Tin tức ASEAN buổi sáng 15/4

Quang Đào
TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN +3 diễn ra thành công, Rào cản năng lượng sạch ở ASEAN... là những thông tin chính trong bản tin ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin tuc asean buoi sang 154 Tin tức ASEAN buổi sáng 14/4
tin tuc asean buoi sang 154 Tin tức ASEAN buổi sáng 13/4
tin tuc asean buoi sang 154
Xét nghiệm Covid-19 tại Indonesia. (Nguồn: AFP)

Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN

Tính tới rạng sáng 15/4, các nước ASEAN ghi nhận tổng cộng trên 21.526 ca mắc Covid-19 và 932 người tử vong, số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 5.586 trường hợp.

Singapore có tổng cộng 3.252 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 611 ca đã hồi phục và xuất viện và 10 ca tử vong. Bộ Y tế Singapore xác định tổng cộng tới nay có 28.333 trường hợp tiếp xúc gần và đã được cách ly, trong đó 16.750 đã hoàn tất thời hạn cách ly.

Trong ngày 14/4, ĐSQ Việt Nam tại Singapore xác nhận đã được Bộ Y tế Singapore thông báo về 2 trường hợp mắc Covid-19 là công dân Việt Nam và ĐSQ Việt Nam đã cung cấp đầu mối liên lạc trong trường hợp công dân Việt Nam cần sự hỗ trợ

Indonesia đã ghi nhận thêm 60 ca tử vong do dịch Covid-19, mức tăng cao kỷ lục tính trong 1 ngày. Tổng số ca tử vong ở nước này hiện là 459 ca, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, quốc gia này cũng ghi nhận thêm 282 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 4.839 ca.

Malaysia ghi nhận 5 ca tử vong mới và thêm 107 ca nhiễm mới. Hiện tổng số ca tại nước này là 4.987 ca, trong đó có 82 ca tử vong.

Philippines cùng ngày ghi nhận 20 ca tử vong mới, trong khi số ca nhiễm mới là 291 ca. Bộ trên cho biết hiện số ca nhiễm tại nước này đã lên tới 5.223 người, trong khi số ca tử vong 335 người. Số bệnh nhân đã bình phục là 295 người. Hiện Philippines đang dẫn đầu khu vực ASEAN về tổng số bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tại Thái Lan, trong 24h qua nước này ghi nhận thêm 34 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 1 trường hợp tử vong, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 ở quốc gia Đông Nam Á này lên 2.613 người, trong đó có 41 trường hợp tử vong.

Các nước ASEAN còn lại như Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei không có biến động lớn.

Tại Việt Nam, tính đến nay có 267 ca nhiễm Covid-19, trong đó tổng cộng 169 ca đã được chữa khỏi bệnh, các ca còn lại đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước.

(TGVN/TTXVN)

tin tuc asean buoi sang 154
Đoàn kết và hợp tác là sức mạnh giúp ASEAN vượt qua đại dịch Covid-19

Hội nghị trực tuyến Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN +3 diễn ra thành công

Ngày 14/4, Hội nghị trực tuyến Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó với dịch Covid-19 nđã diễn ra dưới sự chủ trì chủ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020. Các hội nghị thành công tốt đẹp, được dư luận khu vực và quốc tế đánh giá cao.

Kết thúc Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN về Covid-19, các nhà lãnh đạo cấp cao đã thông qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh Covid-19. Lãnh đạo nhiều nước không chỉ ghi nhận thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19, mà còn đánh giá cao việc Việt Nam kịp thời hỗ trợ các nước kiểm soát dịch bệnh.

Tin liên quan
tin tuc asean buoi sang 154 Toàn văn Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó với dịch bệnh Covid-19

Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm và cam kết, trên tinh thần một ASEAN “Gắn kết và chủ động thích ứng”, duy trì đoàn kết và cùng nhau hành động một cách quyết liệt nhằm kiểm soát sự lây lan, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với đời sống của người dân, nền kinh tế và xã hội khu vực. Tuyên bố cũng kêu gọi đẩy mạnh một Cộng đồng ASEAN quan tâm và sẻ chia, nơi mà các quốc gia thành viên ASEAN hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn này.

Tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác cam kết tăng cường hơn nữa các biện pháp hợp tác y tế công cộng nhằm kiểm soát đại dịch, bảo vệ người dân, gồm trao đổi kịp thời, minh bạch thông tin về tình hình thực tại, các biện pháp ứng phó đại dịch của các quốc gia thành viên; chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong nghiên cứu, phát triển dịch tễ học, điều trị lâm sàng, nghiên cứu, phát triển vaccine và thuốc chống virus; nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng của các quốc gia thành viên ASEAN, đồng thời bảo đảm an toàn cho các nhân viên y tế công cộng.

Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN+3 về dịch bệnh Covid-19. Các đại biểu đánh giá cao Việt Nam đã tích cực, chủ động tổ chức thành công Hội nghị lần này, đóng góp thiết thực cho cuộc chiến chung chống đại dịch Covid-19 của khu vực và cộng đồng quốc tế.

(TGVN)

Lao động nhập cư tại các nước ASEAN gặp khó trước dịch Covid-19

Hàng triệu người lao động nhập cư tại Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia không chỉ bị mất việc, không đủ tiền sống qua ngày bởi vì đại dịch Covid-19, mà còn gặp vô số khó khăn vì lệnh phong tỏa tại những nước sở tại.

Singapore và Malaysia phụ thuộc rất nhiều vào người nhập cư trong những công việc lương thấp như trong nông nghiệp, xây dựng, nhà hàng... Họ là một phần quan trọng nhưng thường xuyên bị bỏ quên. Trong 2 tuần vừa qua, Singapore đã ghi nhận hàng loạt ca nhiễm Covid-19 mới tại 43 khu nhà ký túc của chính phủ, là nơi ở của khoảng 200.000 lao động nhập cư.

Đa phần người nhập cư tại Singapore là người nghèo, không có nhà ở cố định mà phải đi thuê. Tại những khu ký túc đó không có bếp nấu, nên những người lao động này lại phải ra ngoài ăn, khiến cho nguy cơ nhiễm Covid-19 lại càng cao hơn.

Nhằm khắc phục điều này và tránh gây ra những ổ dịch mới, Chính phủ Singapore đã phải dời hàng chục nghìn lao động đến những tòa chung cư không người và căn cứ quân sự. Trong số gần 5,8 triệu dân Singapore, gần 1,4 triệu người được liệt kê trong thống kê của chính phủ là lao động nước ngoài.

Tuy nhiên, Malaysia lại không có số liệu chính xác có bao nhiêu người di cư làm việc tại đây. Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019 thống kê, số lượng người nhập cư bất hợp pháp ở Malaysia là khoảng từ 1,23 triệu đến 1,46 triệu và những người này sẽ còn gặp khó nhiều hơn so với những người nhập cư có giấy tờ hợp lệ được nhận sự hỗ trợ từ các đại sứ quán ở Malaysia.

(DPA)

tin tuc asean buoi sang 154
Ảnh minh họa. (Nguồn: East Asia Forum)

Rào cản năng lượng sạch ở ASEAN

Giai đoạn I của Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC) 2016–2025 sẽ kết thúc vào năm 2020. Các chiến lược chính của nó liên quan đến lưới điện ASEAN, công nghệ than sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân dân sự và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, có những lo ngại ASEAN khó có khả năng đạt được các mục tiêu này trong giai đoạn I.

Mục tiêu của khu vực cho đến năm 2025 để tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo lên 23%, thay thế các nguồn năng lượng truyền thống. Nhưng theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, tỷ lệ năng lượng tái tạo hiện tại trong khu vực là khoảng 15%.

Mục tiêu 23% trong 5 năm tới liên quan đến việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo hiện đại, một quá trình đòi hỏi phải lập kế hoạch và lượng vốn đáng kể để phát triển cơ sở hạ tầng.

Mặc dù thực tế là hầu hết quốc gia ở Đông Nam Á đều có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, nhưng khu vực vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên hydrocarbon. Điều này một phần do các nước ASEAN có lượng tài nguyên năng lượng không tái tạo lớn, 1/3 các nước trong khu vực là các nước sản xuất và xuất khẩu năng lượng. Đối với các nước nhập khẩu năng lượng, năng lượng thông thường từ hydrocarbon có giá cả phải chăng hơn.

Một số quốc gia thành viên đã đặt ra các mục tiêu năng lượng tái tạo quốc gia của riêng mình và đã ban hành các quy định để giảm lượng khí thải. Phần còn lại vẫn phải đối mặt với các vấn đề khác như nghèo năng lượng và khả năng chi trả cho nguồn năng lượng trong nước.

ASEAN phải tìm một chiến lược để khuyến khích sự chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn bằng cách tính đến bối cảnh năng lượng cụ thể của từng quốc gia. Nếu không, những quốc gia kém phát triển hơn trong khu vực sẽ không đạt được nhiều thành tựu và con số 23% kia sẽ chủ yếu được thay thế bởi các quốc gia phát triển hơn.

(East Asia Forum)

tin tuc asean buoi sang 154

Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covdi-19

TGVN. Ngày 14/4, các nhà lãnh đạo ASEAN đã dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Hội nghị ...

tin tuc asean buoi sang 154

ASEAN chống Covid-19: 'Đoàn kết lại, không hiểm hoạ nào có thể khuất phục được chúng ta'

TGVN. Ngay sau khi kết thúc hội nghị ASEAN+3 vào chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời báo chí về kết quả của ...

tin tuc asean buoi sang 154

ASEAN+3: Tăng cường phối hợp, ứng phó hiệu quả sớm đẩy lùi dịch bệnh

TGVN. Ngày 14/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì Hội nghị trực tuyến Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động