TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ đề xuất phối hợp với Syria tiêu diệt IS | |
EU gia tăng sức ép với Nga về vấn đề Syria |
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Nga - Mỹ về tình hình Syria vẫn bế tắc, không ít người lo ngại cho rằng, quốc gia Trung Đông này sẽ là nơi khởi đầu của một cuộc xung đột quy mô lớn hơn nữa.
Giao tranh bùng phát trở lại
Ngày 24/10, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết các vụ đụng độ ác liệt giữa lực lượng Chính phủ Syria và phiến quân đã nổ ra ở một số khu vực dọc giới tuyến chia cắt Aleppo. Các vụ nã pháo tại khu vực quận Salaheddin và Al-Mashhad do quân nổi dậy chiếm giữ đã khiến 3 người bị thương. Quận Sheikh Saeed, nơi cũng xảy ra giao tranh dữ dội, đã hứng chịu đợt không kích đầu tiên kể từ khi lệnh ngừng bắn kết thúc.
Trước đó, quân đội Syria ngày 20/10 tuyên bố một lệnh ngừng bắn đơn phương đã có hiệu lực, tạo điều kiện cho người dân đang bị mắc kẹt ở phía Đông thành phố Aleppo rời khỏi vùng nguy hiểm và đảm bảo cho các tay súng nổi dậy rút khỏi thành phố này.
Nga và Chính phủ Syria cam kết thực hiện lệnh ngừng bắn 11 giờ mỗi ngày trong 3 ngày, từ ngày 20/10 đến hết ngày 22/10. Bộ Ngoại giao Syria cho biết các đơn vị quân đội Syria đã rút khỏi một số khu vực, lùi về tuyến sau để tạo hành lang cho các tay súng nổi dậy cũng như những người bị thương, bệnh nhân và người già rời khỏi khu vực phía Đông Aleppo về thành phố Idlib và vùng nông thôn ở phía Tây Aleppo.
Theo SOHR, quân đội Syria đã mở 8 hành lang để tiến hành sơ tán song có ít người qua được khu vực này. Truyền thông Syria và Moscow cáo buộc quân nổi dậy ngăn dân thường rời khỏi Aleppo và sử dụng họ làm "lá chắn sống".
Thành phố Aleppo hoang tàn. (Nguồn: USA Today) |
Liên hợp quốc (LHQ) ước tính có khoảng 275.000 dân thường bị mắc kẹt tại phía Đông Aleppo, trong đó có 100.000 trẻ em.
Ngày 23/10, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault kêu gọi cộng đồng quốc tế "làm tất cả những gì có thể" để chấm dứt "cuộc thảm sát" ở thành phố Aleppo của Syria giữa lúc giao tranh lại nổ ra ác liệt sau khi lệnh ngừng bắn 72 giờ chấm dứt.
Sau khi tới tỉnh Gaziantep ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ayrault tuyên bố: "Chúng ta đang cách Aleppo 150 km. Ngay lúc này, các cuộc ném bom và pháo kích đang phá hủy thành phố". Ngoại trưởng Pháp cho rằng các bên không thể đàm phán dưới làn bom đạn và cuộc chiến toàn diện không phải là giải pháp.
Nguy cơ xung đột quy mô lớn
Theo các nhà phân tích, trong vòng 2 tuần tới, thành phố Aleppo sẽ chứng kiến các đợt tấn công khốc liệt từ quân đội Chính phủ Syria dưới sự hậu thuẫn của không lực Nga.
Thực tế, ngay từ đầu, Chính phủ Syria đều xác định rõ, Aleppo là một vị trí chiến lược phải kiểm soát và chiếm giữ nếu không muốn thất thế trên chiến trường. Bởi lẽ đây là thành phố lớn nhất và là trung tâm thương mại, công nghiệp quan trọng nhất của Syria.
Đối với chính quyền Damascus, giành lại Aleppo đồng nghĩa với việc có được hành lang bảo đảm an toàn cho cả vùng duyên hải phía Tây - căn cứ địa của lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad. Từ bàn đạp Aleppo, quân đội Syria sẽ có điều kiện thuận lợi để mở các cuộc tấn công nhằm thẳng vào Raqqa, địa bàn hoạt động được coi là “đầu não” của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
So sánh tương quan giữa các bên, hiện tại quân đội của Tổng thống al-Assad đang có nhiều lợi thế trên chiến trường nhờ lực lượng không quân hùng hậu xuất phát từ hai căn cứ quân sự của Nga ngay trên lãnh thổ Syria, gồm căn cứ hải quân ở thành phố duyên hải Tartus, phía Tây Bắc Syria và Sân bay Bassel al-Assad ở phía Nam Latakia. Thời gian tới, Nga sẽ thành lập một căn cứ quân sự mới ở tỉnh miền Trung Hama, nằm ở điểm giữa hành lang Damascus và Homs. Việc này giúp Nga và quân đội Syria dễ dàng xâm nhập cứ điểm của IS ở phía Đông Syria.
Xác định Aleppo là điểm nút quan trọng trong chiến lược đánh bại IS và thiết lập lại trật tự trên khắp Syria, trong thời gian qua, nhiều cuộc giao tranh đã diễn ra với thế giằng co tại đây. Hiện tại, quân đội Chính phủ Syria đang kiểm soát nửa phía Tây Aleppo, phiến quân IS kiểm soát phần phía Đông thành phố. Một số nhóm phiến quân khác và chi nhánh Al-Qaeda tại Syria là Mặt trận Al-Nusra chiếm giữ một vài khu vực phía Tây. Nhiều nhóm vũ trang khác đang dồn về, tập trung cố thủ tại thành phố này vì nếu để quân đội Chính phủ làm chủ được Aleppo, lực lượng nổi dậy sẽ bị cắt đứt toàn bộ mọi liên lạc, nguồn cung cấp tài chính, vũ khí… qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì vậy, Aleppo không chỉ là tâm điểm tranh cãi giữa Nga và các nước phương Tây mà còn được coi là mô hình thu nhỏ của cuộc chiến Syria, một cuộc xung đột phức tạp với sự tham gia của cả lực lượng địa phương, các tay súng của IS và nhiều lực lượng quốc tế. Nếu giành được sự kiểm soát toàn bộ Aleppo, chính quyền của Tổng thống al-Assad sẽ tạo bước tiến lớn trên chiến trường, gây ảnh hưởng lớn tới các bên tham gia cuộc chiến. Đây là một kịch bản mà phương Tây không hề mong muốn. Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt do Mỹ và Liên minh châu Âu nhằm vào Nga thời gian qua dường như không thể làm nước này chùn bước.
Các nhà phân tích cho rằng, trong thời gian tới, để bàn cờ Trung Đông không nghiêng về phía Nga, các nước phương Tây sẽ đưa ra những chiến lược quyết liệt và điều này sẽ đẩy căng thẳng Đông - Tây lên một nấc thang nguy hiểm mới.
Trừng phạt Nga sẽ cản trở đàm phán về vấn đề Syria Lời cảnh báo được Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ARD (Đức) ngày 23/10. |
Nga sẽ có "quyết định quân sự" thích hợp tại Syria Ngày 18/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẽ có quyết định quân sự và chính trị thích hợp nếu các tay súng Nhà ... |
Mỹ sẽ trực tiếp tham chiến tại Syria? Việc Mỹ trực tiếp đưa quân tới Syria có khiến Washington sa lầy vào một cuộc chiến mới, kéo dài và tốn kém, ở Trung Đông? |