Tin tức ASEAN buổi sáng 26/8: ASEAN 'vững' cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu; Bóng đá Đông Nam Á bận rộn nhất thế giới

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, ASEAN và cơ hội để trở thành thị trường tiềm năng tại châu Á... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 25/8: Toàn khối vượt mốc 10.000 ca tử vong; Nguy cơ thất nghiệp ở thanh niên tại ASEAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 24/8: Cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ, ASEAN và Trung Quốc nối lại đàm phán Biển Đông
1722-1173046719221445549491956794392460422800737n-gxcn
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Đà Nẵng. (Nguồn: TTXVN)

Tình hình Covid-19 tại ASEAN

Tính tới rạng sáng ngày 25/8, ASEAN có tổng số nhiễm Covid-19 là trên 426.113 ca, trong khi tổng số ca tử vong là 10.142 người. Trong ngày 25/8, các nước ASEAN ghi nhận tổng cộng 5.467 ca mắc COVID-19 tại 7 quốc gia và 133 ca tử vong tại hai quốc gia, gồm Philippines (34 ca) và Indonesia (99 ca).

Theo tờ Straits Times, Tổng thống Philippines Duterte ngày 25/8 cho biết ông muốn các hộ gia đình thu nhập thấp, thuộc chương trình phát tiền mặt của chính phủ (có tên Pantawid), sẽ là những người đầu tiên được nhận vaccine phòng Covid-19, mà các nước trên thế giới đang chạy đua phát triển.

Tổng thống Duterte bày tỏ hy vọng các loại vaccine do các nước trên thế giới phát triển sẽ sớm được đưa vào sử dụng. Ông cho biết Trung Quốc có thể sẽ thông báo vaccine Covid-19 được lưu hành vào "bất cứ ngày nào". Nhà lãnh đạo Philippines nhắc lại ông sẵn sàng vay tiền để mua vaccine Covid-19 cho người dân.

Thái Lan ngày 25/8 ghi nhận thêm 5 ca mắc mới, nhưng đều là những công dân hồi hương và đã được cách ly. Đến nay, Thái Lan đã xác nhận tổng cộng 3.402 ca bệnh (465 ca được phát hiện trong khu cách ly), trong đó có 58 bệnh nhân tử vong.

Nội các Thái Lan ngày 25/8 đã thông qua việc gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng cho tới ngày 30/9 nhằm kiểm soát dịch Covid-19. Đây là lần thứ 5 Thái Lan gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp kể từ khi ban hành hồi tháng 3 vừa qua.

Bộ Y tế Singapore xác nhận ngày 25/8 nước này ghi nhận 31 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 56.435. Đây là mức nhiễm mới trong ngày thấp nhất trong hơn 5 tháng qua tại Singapore, kể từ ngày 22/3, với 23 ca nhiễm mới.

Trong khi đó, ngày 24/8, Tổng thống Singapore Halima Yacob tuyên bố đảm bảo việc làm cho người dân sẽ là ưu tiên của nước này trong những năm tới. Bà Halima Yacob cho biết đại dịch Covid-19 đã gia tăng sức ép về vấn đề việc làm tại Singapore. Bà cho rằng để duy trì tạo thêm việc làm, nước này cần gấp rút chuyển đổi nền kinh tế và tìm kiếm cách thức mới để đảm bảo sinh kế cho người dân.

Ngày 25/8, Bộ Y tế Malaysia thông báo ghi nhận thêm 11 ca mới mắc bệnh Covid-19, nâng tổng số ca tại quốc gia Đông Nam Á này lên 9.285 ca, trong đó hai trong số ca mới là "nhập khẩu" và 9 ca còn lại là lây nhiễm trong cộng đồng.

Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, Đông Nam Á và các khu vực phía đông Địa Trung Hải là những nơi dịch Covid-19 hiện chưa có dấu hiệu chậm lại, mặc cho toàn cầu đã có dấu hiệu giảm. Đông Nam Á đã báo cáo một sự gia tăng chiếm 28% số ca mắc mới và 15% số ca tử vong.

Tại Việt Nam, Bản tin 6h ngày 26/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, không có ca mắc mới nào được ghi nhận. 592 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 15 bệnh nhân tiên lượng rất nặng và nguy cơ tử vong cao.

(TGVN/TTXVN)

Cơ hội của ASEAN trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo Bộ trưởng Cấp cao Singapore Tharman Shanmugaratnam, cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 và cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung tạo cho ASEAN cơ hội để trở thành một thị trường tiềm năng về cơ cấu cầu cuối cùng và một nền tảng sản xuất linh hoạt.

“Về cơ bản, giờ đây ASEAN có cơ hội xây dựng một chuỗi cung ứng tại châu Á linh hoạt hơn và hội nhập hơn, hay nói cách khác là một khu vực sản xuất tại châu Á” – ông Shanmugaratnam phát biểu tại Diễn đàn Kinh doanh ASEAN 2020 do Ngân hàng Standard Chartered và hãng Reuters tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề "Khai phá tiềm tăng ASEAN" tại 22 điểm cầu trực tuyến và phát trên các mạng truyền thông quốc tế.

Về phần mình, phát biểu khai mạc tại phiên đầu tiên của Diễn đàn Kinh doanh ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày càng thuận lợi thông thoáng, Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, trước những thách thức chưa có tiền lệ do Covid-19 gây ra, nền kinh tế ASEAN đang phải đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế nặng nề, "khó khăn chồng chất khó khăn".

Trước những thử thách đó, cộng đồng ASEAN đã tự tin thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ và tinh thần tự cường, đồng thời chủ động hợp tác với các đối tác thông qua triển khai các nghị quyết họp cấp Bộ trưởng kinh tế với Mỹ, EU và Australia và các Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN và ASEAN +3 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc họp tại Hà Nội, tháng 4/2020.

(Strait Times/TTXVN)

rcep-la-dong-luc-phuc-hoi-kinh-te-toan-cau-hau-covid-19
RCEP là động lực phục hồi kinh tế toàn cầu hậu Covid-19

ASEAN cần thúc đẩy ký kết RCEP nhằm phục hồi kinh tế khu vực

Đó là nhận định của TS. Tee Ching Seng, thuộc đảng MCA của Malaysia. Theo đó, ông cho biết trong khi ASEAN phải duy trì sự chung chí hướng cho thời kỳ hậu đại dịch thì đây là thời điểm tốt nhất để thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp định sẽ khẳng định sự bền vững và thúc đẩy quan hệ kinh tế khu vực và hỗ trợ quá trình hội nhập của các quốc gia trong khu vực.

Ngoài ra, theo thông cáo của chính phủ Nhật Bản ngày 25/8, bộ trưởng các quốc gia thành viên RCEP sẽ có một buổi họp trực tuyến vào tuần này với mục tiêu đạt được một thỏa thuận đầy đủ vào cuối năm, đồng thời duy trì hy vọng rằng Ấn Độ sẽ quay trở lại các cuộc đàm phán. Buổi họp được dự kiến diễn ra vào ngày 27/8.

(Malay Mail/Manichi)

Bóng đá Đông Nam Á bận rộn nhất thế giới

Vòng loại World Cup 2022 bị dời sang năm sau khiến cho lịch thi đấu của năm 2021 dày đặc. Đặc biệt, nhóm các HLV ở Đông Nam Á còn bận rộn hơn, vì họ cùng lúc phải gánh hai đội tuyển quốc gia và U23. Thông thường, các HLV trên khắp thế giới chỉ chuyên trách từng đội, đã dẫn dắt đội đội tuyển quốc gia thì không nắm các đội U nữa, vì đẳng cấp của đội tuyển quốc gia đã là đẳng cấp cao nhất, và một HLV đẳng cấp cao thì không quay về cầm quân ở các đội U, các đội trẻ.

Nhưng riêng ở Đông Nam Á vì đặc thù kinh phí hạn hẹp, các đội tuyển lại thường tập trung theo kiểu “2 trong 1”, tức là quân của đội tuyển quốc gia vẫn chưa thể đoạn tuyệt với các đội U, nên các HLV trong khu vực thường vẫn phải kiêm nhiệm luôn 2 nhiệm vụ ở 2 đội tuyển. Thành ra, năm tới cũng là là năm các HLV Park Hang Seo nói riêng và hầu hết các HLV của các đội tuyển tại Đông Nam Á nói chung cực kỳ bận rộn, với lịch thi đấu dày đặc một cách bất ngờ.

(Dân trí)

ASEAN 2020: Hội nghị AEM 52 bàn thảo nhiều nội dung quan trọng

ASEAN 2020: Hội nghị AEM 52 bàn thảo nhiều nội dung quan trọng

TGVN. Chiều 25/8, tại Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 (AEM 52) đã chính thức khai mạc theo hình ...

Khai mạc cuộc họp đặc biệt lần 1/2020 của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền

Khai mạc cuộc họp đặc biệt lần 1/2020 của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền

TGVN. Sáng ngày 25/8 đã khai mạc Cuộc họp đặc biệt lần 1/2020 của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) theo ...

Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tham vấn với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN

Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tham vấn với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN

TGVN. Chiều 24/8, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Hội nghị tham vấn trực tuyến của ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Kylian Mbappe trở lại mạnh mẽ sau khi đá hỏng hai quả phạt đền liên tiếp của Real Madrid.
Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động