Tin thế giới 5/7: NATO trải qua 'thời khắc lịch sử'; EU như ngồi trên đống lửa; tàu Trung Quốc lại khiến Nhật Bản 'nóng mặt'

Hoàng Hà
NATO đi bước lịch sử liên quan mở rộng thành viên, khủng hoảng năng lượng ở EU, quan hệ Nga với Ukraine và Nhật Bản, căng thẳng trên Biển Hoa Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 5/7: NATO trải qua 'thời khắc lịch sử'; EU như ngồi trên đống lửa; tàu Trung Quốc lại khiến Nhật Bản 'nóng mặt'
Từ trái qua: Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde tại họp báo ở Brussels, Bỉ, ngày 5/7. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

NATO chính thức ký nghị định thư kết nạp Phần Lan-Thụy Điển

Ngày 5/7, 30 nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ký một nghị định thư kết nạp Phần Lan và Thụy Điển nhằm cho phép 2 nước này tham gia liên minh vũ trang hạt nhân, sau khi quốc hội của các nước đồng minh thông qua quyết định này.

Nếu được thông qua, đây sẽ là sự mở rộng quan trọng nhất của NATO kể từ giữa thập niên 1990.

Phát biểu bên cạnh ngoại trưởng hai nước Phần Lan và Thụy Điển, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh: "Đây thực sự là thời khắc lịch sử".

Với nghị định thư này, Helsinki và Stockholm có thể tham gia các cuộc họp của NATO và được phép tiếp cận thông tin tình báo nhiều hơn, song sẽ không được bảo vệ bởi điều khoản phòng thủ của NATO.

Theo điều khoản này, nếu xảy ra một cuộc tấn công vào một đồng minh thì điều đó đồng nghĩa rằng đây là cuộc tấn công chống lại toàn bộ liên minh này.

Nhiều khả năng phải mất đến một năm quốc hội các nước thành viên NATO mới thông qua quyết định trên. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
NATO thông báo 'bước tiến lịch sử' do xung đột Nga-Ukraine

Châu Âu

* Vùng lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát xuất khẩu ngũ cốc sang Trung Đông: Hãng TASS đưa tin, ngày 5/7, chính quyền do Nga thiết lập ở thành phố Zaporizhzhia, Đông Nam Ukraine, đã đạt được thỏa thuận bán ngũ cốc ra nước ngoài, chủ yếu là sang Trung Đông.

TASS dẫn lời người đứng đầu chính quyền này Yevgeny Balitsky nêu rõ, các quốc gia liên quan thỏa thuận trên chủ yếu là Iraq, Iran và Saudi Arabia.

* Australia dỡ bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa Ukraine trong vòng 12 tháng, bắt đầu từ ngày 10/7, theo thông báo của Bộ trưởng Thương mại Australia Don Farrell.

Thông báo được ban hành sau chuyến công du chính thức của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đến một số thành phố của Ukraine vào ngày 3/7, trong đó, ông Albanese đã cam kết sẽ tăng viện trợ quân sự thêm 99,5 triệu AUD cho Ukraine. (Ukrinform)

* Tổng thống Ukraine kêu gọi sinh viên Nhật Bản “bảo vệ hòa bình” trong bài phát biểu trực tuyến tại một trường đại học Nhật Bản hôm 4/7 về “cuộc chiến vì hòa bình của tương lai” mà Ukraine đang tiến hành.

Đại học Tokyo của Nhật Bản đã ký thỏa thuận với 3 trường đại học tại Kiev về việc chấp thuận các sinh viên Ukraine kể từ khi quốc gia Đông Âu đối mặt chiến dịch quân sự của Nga hôm 24/2. (Kyodo)

* Đại sứ Ukraine tại Đức về nước: Theo báo Bild ngày 4/7, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrey Melnyk sẽ rời Berlin về nước trước hoặc trong mùa Thu năm nay và có thể giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine.

Theo Bild, việc ông Melnyk, 46 tuổi, rời Berlin không phải là hành động triệu hồi mà đó là đề xuất của Bộ Ngoại giao lên Tổng thống Ukraine, nhấn mạnh rằng ông Melnyk "được đánh giá rất cao ở Kiev" về công việc mà ông đảm nhiệm ở Đức.

Bộ Ngoại giao Ukraine không phản hồi báo Bild về vấn đề trên, trong khi báo Đức cũng không thể liên lạc được với nhà ngoại giao Ukraine này. Kể từ khi nổ ra cuộc chiến ở Ukraine, Đại sứ Melnyk đã có nhiều phát biểu gây tranh cãi và được coi là vị đại sứ nổi bật nhất tại Berlin.

* Cyprus ấn định thời điểm tổ chức bầu cử Tổng thống vào ngày 5/2/2023 và nếu cần thiết, vòng 2 cuộc bầu cử sẽ diễn ra sau đó một tuần. Bầu cử Tổng thống tại Cyprus diễn ra 5 năm một lần.

Đã có ít nhất 7 ứng cử viên tuyên bố tham gia cuộc chạy đua giành ghế Tổng thống. Tổng thống Nicos Anastasiades đang điều hành đất nước nhiệm kỳ thứ hai và sẽ không tham gia tranh cử vào năm sau. (Reuters)

* Nhật Bản siết 'đòn' lên Nga và Belarus, theo đó, bổ sung 90 cá nhân và tổ chức thuộc hai nước này vào danh sách trừng phạt "để tạo điều kiện thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm đạt được hòa bình”, theo Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo ngày 5/7.

Gói trừng phạt mới quy định việc phong tỏa tài sản của những người liên quan trực tiếp "tình hình bất ổn ở miền Đông Ukraine".

Ngoài ra, Nhật Bản còn công bố lệnh cấm xuất khẩu sang nước này đối với 65 tổ chức của Nga và 25 tổ chức của Belarus, đồng thời áp đặt lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Liên bang Nga. (Sputnik)

* Ukraine-Thụy Điển ký văn bản hợp tác quốc phòng: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đã ký tuyên bố chung, trong đó xác định hợp tác quốc phòng và năng lượng hạt nhân cũng như hỗ trợ tài chính cho Kiev là những vấn đề chính trong quan hệ song phương.

Ông Zelensky lưu ý rằng, đây là lần đầu tiên Ukraine và Thụy Điển ký kết một văn bản như vậy.

Hai bên cũng nhất trí rằng, Thụy Điển sẽ tiếp tục ủng hộ việc triển khai Hiệp định liên kết giữa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU). (Sputnik)

* EU kêu gọi Đức duy trì vận hành các nhà máy điện hạt nhân: Ngày 4/7, Ủy viên Thị trường nội khối EU Thierry Breton nói rằng, điều tối quan trọng là "để 3 nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động của Đức tiếp tục vận hành, ít nhất là trong vài tháng nữa, tất nhiên là theo một cách an toàn".

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh EU đang gặp khó khăn về nguồn cung năng lượng hiện nay, trong khi Đức dự kiến đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vào cuối năm.

Theo ông, việc duy trì hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân tại Đức là vì lợi ích của cả châu Âu, khi Nga đã cắt giảm đáng kể nguồn cung cấp khí đốt cho khu vực này.

Cùng ngày, Đức đang đàm phán với EU và Canada để đưa trở lại tuabin khí của hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, vốn đang bị mắc kẹt ở Canada sau thời gian bảo trì do các lệnh trừng phạt Nga.

Nga đã giảm nguồn cung xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua hệ thống đường ống nối từ Nga tới Đức này, viện dẫn các vấn đề kỹ thuật, trong đó có vụ việc tuabin khí.

Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang Đức (BNetzA) mới đây cảnh báo, vấn đề cung cấp khí đốt đang rất căng thẳng và không loại trừ tình hình xấu thêm. (Sputnik, NewsBeezer)

* Phần Lan thu giữ gần 1.000 xe chở hàng của Nga do các lệnh trừng phạt của EU, theo nhà điều hành đường sắt nhà nước Phần Lan VR và tài liệu từ Công ty đường sắt độc quyền của Nga mà hãng Reuters thu thập được.

Người phát ngôn của VR Taina Kuitunen xác nhận qua email rằng, có "khoảng 800 chiếc ô tô chở hàng của Nga bị xử phạt ở Phần Lan vào thời điểm hiện tại" và công ty này đã tìm cách trả lại những ô tô không bị tịch thu cho Nga sớm nhất có thể.

TIN LIÊN QUAN
Nga cảnh báo Kiev 'sẽ gặp rắc rối', cựu Thủ tướng Ukraine nói thỏa thuận hòa bình với Moscow là 'ảo tưởng'

Mỹ-Trung Quốc: Quan chức cấp cao hai nước thảo luận các vấn đề kinh tế

Sáng 5/7, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người đứng đầu phái đoàn của Bắc Kinh trong các cuộc đối thoại kinh tế Trung-Mỹ, đã có cuộc gặp trực tuyến với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen theo đề nghị của Washington.

Hai quan chức đã trao đổi quan điểm một cách thực tế, thẳng thắn và mang tính xây dựng về các chủ đề như tình hình kinh tế vĩ mô và sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu.

Ông Lưu Hạc và bà Yellen nhất trí rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức gay gắt, việc tăng cường liên lạc và phối hợp chính sách vĩ mô giữa giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng. (THX, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Trung Quốc nhất trí cùng nhau duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng

Châu Á

* Nga cảnh báo về đề xuất áp giá đối với dầu mỏ: Ngày 5/7, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, đề xuất Nhật Bản đưa ra về việc giới hạn giá dầu của Moscow ở mức khoảng 50% so với giá hiện tại sẽ dẫn đến lượng dầu trên thị trường giảm đáng kể và có thể đẩy giá lên trên 300-400 USD/thùng.

Bình luận về đề xuất được Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đưa ra, ông Medvedev nói rằng hậu quả là Nhật Bản "sẽ không có dầu và khí đốt từ Nga, cũng như không tham gia vào dự án Sakhalin-2 LNG". (TASS)

* Ngoại trưởng Nhật Bản sẽ tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20: Ngày 5/7, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết, ông sẽ tới Bali, Indonesia để tham dự Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào ngày 7-8/7 tới.

Tại hội nghị kéo dài 2 ngày này, Ngoại trưởng Hayashi sẽ giải thích các chính sách của Nhật Bản về nguồn cung lương thực và năng lượng trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng sẽ có mặt tại sự kiện này. (Kyodo)

* Tàu Trung Quốc đi vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Ngày 5/7, Nhật Bản cho hay, hai tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào lãnh hải của nước này gần quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết, đây là vụ xâm nhập lần thứ 15 trong năm nay và lần đầu tiên kể từ ngày 23/6, xảy ra vào khoảng 4h35 sáng (giờ địa phương).

Lực lượng bảo vệ bờ biển cho biết, cặp tàu này đã đi vào vùng biển gần nhóm đảo hoang do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Hoa Đông sau khi bám theo một tàu đánh cá Nhật Bản trong khu vực. Các tàu tuần tra của Nhật Bản đã ra lệnh cho các tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển ngay lập tức. (Kyodo)

* Nga-Mông Cổ nhất trí mở rộng quan hệ, hợp tác: Ngày 5/7, Ngoại trưởng Mông Cổ Batmunkh Battsetseg và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đang ở thăm Ulaan baatar đã nhất trí tăng cường mở rộng quan hệ song phương và hợp tác trong nhiều lĩnh vực như thương mại, kinh tế, nhân đạo và văn hóa.

Theo bà Battsetseg, quan hệ song phương và hợp tác giữa hai nước láng giềng đã trở lại như trước đại dịch, và việc nối lại các tuyến đường sắt và đường hàng không đã làm tăng đáng kể kim ngạch thương mại và lượt hành khách.

Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, dựa trên nền tảng quan hệ láng giềng tốt đẹp và hợp tác hữu nghị lâu đời, quan hệ song phương và hợp tác giữa hai nước đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. (THX)

* Ngoại trưởng Australia công du Singapore và Indonesia: Trong thông cáo phát đi hôm 5/7, Ngoại trưởng Australia Penny Wong cho biết, trong tuần này, bà sẽ tới Indonesia để tham gia Hội nghị Ngoại trưởng G20. Canberra đang hợp tác với Indonesia và các đối tác khác để hướng tới cuộc họp G20 thành công.

Bên cạnh đó, bà Wong cũng sẽ tham gia cuộc họp lần thứ 21 giữa các bộ trưởng ngoại giao 5 nước Mexico, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia (MIKTA).

MIKTA đặt mục tiêu đóng vai trò cầu nối giữa các nước đang phát triển và phát triển về các vấn đề toàn cầu bao gồm Ukraine, an ninh lương thực và quản lý di cư.

Trước khi tới dự cuộc Hội nghị Ngoại trưởng G20, bà Wong sẽ đến thăm Singapore, một trong những nước có mối quan hệ gần gũi và toàn diện nhất trong khu vực với Canberra.

Tại Singapore, bà Wong sẽ có bài phát biểu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), trong đó trình bày về tầm nhìn của chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese về sự can dự của Australia với ASEAN và các nước Đông Nam Á trong giai đoạn cạnh tranh chiến lược hiện nay.

Tin thế giới 4/7: Syria tuyên bố ủng hộ chiến dịch của Nga; Tổng thống Putin ra chỉ thị về Ukraine; tỉnh triệu dân của Trung Quốc bùng Covid-19

Tin thế giới 4/7: Syria tuyên bố ủng hộ chiến dịch của Nga; Tổng thống Putin ra chỉ thị về Ukraine; tỉnh triệu dân của Trung Quốc bùng Covid-19

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, quan hệ Nga-Mỹ, bạo động ở Uzbekistan, Syria bày tỏ ủng hộ chiến dịch quân sự của Moscow, Covid-19 phức ...

Nga cảnh báo Kiev 'sẽ gặp rắc rối', cựu Thủ tướng Ukraine nói thỏa thuận hòa bình với Moscow là 'ảo tưởng'

Nga cảnh báo Kiev 'sẽ gặp rắc rối', cựu Thủ tướng Ukraine nói thỏa thuận hòa bình với Moscow là 'ảo tưởng'

Ngày 3/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo, nếu phía Ukraine tiếp tục các hành động khiêu khích thì Kiev ...

Đọc thêm

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động