Cử tri sử dụng các biện pháp bảo hộ cá nhân khi đi bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Singapore ngày 10/7. (Nguồn: AFP) |
Tình hình Covid-19 tại ASEAN: 5 nước ghi nhận ca nhiễm mới, Thái Lan tiếp tục thành công trong việc phát triển vaccine Covid-19
Tính tới rạng sáng ngày 14/7, ASEAN có thêm 2.361 ca mắc bệnh Covid-19 so với 1 ngày trước, nâng tổng số lên 193.258 ca, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 5.470. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 111.880 trường hợp.
Trong 24 giờ qua, Philippines tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới vượt qua cả Indonesia. Nước này cũng đã soán vị trí thứ hai khu vực của Singapore về tổng số ca bệnh Covid-19.
Quốc gia | Tổng số ca nhiễm | Ca nhiễm mới | Tổng ca tử vong | Ca tử vong mới | Ca phục hồi |
Indonesia | 76.981 | +1.282 | 3.656 | +50 | 36.689 |
Philippines | 57.006 | +747 | 1.599 | +65 | 20.371 |
Singapore | 46.283 | +322 | +26 |
| 42.285 |
Malaysia | 8.725 | +7 | 122 |
| 8.520 |
Thái Lan | 3.220 | +3 | 58 |
| 3.090 |
Việt Nam | 373 | +1 |
|
| 350 |
Myanmar | 331 |
| 6 |
| 261 |
Cambodia | 156 |
|
|
| 133 |
Brunei | 141 |
| 3 |
| 138 |
Lào | 19 |
|
|
| 19 |
Giới chức Indonesia ngày 13/7 cho biết nước này đang lên kế hoạch phạt những người vi phạm quy định liên quan đến y tế. Phát biểu tại phiên họp Nội các cùng ngày, Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu các thành viên Nội các cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt những người vi phạm quy định liên quan đến y tế, cho rằng nhiều người vẫn thiếu ý thức trong tuân thủ các quy định.
Trước việc số bệnh nhân Covid-19 tiếp tục gia tăng, giới chức Philippines thông báo áp đặt lệnh phong tỏa trở lại một phần vùng thủ đô Manila với khoảng 250.000 cư dân. Lệnh này được đưa ra chỉ 6 tuần sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng.
Thị trưởng thành phố Navotas, Toby Tiangco khẳng định chính quyền không còn lựa chọn nào khác khi phải áp đặt trở lại các biện pháp phong tỏa do có quá nhiều người không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội. Biện pháp này dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 15 hoặc 16/7.
Các nhà nghiên cứu người Thái Lan phối hợp với Đại học Pennsylvania (Mỹ) đang tiếp tục phát triển vaccine CU-Cov19 chống virus SARS-CoV-2 và cho biết, một số cá thể linh trưởng được sử dụng liều thứ hai của CU-Cov19 đã phát triển kháng thể Covid-19 ở các cấp độ cao. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ trước khi tiến hành thử nghiệm trên người vào tháng 11 tới. Dự kiến, vaccine CU-Cov19 được sản xuất đại trà vào quý III hoặc cuối năm 2021.
Tại Việt Nam, theo Bản tin 6h ngày 14/7 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến nay, ghi nhận thêm 1 ca mắc mới là người trở về từ Liên bang Nga, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
(TGVN/TTXVN)
Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Mỹ sẽ coi gần như toàn bộ yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp.
Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Washington bác những yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển ngoài khu vực 12 hải lý từ những hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Bên cạnh đó, Washington còn bác yêu sách của Bắc Kinh đối với bãi cạn James, cách Malaysia khoảng 50 hải lý.
"Mọi hành động của Trung Quốc nhằm quấy phá hoạt động đánh bắt hải sản hoặc khai thác dầu khí của những quốc gia khác trong những vùng biển này - hoặc đơn phương tiến hành những động thái này - đều là bất hợp pháp. Thế giới sẽ không để Bắc Kinh xem Biển Đông là đế chế hàng hải của họ" - Ngoại trưởng Pompeo khẳng định.
"Mỹ đứng về phía các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á trong việc bảo vệ chủ quyền đối với những nguồn tài nguyên ngoài khơi một cách phù hợp với quyền lợi của họ, cũng như luật pháp quốc tế. Chúng tôi đứng về phía cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do hàng hải; tôn trọng chủ quyền và bác bỏ mọi nỗ lực tạo ra quyền lợi phi pháp trên Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn", ông Pompeo nói thêm.
(Reuters)
Cần đa dạng hóa chiến lược kinh doanh, hãy tới ASEAN
Những năm gần đây, các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế đang gặp vô vàn thách thức, từ rào cản thương mại do sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu. Và giờ đây, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Những sự gián đoạn này chứng minh rằng đối với các công ty thuộc mọi quy mô, việc lập kế hoạch và thực hiện chiến lược đa dạng hóa là vô cùng cấp thiết. Điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với trạng thái bình thường mới là một hình thức đa dạng hóa khác.
Đối với các công ty đang tìm kiếm hướng đi mới, ASEAN nổi lên như một điểm đến đầu tư, đặc biệt là khi các chính phủ trong khu vực đã công bố các kế hoạch kích thích kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng. Chẳng hạn, Chính phủ Singapore đã tiết lộ các gói kích thích với tổng trị giá hơn 90 tỷ SGD (khoảng 65 tỷ USD), tương đương gần 20% GDP.
Đáng chú ý, ngay cả với tác động kinh tế của Covid-19, châu Á sẽ tiếp tục thống trị tăng trưởng toàn cầu trong tương lai gần. Trong đó, ASEAN đặc biệt hấp dẫn nhờ các thị trường nội địa lớn, cơ sở hạ tầng xã hội, công nghệ và tăng trưởng tương đối ổn định. Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN sẽ tăng trở lại 6,4% vào năm 2021.
Ngoài ra, ASEAN đã có nhiều kinh nghiệm để phục hồi sau các giai đoạn khó khăn trong quá khứ, như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Do đó, các nhà lãnh đạo của khu vực từ lâu đã tập trung vào việc khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển thương mại nội khối ASEAN - một xu hướng tích cực mà các công ty đa quốc gia và trung gian nước ngoài có thể hưởng lợi.
(Business Times)
Những thương hiệu ô tô được yêu thích nhất tại ASEAN
Trang thương mại điện tử iPrice đã thực hiện một cuộc khảo sát online, thu thập thông tin về những thương hiệu xe được yêu thích tại thị trường Đông Nam Á dựa trên danh sách 22 thương hiệu xe từ ngày 1/3-31/5 năm nay.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy các nhà sản xuất Nhật Bản như Honda, Toyota và Mitsubishi đã thống trị thị trường Đông Nam Á trong và sau thời gian dịch Covid-19. iPrice cho biết nguyên nhân của thực trạng này là người Đông Nam Á thường tin dùng những chiếc xe chất lượng cao nhưng có mức giá phải chăng.
Honda là thương hiệu xe hơi được tìm kiếm nhiều nhất tại thị trường Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, trong khi Toyota chiếm vị trí á quân tại hầu hết các quốc gia và xếp hạng số 1 tại Philippines. Còn ở Malaysia, thương hiệu xe nội địa Perodua chiếm vị trí đầu bảng trong khi thương hiệu đồng hương Proton đứng vị trí thứ 4 với số lượt tìm kiếm lần lượt là 74.000 và 60.500.
Hai hãng xe sang như BMW và Mercedes-Benz cũng thu hút được người mua tại các quốc gia ASEAN khi số lượng tìm kiếm tăng 50% trong giai đoạn khảo sát. Hãng xe Đức Audi cũng chứng kiến mức tăng trưởng tương tự (49%) trong khoảng thời gian từ tháng 3-5 năm nay.
(iPrice)
| Việt Nam là cầu nối quan trọng giữa Hoa Kỳ và ASEAN TGVN. Nhân dịp 25 năm Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Brian Eyler, Giám đốc ... |
| Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Ukraine TGVN. Ngày 9/7, Đại sứ các nước ASEAN tại Ukraine gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại ... |
| Nâng cao vai trò hợp tác kênh quốc phòng-quân sự trong ARF và ADMM+ trong bối cảnh Covid-19 và hậu Covid-19 TGVN. Sáng ngày 8/7, Hội nghị trực tuyến Chính sách an ninh ARF (ASPC) đã diễn ra tại Hà Nội. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ ... |