“Tôi luôn cầu nguyện cho quan hệ Việt - Bỉ”

Là Đại sứ Bỉ đầu tiên tại Hà Nội (1990-1993), ông Piet Steel là nhân chứng của một trong những giai đoạn phát triển sôi động của Ngoại giao Việt Nam. Sau này, ông nhiều lần trở lại Việt Nam trên các cương vị khác nhau, mang theo những cơ hội hợp tác, không ngừng làm giàu thêm quan hệ Việt Nam - Bỉ…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Piet Steel, Đại sứ Bỉ đầu tiên tại Hà Nội (1990-1993).


Nói đến Việt Nam, ông sẽ nghĩ ngay đến điều gì?

Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là người dân Việt Nam với nghị lực, sự kiên cường và lòng dũng cảm đến khó tin. Tôi cũng có thể bổ sung những tính từ như khiếu hài hước, sự cởi mở và lòng trung thành. Tuy nhiên, với trải nghiệm cá nhân là nhà ngoại giao và là bạn của Việt Nam, tôi vẫn cho rằng những đặc tính này là nổi trội hơn cả: kiên cường đứng lên và khi cần thiết thì đấu tranh vì đất nước; nghị lực để không bao giờ từ bỏ dù cho chiến tranh, nỗi đau hay nghèo đói; mỗi ngày thức dậy và làm việc không ngừng nghỉ vì một tương lai tốt hơn cho bản thân, gia đình và đất nước.

Việt Nam của thập niên 1990 - khi ông bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ Bỉ và Việt Nam của thập niên 2010, theo ông có thay đổi gì?

Có rất nhiều sự khác biệt... Tuy nhiên, việc Việt Nam ngày nay phát triển vượt xa những gì tôi trông đợi không phải là điều đáng ngạc nhiên. Đây là quả ngọt của sự kết hợp giữa chủ trương đúng đắn, quản lý tốt, các dự án ODA và rất nhiều nỗ lực khác. Vào thời kỳ đầu của chính sách Đổi mới những năm 1990, tôi đã nhìn thấy tiềm năng to lớn của Việt Nam khi tập trung vào phát triển nền kinh tế sau hơn 30 năm chiến tranh. Đất nước đã phát triển nhảy vọt, chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung, tự cấp thành một nền kinh tế năng động và cạnh tranh, hội nhập đầy đủ trong hệ thống thương mại thế giới và các nền kinh tế của khu vực châu Á.

Với vai trò Đại sứ Bỉ đầu tiên, tôi là một nhân chứng của những bước tiến dài đầu tiên trong việc cải cách nền kinh tế và thương mại Việt Nam. Tôi đã tham dự Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 - Đại hội đã đề ra các hình thức sở hữu và hoạch định chính sách đối ngoại ("bạn của tất cả các nước") và chứng kiến việc thông qua Hiến pháp mới thể chế hóa quyền tự do kinh doanh.

Trong bối cảnh khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ và Việt Nam chịu lệnh cấm vận của Mỹ, tôi đã gặp các quan chức chính phủ mạnh dạn chuyển hướng thương mại của Việt Nam, chủ yếu là dệt may, dầu khí, hải sản và gạo sang các nền kinh tế lân cận (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...) cũng như Tây Âu và châu Phi.

Tôi cũng chứng kiến những thay đổi chính sách tạo ra lợi ích cụ thể và hữu hình như thế nào cho người dân Việt Nam, kể cả những người từng rời khỏi đất nước để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn nhưng giờ trở lại và đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tôi còn là một nhân chứng của nhiều thay đổi trong phát triển cơ sở hạ tầng: các bệnh viện, trường học mới, đường sá tốt hơn, sân bay thuận lợi hơn, cảng biển hiện đại hơn...

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là những nỗ lực đặc biệt của Việt Nam trong công tác xóa đói giảm nghèo và gia tăng độ bao phủ phúc lợi xã hội. Theo Liên hợp quốc, tỷ lệ người nghèo của Việt Nam đã giảm gần 20,7% trong 20 năm qua - một thành tựu thật ấn tượng.

Những bước tiến dài trong phát triển kinh tế và xã hội suốt 25 năm qua đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo đang phát triển thành một nước có thu nhập trung bình với tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo. Với giai đoạn phát triển này, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được khen ngợi song không thể không nhắc đến thách thức của Việt Nam trong những năm tới là phải tránh được “bẫy thu nhập trung bình”.

Như ông đã nói, sự chuyển mình của Việt Nam gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế và không thể không nhắc đến vai trò tiên phong của Ngoại giao Việt Nam. Ông có thể dẫn chứng cho điều đó qua những cuộc tiếp xúc hay câu chuyện giữa ông với các nhà lãnh đạo kỳ cựu của Bộ Ngoại giao như ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Nguyễn Mạnh Cầm?

Khi là Đại sứ Bỉ, tôi rất may mắn có cơ hội thường xuyên gặp gỡ và giao lưu với các vị Bộ trưởng Ngoại giao xuất sắc như ông Nguyễn Cơ Thạch và ông Nguyễn Mạnh Cầm. Cả hai nhà ái quốc tận tụy này có một tầm nhìn về vị trí tương lai của Việt Nam trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng sau những biến động chính trị bất ngờ ở các nước khối xã hội chủ nghĩa cũng như sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Họ biết rằng Việt Nam không có sự lựa chọn nào ngoài việc mở cửa và đóng một vai trò quốc tế tích cực tương xứng với tham vọng lớn về chính trị và kinh tế của mình. Thay vì tuyệt giao với những kẻ thù cũ như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản hay Pháp, Việt Nam đã can đảm và khôn ngoan trong việc tiếp cận những nước này và đảm bảo rằng các mối quan hệ song phương cuối cùng sẽ mang lại lợi ích kinh tế cùng có lợi cho đôi bên.

Việt Nam cũng nhanh chóng hiểu được tầm quan trọng của quá trình hội nhập châu Âu cũng như việc hưởng lợi từ mối quan hệ chặt chẽ với EU không chỉ trong việc phát triển quan hệ thương mại mà còn hợp tác trong các lĩnh vực khác như giáo dục, đổi mới, khoa học, công nghệ…

Tôi vẫn nhớ cuộc nói chuyện riêng với Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch về lệnh cấm vận của Mỹ và sự khôi phục của quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam dựa trên "lộ trình" nổi tiếng. Ông giải thích tầm quan trọng của việc nhận thức về bản đồ thế giới chính trị đang thay đổi nhanh chóng và so sánh nó với bàn cờ, nơi sự di chuyển của một con tốt đôi khi có thể dẫn đến loạt sự kiện ngoài ý muốn. Ông cũng nói thêm rằng vào thời điểm đó, Việt Nam cần phải chuẩn bị cho những thay đổi và do đó, cần phải nâng cao trình độ và chất lượng của các nhà ngoại giao hơn nữa.

Ngày nay, Việt Nam có thể tự hào với những đại diện ngoại giao của mình ở nước ngoài. Họ là những nhà ngoại giao tài năng và giỏi giang, thông thạo nhiều ngoại ngữ, ứng xử rất thoải mái trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia trên các diễn đàn của ngoại giao quốc tế. Họ hiểu rằng khi chuyển tải một hình ảnh tốt đẹp của đất nước ra bên ngoài, họ sẽ giúp thu hút sự quan tâm tích cực đối với đất nước vì lợi ích của nền kinh tế cũng như người dân.

Tôi nhớ Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, một người chủ trương làm "ngoại giao kinh tế" của Việt Nam, đại diện cho Việt Nam ở nhiều diễn đàn kinh tế ở châu Á và châu Âu. Ông tin vào vai trò rất quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài, không chỉ đối với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cả các tỉnh, thành khác. Với cách chỉ đạo các hoạt động đối ngoại khiêm nhường nhưng hiệu quả, ông Nguyễn Mạnh Cầm mang lại sự ổn định và tính chuyên nghiệp cho ngoại giao Việt Nam.

Nếu tính từ ngày 18/11/1830 với sự ra đời của Ủy ban ngoại giao và sau đó là Bộ Ngoại giao, Bỉ có một lịch sử ngoại giao bắc qua ba thế kỷ. Nước ông được mệnh danh là trái tim của châu Âu, nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế. Là một nước nho, song Bỉ rất thành công trong nỗ lực ngoại giao đa phương. Một dẫn chứng ở Việt Nam là Đại sứ Bỉ Bruno Angelet sắp tới sẽ đảm nhiệm cương vị Đại sứ của EU tại Hà Nội. Việt Nam hiện đang đẩy mạnh ngoại giao đa phương. Chúng tôi có thể học hỏi được gì từ ngoại giao Bỉ, thưa ông?

Cũng như Việt Nam, Bỉ có lịch sử thường xuyên bị xâm chiếm và mỗi lần có chiến tranh, đất nước phải đứng lên đấu tranh giành độc lập và chủ quyền của mình. Bỉ còn được gọi là chiến trường của châu Âu. May mắn là ngày nay, các cuộc chiến tại Brussels là về ngoại giao và chính trị. Lịch sử này đã dạy cho đất nước tôi rằng hợp tác và hội nhập với các nước láng giềng và kể cả với những kẻ cựu thù là bảo đảm tốt nhất cho sự phát triển hòa bình của đất nước và khu vực. Từ kinh nghiệm này và được sự ủng hộ của người dân, Bỉ là một trong sáu nước sáng lập Cộng đồng châu Âu, tiền thân của EU, và thường tham gia các tổ chức quốc tế như EU và Liên hợp quốc với vai trò cầu nối hay trung gian hòa giải quốc tế.

So với “gã khổng lồ” như Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam là một quốc gia tầm trung ở châu Á và giống như Bỉ, Việt Nam không có sự mâu thuẫn giữa việc thúc đẩy một chính sách ngoại giao chủ động trong hợp tác và hội nhập khu vực với việc bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình. Gia nhập ASEAN trong những năm 1990 là một bước đi đầu tiên nhưng quan trọng, sự báo hiệu của chính sách ngoại giao đa phương sôi động tại Liên hợp quốc, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và rất nhiều tổ chức khác mà Việt Nam tham gia rất tích cực...

Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ muốn trở thành một thành viên của các tổ chức quốc tế mà còn muốn tham gia vào việc định hình lại trật tự thế giới trong tương lai, hệ thống thương mại quốc tế khi là thành viên tích cực của WTO và thông qua đàm phán các hiệp định thương mại như TPP hay các FTA đã được ký kết gần đây, đặc biệt là FTA với EU.

Bỉ không có nhiều điều để dạy cho Việt Nam. Cả hai nước đều có thể học hỏi từ kinh nghiệm và lịch sử của nhau. Bỉ trân trọng mối quan hệ song phương tốt đẹp với Việt Nam và với tư cách Đại sứ Bỉ đầu tiên, tôi vẫn rất tự hào rằng cá nhân mình đã đóng góp cho mối quan hệ này.

Tôi luôn cầu nguyện cho mối quan hệ song phương mạnh mẽ và tình hữu nghị nồng ấm chân thành giữa Việt Nam và Bỉ vì lợi ích của cả hai nước. Việt Nam tìm thấy ở Bỉ một đối tác đáng tin cậy có thể giúp Việt Nam trong các lĩnh vực rất cụ thể cũng như thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với châu Âu. Bỉ quan tâm đến Việt Nam vì những cơ hội kinh tế to lớn trong khu vực cũng như vị trí chính trị có ảnh hưởng tại Đông Nam Á, đặc biệt là ASEAN.

Giờ đây, khi đã nghỉ hưu, tôi vẫn không ngừng thúc đẩy mối quan hệ song phương mạnh mẽ này. Mỗi lần đến Việt Nam vì các dự án kinh doanh hoặc chỉ để gặp gỡ những người bạn cũ, tôi rất vui mừng chứng kiến đất nước các bạn tiếp tục phát triển trong hòa bình và hòa hợp, với người dân, các nước láng giềng và thế giới. Tất cả những hy vọng về Việt Nam từ nhiệm kỳ ngoại giao của tôi đang chầm chậm nhưng chắc chắn trở thành hiện thực.

Hạnh Diễm (thực hiện)


Ông Piet Steel, sinh năm 1950, tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Ghent (Bỉ), là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, chuyên gia về ngoại giao kinh tế với am hiểu sâu sắc về châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Việt Nam và Hong Kong. Trong sự nghiệp ngoại giao từ năm 1975 đến 1997, ông đã đảm đương các vị trí như nhà đàm phán hàng đầu của Bỉ trong vòng đàm phán thương mại quốc tế Uruguay, Đại sứ Bỉ tại VIệt Nam, Tổng lãnh sự tại Hong Kong… Sau đó, ông là nhà tư vấn cho nhiều tập đoàn quốc tế, Chủ tịch Hiệp hội Bỉ-Hong Kong, Chủ tịch Ủy ban Olympics đặc biệt của Bỉ và Phó Chủ tịch của Trung tâm EU - châu Á. Năm 2010, Chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm ông là Tổng lãnh sự danh dự của Nhật ở Flanders.

Với Việt Nam, ông đã thành lập quỹ “Vì nông dân tương lai” với mục đích trao học bổng hàng năm cho Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, cũng như làm cầu nối giúp sinh viên Việt Nam nhận học bổng du học sau đại học của Chính phủ Bỉ. Năm 2014, ông đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam.

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám

Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình dẫn đầu đoàn đại diện Bộ Ngoại giao tới viếng thăm gia đình cố Giáo sư, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám.
Phở, nem Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách tại Hội chợ Bazaar ASEAN 2024 ở Venezuela

Phở, nem Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách tại Hội chợ Bazaar ASEAN 2024 ở Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã phối hợp với các nước thuộc ASEAN tại thủ đô Caracas tổ chức hội chợ Bazaar ASEAN 2024.
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Đại sứ Phạm Sao Mai chia sẻ ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS8 và thăm tỉnh Vân Nam & TP. Trùng Khánh, Trung Quốc
Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Những ngày cuối Thu, sắp đến kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, câu chuyện về vị 'tư lệnh' ngành đáng kính bình dị lại ùa về…
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar mong muốn mời các công ty và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào thị trường Qatar, hưởng lợi từ môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Theo Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ song phương.
Phiên bản di động