Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Nga cảnh giác về nguy cơ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gửi quân đến Ukraine, Mỹ-Philippines tập trận đánh chìm tàu ở Biển Đông, diễn biến mới ở Rafah, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Serbia... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ký kết tuyên bố về xây dựng cộng đồng chung vận mệnh ở Belgrade ngày 8/5. (Reuters)

Nga-Ukraine

* Nga cảnh báo "mối nguy to lớn" nếu NATO gửi quân tới Ukraine: Ngày 8/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, Nga đang theo dõi sát sao động thái Ukraine kiến nghị phương Tây gửi quân tới giúp Kiev.

Tin liên quan
Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Bản kiến nghị, được đăng trên trang web của Tổng thống Ukraine, cần thu thập đủ 25.000 chữ ký cần thiết để yêu cầu Tổng thống Volodymyr Zelensky phản ứng bằng cách chấp thuận hoặc bác bỏ.

Trả lời họp báo, ông Peskov nhấn mạnh: "Chính quyền Kiev khá khó đoán. Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh việc quân đội các nước NATO can thiệp trực tiếp trên bộ trong cuộc xung đột này có khả năng gây ra mối nguy hiểm to lớn, vì vậy chúng tôi coi đây là hành vi khiêu khích cực kỳ thách thức, không hơn không kém". (Reuters)

* Ukraine bị không kích: Ngày 8/5, công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine DTEK thông báo, một cuộc không kích của Nga đã gây hư hỏng thiết bị nghiêm trọng tại 3 nhà máy nhiệt điện.

Trước đó, cũng trên trang Telegram, Tổng thống Zelensky công bố Nga đã sử dụng hơn 50 tên lửa và 20 thiết bị bay không người lái trong cuộc tấn công qua đêm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông báo, các cơ sở sản xuất và truyền tải điện ở các khu vực Poltava, Kirovohrad, Zaporizhzhia, Lvov, Ivano-Frankivsk và Vinnytsia đều là mục tiêu của cuộc tấn công.

Moscow chưa đưa ra bình luận. (Reuters)

* Lithuania sẵn sàng điều quân đến Ukraine tham gia sứ mệnh huấn luyện, FT dẫn lời Thủ tướng nước này Ingrida Simonyte cho hay.

Theo FT, bà nói rằng đã được Quốc hội cho phép động thái trên, đồng thời khẳng định, Lithuania muốn giúp Ukraine đảm bảo rằng Kiev "có tiềm năng đổi mới lực lượng vũ trang của mình”.

* Quốc hội Ukraine thông qua dự luật gia hạn thiết quân luật và huy động thêm 90 ngày, đến 11/8.

Có 339 nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ việc gia hạn thiết quân luật, trong khi 336 nghị sĩ ủng hộ việc kéo dài thời gian huy động quân sự. (CGTN)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Châu Âu

* Áo tuyên bố không gia nhập NATO: Ngày 7/5, trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đưa tin về việc Vienna có kế hoạch tăng cường hợp tác với NATO, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg khẳng định, nước này không có ý định trở thành quốc gia thành viên của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương.

Theo ông, Áo đang nỗ lực thiết lập trao đổi thông tin với các nước trung lập khác - gồm Ireland, Malta và Thụy Sỹ - để những quốc gia theo đường lối này “không bị lãng quên”. (APA)

* Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko tuyên bố chuẩn bị cho mọi kịch bản, đồng thời nhận định, các nước Tây Âu “không mất lý trí” để “vượt qua ranh giới mà họ đã vạch ra”.

Khẳng định Belarus không muốn chiến tranh, nhà lãnh đạo cũng tuyên bố, Minsk đang làm tất cả để ngăn chặn xung đột, song cần phải “mạnh mẽ”, “đoàn kết” và phải “sẵn sàng trước bất cứ điều gì” cũng như có thể “ứng phó với bất kỳ mối đe dọa nào”. (TASS)

* Nga sẽ mở thêm các đại sứ quán tại châu Phi từ nay đến cuối năm, trong đó có cơ quan đại diện ngoại giao tại Sierra Leone.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow đã ra các quyết định cần thiết để mở đại sứ quán tại quốc gia châu Phi này. (TASS)

* Liên minh đối lập Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) thông qua một kiến nghị do “cánh thanh niên” trong đảng đưa ra tại đại hội của liên minh này, theo đó kêu gọi tạm quay trở lại chế độ quân dịch trong bối cảnh Đức muốn khôi phục quân đội sau khi Nga tiến hành cuộc xung đột quân sự tại Ukraine.

Theo kiến nghị trên, quân đội Đức sẽ xác định nhu cầu hàng năm và sẽ kêu gọi một tỷ lệ công dân đủ điều kiện tương ứng. Chủ tịch “cánh thanh niên” Johannes Winkel cho biết, nghĩa vụ quân sự bắt buộc là một “lựa chọn ngắn hạn và thực tế” để giải quyết các vấn đề nhân sự của quân đội. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Nước châu Âu cảnh báo NATO 'lằn ranh đỏ' chớ vượt ở Ukraine, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cũng tỏ rõ lập trường

Châu Á-Thái Bình Dương

* Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Serbia: Ngày 8/5, ông Tập Cận Bình và Tổng thống nước chủ nhà Aleksandar Vucic đã có cuộc hội đàm ở thủ đô Belgrade.

Tại cuộc gặp, ông Vucic kêu gọi Trung Quốc giúp sức khi gặp phải áp lực từ mọi phía vì chính sách độc lập mà Serbia đang theo đuổi, đồng thời khẳng định, Belgrade ủng hộ luật pháp quốc tế và chính sách của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan.

Nhân dịp này, hai bên đã ký tuyên bố chung về việc xây dựng cộng đồng chung vận mệnh trong kỷ nguyên mới, đưa Serbia trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên xây dựng một cộng đồng như vậy với Trung Quốc. (Spuntik, THX)

* Mỹ-Philippines tập trận đánh chìm tàu ở Biển Đông trong ngày 8/5, gần thành phố Laoag, cách Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 400 km về phía Nam.

Cuộc tập trận, có sự tham gia của tiêm kích F-16 của Mỹ và “pháo hạm trên không” AC-130, đã nhằm vào tàu Philippines BRP Lake Caliraya, do Trung Quốc sản xuất, được sử dụng mô phỏng tàu địch.

Theo giới chức Philippines, BRP Lake Caliraya - tàu chở dầu cỡ nhỏ của Hải quân Philippines đã ngừng hoạt động vào năm 2020 - chìm dần xuống đáy biển ở khu vực ngoài khơi Laoag sau khi hứng đòn tấn công từ hàng loạt tên lửa chống hạm, rocket, pháo hạm và pháo binh trên đất liền. (AFP)

* Trung Quốc bổ nhiệm đại sứ mới tại Ấn Độ: Hãng thông tấn PTI của Ấn Độ đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận với hãng này rằng, ông Từ Phi Hồng, cựu Đại sứ tại Afghanistan và Romania, đã được bổ nhiệm làm đặc phái viên mới của Bắc Kinh tại New Delhi.

Dự kiến, ông Từ, 60 tuổi, sẽ sớm tới New Delhi để đảm nhận vị trí mới, thay nhà ngoại giao kỳ cựu Tôn Vệ Đông - người đã hoàn thành nhiệm kỳ vào tháng 10/2022.

Ông Tôn từng là đặc phái viên của Trung Quốc tại Pakistan, hiện là Thứ trưởng Ngoại giao giám sát chính sách Nam Á của Trung Quốc.

* Australia đẩy mạnh hợp tác với Tuvalu: Ngày 8/5, thông cáo báo chí từ Văn phòng Ngoại trưởng Australia cho hay, phái đoàn gồm các nghị sĩ lưỡng đảng của nước này bắt đầu thực hiện chuyến thăm Tuvalu và sẽ gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Teo cùng nội các của ông để đưa ra tầm nhìn chung về Liên minh Falepili.

Ngoại trưởng Penny Wong cho hay: “Mối quan hệ đối tác của Canberra với các láng giềng Thái Bình Dương rất quan trọng đối với an ninh của Australia cũng như an ninh, an toàn và thịnh vượng của toàn khu vực".

Theo bà, việc các nghị sĩ của chính phủ Australia cùng các nghị sĩ của phe đối lập cùng đến thăm Tuvalu là minh chứng rõ ràng cho khu vực thấy, Canberra là đối tác kiên định đảm bảo một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Trung Đông-châu Phi

* Nga chưa thấy triển vọng giải quyết hòa bình ở Gaza hay rộng hơn ở Trung Đông, theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 8/5.

Bà Zakharova cũng nhấn mạnh rằng, cuộc xung đột hiện nay đã gây ra một "thảm họa nhân đạo".

* Các bên nối lại đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza: Ngày 8/5, theo truyền thông Ai Cập, tất cả các bên liên quan đều đã có mặt ở Cairo để tham gia đàm phán, tuy nhiên, một quan chức Israel cho biết, đoàn đàm phán nước này cảm thấy "bi quan" về khả năng đạt được sự đột phá.

Đàm phán được nối lại trong bối cảnh Israel vừa phát động tấn công thành phố Rafah, trong khi bác bỏ một đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận.

Cùng ngày 8/5, Bộ Ngoại giao Indonesia và Liên minh châu Phi (AU) đã lên tiếng phản đối cuộc tấn công của Israel nhằm vào Rafah, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn động thái leo thang chiến tranh nguy hiểm này. (AlQahera News)

* UNICEF cảnh báo nạn đói ở Rafah: Ngày 7/5, người phát ngôn của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) James Elder cảnh báo, chiến dịch của Israel nhằm ở Rafah có thể khiến việc vận chuyển viện trợ trở nên vô cùng phức tạp và việc đóng cửa cửa khẩu Rafah trong thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn đến nạn đói.

Ngoài ra, ông Rafah Elder nhấn mạnh: "Rafah là thành phố của trẻ em, chiếm hơn một nửa số bé gái và bé trai của Dải Gaza. Trên thực tế, hàng trăm nghìn trẻ em ở Rafah bị khuyết tật, tình trạng y tế hoặc tình trạng dễ bị tổn thương khiến chúng càng gặp nguy hiểm hơn và khiến chúng khó di chuyển hơn. Không được phép thực hiện chiến dịch ở Rafah”. (UNICEF)

TIN LIÊN QUAN
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Châu Mỹ

* Mỹ treo thưởng 10 triệu USD để truy nã công dân Nga Dmitry Khoroshev, bị Washington cáo buộc phát triển chương trình mã độc LockBit, nhóm mã độc hoạt động mạnh nhất trên thế giới, từ tháng 9/2019 đến nay.

Bộ trên lưu ý rằng, đại bồi thẩm đoàn đã truy tố ông Dmitry Khoroshev, 31 tuổi, ở Voronezh, còn được gọi là LockBitSupp và LockBit, về 26 tội danh.

Ngày 7/5, Anh, Mỹ và Australia cũng đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Dmitry Khoroshev.

Nhóm LockBit được cho là đã thực hiện vụ tấn công vào ngân hàng lớn nhất thế giới ICBC tháng 11/2023 làm gián đoạn các giao dịch với trái phiếu chính phủ Mỹ. Theo đó, tin tặc đã mã hóa hệ thống của ngân hàng và yêu cầu tiền chuộc để mở khóa chúng. (Reuters)

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật Bản căng vì phát biểu của Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc ...

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Ngày 7/5, tại lễ tuyên thệ của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đã có bài phát biểu nhậm chức và sau đó, ký sắc ...

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel tuyên bố từ chối một đề xuất về thỏa thuận ngừng bắn 3 giai đoạn mà Hamas thông báo đã chấp thuận, đồng thời ...

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy mới đây cho biết, Bắc Kinh ủng hộ một hội nghị hòa bình về xung đột ...

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Hải quân Ấn Độ điều 3 tàu đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ...

Tin cũ hơn

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản
Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử' Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử'
Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử
Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11 Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11
Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek
Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ​ 'bỏ vốn' mạnh mẽ vào châu Phi ​ Thổ Nhĩ Kỳ​ 'bỏ vốn' mạnh mẽ vào châu Phi ​
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại
Bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng 'áp đảo' Bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng 'áp đảo'
Đại diện cấp cao EU sẽ thăm Khu phi quân sự Triều Tiên, cam kết thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng với Hàn Quốc Đại diện cấp cao EU sẽ thăm Khu phi quân sự Triều Tiên, cam kết thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng với Hàn Quốc