Tin thế giới 5/2: Nga đạt kỷ lục xuất khẩu vũ khí, Mỹ -Trung đàm phán kinh tế, Ukraine thừa nhận xung đột đình trệ

Nhất Phong
Thông tin tối mật của Nhật Bản bị rò rỉ do tin tặc, Trung Quốc kết án tử hình nhà văn Australia, trực thăng Nga rơi, Thủ tướng Campuchia sắp thăm Thái Lan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.13) Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (ảnh) đã bày tỏ quan ngại về bảo đảm an ninh của NATO dành cho Ukraine. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

*Nga cáo buộc Ukraine tấn công ở miền Đông Ukraine, 28 người thiệt mạng: Ngày 5/2, Điện Kremlin cáo buộc Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công kinh hoàng vào một tiệm bánh và nhà hàng ở miền Đông Ukraine do Nga kiểm soát hôm 4/2.

Phía Nga cho biết ít nhất 28 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công ở thành phố Lysychansk. (TASS)

Tin liên quan
Bức tranh thế giới đầu năm 2024 và những vấn đề mang tính toàn cầu Bức tranh thế giới đầu năm 2024 và những vấn đề mang tính toàn cầu

*Nga cảnh báo phương Tây không được sử dụng tài sản phong tỏa để hỗ trợ Ukraine: Ngày 5/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào của phương Tây trong việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga làm tài sản thế chấp để gây quỹ cho Ukraine sẽ là bất hợp pháp và làm suy yếu toàn bộ hệ thống kinh tế toàn cầu.

Ông Peskov đưa ra nhận định trên sau khi hãng tin Bloomberg đưa tin Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đang xem xét sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga làm tài sản thế chấp để gây quỹ cho Ukraine.

Trước đó hôm 4/2, nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận kế hoạch sử dụng hơn 250 tỷ USD tài sản bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga làm tài sản thế chấp để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine. (Reuters)

*Nga đạt kỷ lục xuất khẩu vũ khí năm 2023: Tổng Giám đốc công ty xuất nhập khẩu sản phẩm, công nghệ và dịch vụ quân sự và lưỡng dụng "Rosoboronexport" của Nga, ông Aleksander Mikheev cho biết tổng giá trị đơn hàng mà công ty này nhận được trong năm 2023 đạt trên 55 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 23 năm qua.

Tại triển lãm World Defense Show 2024 ở El-Riad, ông Mikheev thông báo trong năm 2023, "Rosoboronexport" đã tổ chức 16 triển lãm tại Nga và ở nước ngoài, giới thiệu đến các đối tác hơn 800 mẫu và mô hình thực các thiết bị quân sự hiện đại của Nga.

Cũng theo ông Mikheev, trong năm 2023, "Rosoboronexport" đã hợp tác kỹ thuật-quân sự với 30 quốc gia, giá trị hợp đồng ký kết mới đạt 12 tỷ USD. (TASS)

*Ukraine thừa nhận cuộc xung đột đang bị đình trệ: Ngày 4/2, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình quốc gia Italy RAI, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận cuộc xung đột trên bộ với Nga đã trở nên đình trệ do việc chuyển giao vũ khí bị chậm trễ.

Ông Zelensky nói: “Liên quan tình hình thực tế, đang có sự đình trệ vì việc cung cấp vũ khí bị chậm trễ và điều này dẫn đến sai lầm”.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine đánh giá tích cực các hoạt động trên biển và nhấn mạnh rằng Ukraine không chỉ cần đạn dược, mà còn cần cả trang thiết bị quân sự hiện đại. (Sputnik News)

Châu Á-Thái Bình Dương

*Thông tin mật của Nhật Bản bị rò rỉ do tin tặc: Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản ngày 5/2 cho biết thông tin ngoại giao mật của Nhật Bản đã bị rò rỉ sau các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc vào Bộ Ngoại giao hồi năm 2020, làm lộ ra lỗ hổng kỹ thuật số của nước này.

Nguồn tin cho biết, Nhật Bản đã phát hiện vụ tấn công quy mô lớn, làm rò rỉ các bức điện ngoại giao trong thời kỳ chính phủ dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, nhưng bản chất của thông tin bị rò rỉ vẫn chưa được công khai rõ ràng.

Tokyo và Washington đã thảo luận về các biện pháp đối phó sau vụ rò rỉ điện tín ngoại giao, vốn là những tài liệu cực kỳ bí mật được trao đổi hàng ngày giữa Bộ và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. (Kyodo)

*Philippines cam kết bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ ly khai: Ngày 5/2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro tuyên bố sẽ "thực thi nghiêm ngặt" chủ quyền quốc gia, cùng giới chức an ninh cam kết bảo vệ đất nước sau những phát ngôn đe dọa ly khai của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.

Ông Duterte hôm 30/1 kêu gọi độc lập cho hòn đảo quê hương ông Mindanao, miền Nam Philippines khi liên minh của ông với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. tan rã vào tuần trước vì những bất đồng xung quanh nỗ lực sửa đổi hiến pháp.

Trong một tuyên bố, ông Teodoro nhấn mạnh: "sẽ thực thi nghiêm túc nhiệm vụ này dù ở bên ngoài hay nội bộ". Những bình luận của Bộ trưởng Teodoro lặp lại những tuyên bố tương tự của Cố vấn an ninh quốc gia, người hôm 4/2, cho biết chính quyền Manila sẽ không ngần ngại "sử dụng quyền lực và lực lượng để dập tắt và ngăn chặn mọi nỗ lực nhằm chia cắt nền Cộng hòa". (Straits Times)

*Trung Quốc kết án tử hình nhà văn người Australia: Ngày 5/2, đài ABC đưa tin Ngoại trưởng Penny Wong xác nhận, nhà văn người Australia Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bị tòa án Trung Quốc kết án tử hình.

Bản án này là án treo, có thể chuyển thành án chung thân sau hai năm. Thượng nghị sĩ Wong đã mô tả quyết định của tòa án là "đáng sợ" và "kinh hoàng", đồng thời triệu Đại sứ Trung Quốc để yêu cầu giải thích.

Theo bà Wong, Tiến sĩ Dương Hằng Quân vẫn còn nhiều cơ hội kháng cáo và chính phủ sẽ tiếp tục vận động cho ông. Bà Wong nhấn mạnh: "Chúng tôi liên tục kêu gọi các tiêu chuẩn cơ bản về công lý, sự công bằng về thủ tục và đối xử nhân đạo đối với ông Dương, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và nghĩa vụ pháp lý của Trung Quốc. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Campuchia kiên quyết duy trì chính sách hữu nghị với Trung Quốc

*Dư luận Trung Quốc cho rằng Philippines lôi kéo bên ngoài vào vấn đề Biển Đông: Theo các nhà quan sát Trung Quốc, trong khi Philippines đang gây căng thẳng ở Biển Đông, Ngoại trưởng nước này Enrique Manalo đã tự thể hiện mình là người đề xướng hòa bình trong một diễn đàn quốc tế, nhằm thu hút sự ủng hộ từ các quốc gia châu Âu.

Các nhà quan sát Trung Quốc cảnh báo những nỗ lực của Philippines nhằm lôi kéo bên ngoài tham gia vấn đề Biển Đông, cho rằng điều này sẽ chỉ khiến quốc tế hóa vấn đề và làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu vốn đã phức tạp.

Trong bài phát biểu, ông Manalo cũng nhấn mạnh đến “trật tự dựa trên quy tắc” vì điều đó có lợi cho việc đảm bảo sự công bằng và ổn định trong các tài sản chung toàn cầu. Ông viện dẫn tình trạng quân sự hóa ngày càng gia tăng và mô hình gây hấn của các nước khác trong khu vực để củng cố cho những phát biểu của mình. (Global Times)

*Đồn cảnh sát ở Pakistan bị tấn công, nhiều thương vong: Cảnh sát Pakistan thông báo ngày 5/2, ít nhất 10 nhân viên cảnh sát thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong một vụ tấn công của phiến quân nhằm vào đồn cảnh sát ở Tây Bắc nước này.

Quốc gia Nam Á đã chứng kiến sự gia tăng các vụ bạo lực trong vài ngày qua, thời điểm Pakistan tiến tới cuộc bầu cử quốc gia vào cuối tuần này. (The Nations)

*Thủ tướng Campuchia sắp thăm Thái Lan: Ngày 5/2, Văn phòng Chính phủ Thái Lan ra thông báo cho biết Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ thăm Thái Lan vào ngày 7/2. Theo Bangkok Post, hai nhà lãnh đạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục nỗ lực trao đổi về sự phát triển chung ở khu vực chồng lấn ở Vịnh Thái Lan mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Tháng trước, ông Srettha từng nói trước Quốc hội Thái Lan rằng ông sẽ nêu vấn đề này với người đồng cấp Campuchia trong cuộc gặp sắp tới.

Thái Lan và Campuchia có chung khu vực rộng 26.600 km2 chồng lấn lên các yêu sách biên giới trên biển của hai nước. Năm 1979, Thái Lan và Malaysia đã đạt được sự nhất trí cùng khai thác trữ lượng dầu khí ở vùng vịnh bằng cách gạt bỏ những khác biệt trong khu vực tranh chấp. (Bangkok Post)

Trung Đông-châu Phi

*Thủ lĩnh Houthi dọa trả đũa Italy: Ngày 5/2, Mohamed Ali al-Houti, một trong những thủ lĩnh Houthi đã cảnh báo rằng "Italy sẽ là mục tiêu nếu tham gia vào cuộc xâm lược Yemen".

Ông al-Houti cho biết, “máy bay tấn công Mỹ-Anh đã tiến hành 48 cuộc không kích nhằm vào Yemen, đánh vào Sana'a và Hodeida cùng với các mục tiêu khác. Vùng biển của chúng tôi không phải là sân chơi của Mỹ".

Thủ lĩnh Houthi kết luận, rằng tại Biển Đỏ "không có sự phong tỏa, chúng tôi chỉ nhắm mục tiêu vào các tàu liên kết với Israel. Bất kỳ tàu nào không gắn với Israel sẽ không bị tấn công và chúng tôi không có ý định đóng cửa eo biển Bab el Mandeb hay Biển Đỏ".

Trong những ngày gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto tuyên bố Italy có thể lãnh đạo chiến dịch an ninh của Liên minh châu Âu tại Biển Đỏ, cử tàu chiến và máy bay tham gia. (Politico)

*Saudi Arabia - Hàn Quốc mở rộng hợp tác quốc phòng: Cơ quan Quản lý Chương trình mua sắm quốc phòng quốc gia (DAPA) của Hàn Quốc ngày 5/2 thông báo nước này và Saudi Arabia đã ký Bản ghi nhớ (MoU) để mở đường cho việc hợp tác công nghiệp quốc phòng và phát triển vũ khí chung.

Tổng Giám đốc Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) Eom Dong-hwan và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Talal bin Abdullah Al-Otaibi đã ký thỏa thuận tại Riyadh khi Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đang có chuyến thăm quốc gia Trung Đông này trong tuần này.

Việc ký kết diễn ra trong bối cảnh các công ty quốc phòng lớn của Hàn Quốc, bao gồm Hanwha, LIG Nex1 và Hyundai Rotem, đang trưng bày các hệ thống vũ khí mới nhất của họ tại Triển lãm Quốc phòng Thế giới 2024, khai mạc tại Riyadh vào ngày 4/2. (Yonhap)

*Mỹ không kích hệ thống tên lửa ở Yemen: Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) thông báo các lực lượng của nước này đã không kích nhắm vào 5 hệ thống tên lửa ở Yemen trong ngày 4/2 - với một tên lửa được triển khai để tấn công trên bộ trong khi các tên lửa khác sẽ tấn công tàu thuyền.

CENTCOM xác nhận các lực lượng Mỹ đã "không kích tự vệ nhằm vào một tên lửa hành trình tấn công mặt đất của Houthi", và sau đó tấn công "bốn tên lửa hành trình chống hạm, tất cả đều được chuẩn bị nhắm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ".

Các cuộc không kích diễn ra một ngày sau khi Mỹ và Anh tiến hành một loạt các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen - hành động quân sự chung thứ ba của họ nhằm đáp trả các cuộc tấn công liên tục của phiến quân vào hoạt động vận chuyển hàng hải. (Sputnik News)

Châu Âu

*Trực thăng Nga rơi khiến 3 người thiệt mạng: Ngày 5/2, giới chức Nga cho biết một chiếc trực thăng Mi-8 thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga đã rơi xuống một hồ nước ở khu vực Karelia phía Bắc Nga, khiến cả 3 thành viên trên máy bay thiệt mạng.

Trên Telegram, Bộ Tình trạng khẩn cấp nêu rõ: “Máy bay đang thực hiện chuyến bay huấn luyện. Chiếc trực thăng được điều khiển bởi phi hành đoàn giàu kinh nghiệm với hàng nghìn giờ bay”. Trực thăng mất tín hiệu trên radar hôm 4/2 và mảnh vỡ của chiếc trực thăng này được tìm thấy cách bờ hồ Onega, hồ lớn thứ hai ở châu Âu, 11km (6,8 dặm), ở độ sâu 50m (164 feet).

Theo thông báo, thợ lặn và một phương tiện dưới nước điều khiển từ xa đang được triển khai. Trong khi đó, hãng thông tấn TASS dẫn lời Thống đốc khu vực Artur Parfenchikov cho biết các thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng.(Reuters)

*Italy cam kết tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Ngày 5/2, phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida sau cuộc hội đàm song phương tại Tokyo, Thủ tướng Italy Meloni nhấn mạnh: "Đã khởi động lại sự hợp tác về mặt chính trị và chiến lược với Nhật Bản.

Cơ chế tham vấn mới về an ninh và quốc phòng sẽ bắt đầu thực hiện vào tháng 3 tới và sẽ có các cuộc tập trận quân sự chung quan trọng vì Italy dự định tăng cường sự hiện diện ngày càng quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tàu sân bay Cavour, tàu huấn luyện Vespucci và nhiều máy bay đa năng F35 của Italy" sẽ tham gia tập trận chung với Nhật Bản. (Kyodo News)

*Gruzia thu giữ hàng hóa chất nổ được gửi từ Ukraine đến Nga: Ngày 5/2, Cơ quan An ninh Gruzia đã thu giữ một lô hàng chất nổ được bí mật chuyển từ cảng Odessa của Ukraine đến thành phố Voronezh của Nga.

Chất nổ được giấu trong một lô hàng ắc quy ô tô đã vào Gruzia vào tháng 1 bằng đường bộ từ Ukraine qua Romania, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ và bị thu giữ tại biên giới giữa nước này với Nga.

Trong một tuyên bố, cơ quan an ninh Gruzia nói rằng một chiếc xe tải nhỏ thuộc sở hữu của Ukraine đã chở lô hàng chứa chất nổ trên và dự kiến chuyển đến Voronezh, một thành phố của Nga cách Gruzia khoảng 180 km.

Hồi năm 2022, các nhà điều tra Nga cho biết một xe tải chở chất nổ được sử dụng trong một vụ tấn công đã gây thiệt hại nặng nề cho Crimea. (AFP)

*Nga triệu Đại sứ Israel vì phát ngôn 'không thể chấp nhận: Bộ Ngoại giao Nga ngày 5/2 cho biết Moscow sẽ triệu Đại sứ Israel Simona Halperin về "những bình luận không thể chấp nhận được" mà bà đưa ra trong một cuộc phỏng vấn.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, bà Halperin đã trình bày sai về quan điểm chính sách đối ngoại của Nga trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Kommersant của Nga xuất bản hôm 4/2.

Hãng tin TASS nhấn mạnh trong số những lời chỉ trích nhằm vào Nga, bà Halperin đã "thiếu tôn trọng" những nỗ lực của Moscow nhằm giúp đảm bảo việc thả các con tin bị Hamas bắt giữ. (TASS)

*Pháp triệu Đại sứ Nga vụ nhân viên nhân đạo thiệt mạng: Ngày 5/2, Paris triệu Đại sứ Nga tới sau cái chết của hai nhân viên nhân đạo người Pháp sau cuộc tấn công của Nga ở Ukraine vào tuần trước.

Hai nhân viên cứu trợ tình nguyện người Pháp đã thiệt mạng và ba người khác bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga ở khu vực Kherson, miền Nam Ukraine vào ngày 1/2.

Nguồn tin ngoại giao cho hay: "Pháp sẽ tiếp tục lên án các cuộc tấn công của Nga và cũng sẽ lên án tình trạng gia tăng thông tin sai lệch nhắm vào Paris".(AFP)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*Mỹ nối lại trục xuất di dân Mexico: Báo chí Mỹ cho biết trong những ngày qua, chính quyền Washington âm thầm nối lại hoạt động trục xuất người nhập cư bất hợp pháp đến từ Mexico về nước bằng những chuyến bay chở họ ra xa khỏi biên giới Mỹ-Mexico. Đây là biện pháp ngăn cản di dân Mexico liên tục tìm cách vượt biên vào lãnh thổ Mỹ trong thời gian qua.

Tờ New York Times ngày 3/2 dẫn lời 2 quan chức Mỹ giấu tên cho hay, chuyến bay trục xuất đầu tiên cất cánh hôm 30/1, chở hơn 100 người Mexico tới Morelia, thành phố miền Trung Mexico cách cửa khẩu biên giới gần nhất với Mỹ hàng trăm dặm.

Mỹ tạm ngừng các chuyến bay trục xuất di dân Mexico hồi năm 2022. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang vất vả giải quyết làn sóng di dân thuộc loại lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Những người di cư này đang nỗ lực chạy trốn tình trạng đói nghèo, bất ổn chính trị và bạo lực ở khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ và một số nơi khác. Tuần trước, ông Biden thậm chí khẩn cầu Quốc hội ban cho ông quyền đóng cửa biên giới. (AFP)

*Mỹ -Trung Quốc đàm phán về kinh tế: Ngày 5/2, tờ New York Times (NYT) đưa tin chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ cử một phái đoàn cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ tới Bắc Kinh trong tuần này để tham gia vòng đàm phán về kinh tế.

NYT dẫn lời một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết nhóm quan chức nước này có kế hoạch thảo luận những quan ngại liên quan tình trạng dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp, có thể khiến thị trường quốc tế tràn ngập các sản phẩm giá rẻ cũng như việc Trung Quốc sử dụng trợ cấp của chính phủ. (Reuters)

Đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, khi nào và như thế nào

Đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, khi nào và như thế nào

Xung đột ở Ukraine kéo dài gần hai năm. Giao tranh giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza tròn hai tháng. Câu hỏi ám ảnh ...

Mặc xung đột với Ukraine, Nga tuyên bố đạt kỷ lục về một lĩnh vực

Mặc xung đột với Ukraine, Nga tuyên bố đạt kỷ lục về một lĩnh vực

Ngày 2/2, tại cuộc họp của Hội đồng liên chính phủ Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) ở thành phố Almaty, Kazakhstan, Thủ tướng Nga ...

Ukraine tuyên bố kế hoạch tấn công mới, bầu trời Crimea 'đỏ lửa'

Ukraine tuyên bố kế hoạch tấn công mới, bầu trời Crimea 'đỏ lửa'

Giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kirill Budanov xác nhận, lực lượng nước này sẽ tiếp tục các hành động nhằm vào Nga trong ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky nói về 'sai lầm' trên tiền tuyến, Mỹ vạch ranh giới một việc

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky nói về 'sai lầm' trên tiền tuyến, Mỹ vạch ranh giới một việc

Ngày 4/2, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình quốc gia Italy RAI, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, cuộc xung đột trên bộ ...

Ngoại trưởng Pháp lần đầu tiên công du Trung Đông

Ngoại trưởng Pháp lần đầu tiên công du Trung Đông

Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne bắt đầu chuyến công du Trung Đông từ hôm nay, 3/2 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động