Tin tức ASEAN buổi sáng 21/2

Quang Đào
TGVN. ASEAN, Trung Quốc chung tay chống lại dịch Covid-19, Dubai đẩy mạnh kết nối với thị trường ASEAN...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin tuc asean buoi sang 212 ASEAN, Trung Quốc khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng đặc biệt về Covid-19
tin tuc asean buoi sang 212 Tin tức ASEAN buổi sáng 20/2
tin tuc asean buoi sang 212

ASEAN, Trung Quốc chung tay chống lại dịch Covid-19

Các nước ASEAN và Trung Quốc đã cùng khẳng định tình đoàn kết và ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc trong ứng phó dịch bệnh Covid-19, trong khuôn khổ Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khẳng định tình đoàn kết và ủng hộ các nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong ứng phó dịch bệnh; chia sẻ về những tổn thất lớn mà Trung Quốc đang gặp phải do dịch bệnh; tin tưởng với quyết tâm, năng lực và các biện pháp mạnh mẽ của Chính phủ, Trung Quốc sẽ sớm vượt qua khó khăn, kiểm soát thành công dịch bệnh.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã thông báo tình hình và những kết quả tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và trên toàn Trung Quốc, cảm ơn sự ủng hộ vật chất và tinh thần của các nước khu vực và cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc trong thời điểm khó khăn, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực đảm bảo an toàn và hỗ trợ tối đa cho công dân các nước ASEAN đang sinh sống, học tập và làm việc tại Trung Quốc.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc nhất trí đẩy mạnh phối hợp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực trong chẩn đoán, nghiên cứu phát triển thuốc điều trị và vacccine ngăn ngừa dịch bệnh, thống nhất sẽ tận dụng các cơ chế hợp tác hiện có giữa ASEAN và Trung Quốc.

Theo Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc đã cùng nắm tay và hô khẩu hiệu: “Hãy mạnh mẽ lên, Vũ Hán! Hãy mạnh mẽ lên, Trung Quốc! Hãy mạnh mẽ lên, ASEAN!”

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về hợp tác ứng phó với dịch Covid-19.

(TG&VN)

Dubai đẩy mạnh kết nối với thị trường ASEAN

Phòng Thương mại và Công nghiệp Dubai đã công bố kế hoạch tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Toàn cầu – ASEAN (GBF ASEAN) vào cuối năm nay, trong một nỗ lực thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với nền kinh tế trị giá gần 3 nghìn tỷ USD.

GBF ASEAN sẽ được tổ chức vào ngày 9-10/12, trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Dubai 2020. Diễn đàn sẽ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của nền kinh tế mới nổi với tổng dân số 650 triệu người và GDP lên tới 2,9 nghìn tỷ USD

Phòng Thương mại và Công nghiệp Dubai cho biết, mối quan hệ của tiểu vương quốc với các nước ASEAN còn rất nhiều động lực để tăng trưởng, khi kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 21 tỷ USD trong năm 2018. Trong đó, Việt Nam là bạn hàng lớn nhất của Dubai trong khu vực, chiếm 37% (8 tỷ USD), tiếp theo là Thái Lan với 17% (3,8 tỷ USD).

Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Dubai Hamad Buamim bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng to lớn mà ASEAN có thể mang lại, đồng thời các công ty Dubai còn rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN trong tương lai.

Theo ông Buamim, Dubai cũng là điểm đến phù hợp với các nước ASEAN khi khối này đang có kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng, bởi Dubai từ lâu đã đóng vai trò là trung tâm thương mại và đầu tư ưa thích của nhiều công ty Đông Nam Á.

Diễn đàn GBF được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013 dưới sự điều hành của Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE, Thống đốc Tiểu Vương quốc Dubai Sheikh Mohammad bin Rashid Al Maktoum. Đây được coi là nền tảng cho Dubai có thể kết nối với các thị trường mới nổi và đầy tiềm năng. Tính đến nay, Dubai đã tổ chức 5 GBF với châu Phi, 1 GBF với các quốc gia thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) và 3 GBF với các nước Mỹ Latinh.

(Arabian Business)

Cần có phương thức hội nhập tốt hơn đối với người khuyết tật ở ASEAN

Một báo cáo của Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UN ESCAP) cho thấy, người khuyết tật chiếm khoảng 15% dân số thế giới. Đây được coi là một trong những nhóm người thiểu số lớn nhất thế giới.

Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, con số này lên tới 690 triệu người và dự kiến sẽ còn tăng lên trong tương lai. Nguyên nhân là dân số tại khu vực đang già hóa, tuổi thọ tăng lên và số lượng người bị thương tật ngày càng tăng do nhiều yếu tố khác nhau.

Hiện nay, người khuyết tật đang phải đối mặt với vô số rào cản, làm hạn chế khả năng tham gia các hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng, khiến nhóm người khuyết tật đang có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển. Ngoài ra, một báo các khác của Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ (ECOSOC) cho thấy, đa phần người khuyết tật đều sống dưới chuẩn nghèo.

Tuy rằng nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật đang tăng trên phương diện toàn cầu, các chương trình hội nhập ở châu Á vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Ở Thái Lan, 71,5% người khuyết tật bị thất nghiệp trong năm 2018.

Chính vì vậy, người khuyết tật cần phải có khả năng tiếp cận với các hoạt động xã hội, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác, dựa trên cơ sở bình đẳng. Đây là một khía cạnh rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, muốn đẩy mạnh nền kinh tế cũng như xã hội. Điều này bao gồm các thói quen hàng ngày như ra vào một tòa dân cư, băng qua đường, đi học hoặc đi làm tại một tòa nhà văn phòng…

Các trường đặc biệt trong ASEAN cần có trách nhiệm giới thiệu những công nghệ hỗ trợ trẻ em khuyết tật càng sớm càng tốt, giúp các em giao tiếp tốt hơn với những người xung quanh. Công nghệ kết hợp với các chính sách hiệu quả cho người khuyết tật là một khía cạnh quan trọng cho các nước đang phát triển nhằm cải thiện tình trạng kinh tế và xã hội.

Đồng thời, sự hỗ trợ và ưu tiên của chính phủ cho nhóm người khuyết tật sẽ giúp cho họ hội nhập tốt hơn với xã hội như những gì đã xảy ra ở hầu hết các quốc gia châu Âu.

(ASEAN Post)

Indonesia muốn đưa tiếng Bahasa Indonesia làm ngôn ngữ cầu nối trong khu vực

Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa Indonesia Nadiem Makarim muốn sử dụng ngôn ngữ Indonesia, hay tiếng Bahasa Indonesia, như một ngôn ngữ chung trong khu vực Đông Nam Á, hay còn gọi là lingua franca.

Ông Makarim nói rằng, Indonesia cần thực hiện một số đổi mới về ngôn ngữ, nhằm thích nghi với các nền văn hóa và ngôn ngữ khác, giúp kết nối đất nước với cộng đồng quốc tế. Ông cũng nói rằng, việc thực hiện đổi mới tiếng Bahasa Indonesia cũng giúp đẩy mạnh vị thế của quốc gia trên thế giới, không những về khía cạnh kinh tế, mà còn về khía cạnh văn hóa và ngôn ngữ.

(Tempo)

tin tuc asean buoi sang 212 Tuyên bố báo chí của Chủ tịch Hội đồng Điều phối ASEAN về ứng phó dịch bệnh Covid-19

TGVN. Ngày 20/2, tại Vientiane, Lào, đã diễn ra Hội nghị đặc biệt Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) để thảo luận các biện pháp ...

tin tuc asean buoi sang 212 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị đặc biệt Hội đồng Điều phối ASEAN

TGVN. Ngày 20/2, tại Vientiane, Lào, đã diễn ra các Hội nghị đặc biệt Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) và Hội nghị đặc biệt ...

tin tuc asean buoi sang 212 Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc mở rộng hợp tác chống dịch Covid-19

TGVN. Việt Nam bày tỏ cảm thông, chia sẻ với những thiệt hại của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, đồng thời đang đẩy mạnh ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động