vượng chung.

Hàn Quốc vốn là đồng minh thân cận của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á. Seoul bắt đầu chia sẻ chi phí quân sự cho sự hiện diện của quân đội Mỹ vào đầu những năm 1990, sau khi xây dựng lại nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh.

Hai nước đã ký hiệp ước phòng thủ chung, tạo cơ sở cho việc đóng quân của lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), bao gồm các chi phí thuê người Hàn Quốc làm việc cho USFK, xây dựng các cơ sở quân sự, hỗ trợ hậu cần và chi phí để duy trì 28.500 binh sĩ USFK tại quốc gia Đông Bắc Á này.

Trước đây, Hàn Quốc và Mỹ quy định thời hạn hiệu lực của SMA là 5 năm. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền với chủ trương “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Donald Trump đã xóa bỏ tiền lệ này, yêu cầu Seoul tăng mạnh mức đóng góp và rút ngắn thời hạn hiệu lực SMA xuống còn một năm.

Hai nước bắt đầu đàm phán chia sẻ chi phí quân sự quốc phòng từ tháng 9/2019, nhưng rơi vào bế tắc do Tổng thống Trump lúc đó đòi tăng 400% mức đóng góp của Hàn Quốc. Tháng 4/2020, Hàn Quốc đề xuất mức tăng 13% chi phí quân sự chung song ông Trump đã phản đối vào phút chót, khiến tiến trình đàm phán bị sụp đổ.

Kể từ khi trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, ông Joe Biden theo đuổi lập trường tăng cường mối quan hệ với các nước đồng minh sau 4 năm căng thẳng dưới thời người tiền nhiệm Trump.

Việc Mỹ và Hàn Quốc nhanh chóng đạt thỏa thuận chia sẻ về chi phí quốc phòng chính là kết quả của mục tiêu khôi phục quan hệ đồng minh và "trở lại trật tự bình thường" của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Nhật Bản 10 năm sau thảm họa kép. (Nguồn: Getty)
Hằng năm, Nhật Bản đều tổ chức các hoạt động tưởng nhớ các nạn nhân của thảm họa năm 2011 để nhắc nhở con người về mức độ tàn phá khủng khiếp của thiên tai... (Nguồn: Getty)

Nhật Bản tưởng niệm 10 năm thảm họa kép động đất, sóng thần

Ngày 11/3, chính phủ Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. Tham gia buổi lễ có Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu, Thủ tướng Suga Yoshihide, cùng nhiều quan khách khác.

Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân, đồng thời khẳng định chính phủ nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

Cách đây đúng 10 năm, trận động đất mạnh 9 độ đã xảy ra vào ngày 11/3/2011, đi kèm các đợt sóng thần đã tàn phá vùng Đông Bắc Nhật Bản, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và mất tích. Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản, và là trận động đất mạnh thứ tư trên thế giới theo thống kê hiện đại, bắt đầu từ năm 1900.

Thảm họa kép này cũng là tác nhân trực tiếp gây ra sự cố rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi - cuộc khủng hoảng hạt nhân được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Không chỉ để lại nỗi đau cho đất nước Nhật Bản, thảm họa kép còn là bài học thấm thía với toàn thế giới trong công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa thiên nhiên.

Bởi vậy, hằng năm, chính phủ và người dân Nhật Bản đều tổ chức các hoạt động tưởng nhớ các nạn nhân của thảm họa năm 2011 để nhắc nhở con người về mức độ tàn phá khủng khiếp của thiên tai, từ đó rút ra những bài học sâu sắc trong phòng, chống và tăng cường khả năng ứng phó, hành động khẩn cấp chống biến đổi khí hậu.

Tính đến nay, Nhật Bản đã chi hơn 30.000 tỷ Yen (gần 276 tỷ USD) cho công cuộc tái thiết, khắc phục hậu quả của động đất, sóng thần. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tái thiết Katsuei Hirasawa, Nhật Bản vẫn còn nhiều công việc cần làm.

TIN LIÊN QUAN
Điều thấy được từ một cuộc họp báo của Ngoại trưởng Trung Quốc
Phản đối hành động vi phạm chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Biển Đông, cũ và mới, ủng hộ và lo ngại
Tàu chiến Đức chuẩn bị qua Biển Đông: Trung Quốc nói đừng lấy lý do biện hộ, Mỹ nói gì?
Đức lên kế hoạch điều tàu chiến đến Biển Đông: Tại sao chọn lúc này?

Bài viết cùng chủ đề

Chính biến Myanmar

Đọc thêm

Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, người tham gia giao thông sử dụng đèn pha gây tại nạn thì bị xử lý như thế nào? - Độc giả Chi Lan
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Điện ảnh Việt: Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng

Điện ảnh Việt: Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng

Doanh thu hiện tại của 'Lật mặt 7: Một điều ước', Lý Hải trở thành đạo diễn thứ hai có tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng, tính tổng 7 dự ...
Lần đầu tiên EU đề xuất 'bóp nghẹt' dòng tiền của Nga, 3 dự án LNG vào 'tầm ngắm'

Lần đầu tiên EU đề xuất 'bóp nghẹt' dòng tiền của Nga, 3 dự án LNG vào 'tầm ngắm'

Lần đầu tiên Liên minh châu Âu (EU) đưa ra đề xuất trừng phạt nhắm vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và ...
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động