Tôn Nữ Thị Ninh: Ngoại giao “tổng lực” trong tình hình mới

Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, phong cách là “gia vị” quan trọng, không thể thiếu trong đối ngoại thời nay…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai giao tong luc trong tinh hinh moi (Trực tuyến) Hội nghị Ngoại giao 30: Định vị đất nước vững chắc, đặt vào dòng chảy thời đại
ngoai giao tong luc trong tinh hinh moi (Infographic) Các kỳ Hội nghị Ngoại giao (từ 1957 đến 2018)

Từ trải nghiệm của bản thân, theo bà yếu tố nào là quan trọng nhất đối với người làm công tác ngoại giao hiện nay?

Thứ nhất, yêu nước là điều kiện nền tảng. Biểu hiện của yêu nước có thể với hình thức và mức độ khác nhau nhưng đó là yếu tố cơ bản nhất. Người giỏi ngoại ngữ, hiểu rộng về các nước nhưng nếu chỉ thế thôi thì chưa đủ để thành nhà ngoại giao thực thụ. Yêu nước mới thực sự là động lực cho mỗi người phấn đấu bền bỉ tự xây dựng và củng cố bản lĩnh, và tự trang bị hiểu biết và kỹ năng cần thiết.

Yếu tố thứ hai là hiểu biết. Hiểu biết ở đây tôi muốn nhấn mạnh không phải chỉ có hiểu biết về thế giới mà hiểu biết về chính Việt Nam. Hiểu biết về thế giới chưa đủ để làm nhà ngoại giao giỏi. Nếu không hiểu được nước mình để giới thiệu với bạn bè thế giới, với đối phương cũng không thể làm ngoại giao hiệu quả.

Hiện nay, với biển cả thông tin trên mạng xã hội, trong sự hiểu biết, cái hiểu mới quan trọng. Thường thì, chúng ta sẽ biết bằng học hành, chăm chỉ, cần cù. Nhưng để hiểu phải có sự trải nghiệm, đồng thời phải luôn rút kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Như vậy, sự hiểu biết của nhà ngoại giao hiện đại phải vừa sâu rộng vừa tinh tế.

Bản lĩnh của người làm ngoại giao cũng hết sức quan trọng. Bản lĩnh có nghĩa là sẵn sàng ứng phó với mọi thách thức, không sợ đối phương, đối tác lớn hơn mình, mạnh hơn mình, giàu có hơn mình… Tất nhiên, không phải “điếc không sợ súng”, xông “ra trận” một cách mù quáng, mà quan trọng là mình phải hiểu rõ thách thức, nguy cơ cũng như nắm bắt các cơ hội xuất hiện.

ngoai giao tong luc trong tinh hinh moi
Nhà ngoại giao kỳ cựu Tôn Nữ Thị Ninh.

Ngoài ra, làm ngoại giao, dù ngoại giao nhà nước hay ngoại giao nhân dân cũng luôn đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Ngày nay, trong ngoại giao hiện đại, cần có thêm một gia vị khá quan trọng, đó là phong cách. Qua đó, có thể góp phần xây dựng hình ảnh, và phát huy hiệu ứng, thế mạnh của mình trong giao tiếp, truyền thông, và đàm phán.

Trong tình hình mới, Việt Nam cũng như các nước nói chung cần phải triển khai ngoại giao tổng lực. Với tôi, khái niệm ngoại giao tổng lực cũng giống như bóng đá tổng lực. Có lúc trung vệ lên làm tiền đạo, lúc tiền đạo về làm hậu vệ. Cá nhân nhà ngoại giao trong ngoại giao tổng lực nên chuyên sâu một lĩnh vực hay một việc nhưng, khi cần, có khả năng thích ứng với những công việc khác nhau.

Cuối cùng, mọi cán bộ ngoại giao cần phải có hiểu biết về ngoại giao đa phương. Vì đan xen, tác động qua lại giữa ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương nên cán bộ ngoại giao song phương vẫn phải có hiểu biết tối thiểu về ngoại giao đa phương như một hành trang nghiệp vụ cần thiết.

Thời công nghệ thông tin, người ta kết nối dễ dàng hơn, thể hiện chính kiến dễ dàng hơn, mở hơn. Vậy theo bà sẽ có những thách thức gì trong hoạt động đối ngoại?

Thời hiện đại với biển cả cuồn cuộn thông tin, thách thức lớn nhất là sàng lọc thông tin. Theo tôi, các bạn trẻ cần học cách chắt lọc thông tin để phục vụ nghề nghiệp của mình, đó là bài toán không đơn giản. Tôi nghĩ, cái khó là ứng xử thế nào trước các cấp độ, các chiều cũng như tính chất, mức độ trung thực khác nhau của thông tin. Tôi xin nhấn mạnh, người làm đối ngoại phải từ bỏ ý nghĩ rằng mình có “cái tủ” nào đó.

Cần phải khẳng định cái cốt lõi nhất của đối ngoại là giành và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc thông qua tương tác đàm phán nhân nhượng qua lại. Thế nên tôi nghĩ, trong biển cả thông tin đó, cái mình cần xác định là lợi ích. Đừng để biển cả thông tin cuồn cuộn làm cho mình quên đi yêu cầu và mục đích cơ bản nhất đó.

Yếu tố sức mạnh mềm trong đối ngoại thời nào cũng cần nhưng trong tình hình mới sẽ có tầm quan trọng ra sao, thưa bà?

Trong tương quan giữa các nước thì quốc phòng, kinh tế, chính trị được xem là sức mạnh cứng. Còn sức mạnh mềm là ngoại giao văn hóa, ngoại giao công chúng (public diplomacy), quảng bá thương hiệu đất nước.

Thực tế, sức mạnh mềm cho phép các nước tạo ảnh hưởng cũng như sự lan tỏa rộng lớn hơn sức mạnh cứng. Ở khía cạnh này, các chiêu thức trong ngoại giao của các cá nhân có điều kiện trỗi dậy và phát triển. Ngoại giao văn hóa có nội hàm rộng và đa dạng.

Chẳng hạn, trong ngoại giao cá nhân có các đại sứ du lịch cũng là cách để xây dựng hình ảnh đất nước. Như vậy, sẽ rất lợi thế nếu nhà ngoại giao có sự hiểu biết, hài hước trong đàm phán gắn liền với các “chiêu”.

Có lần, tôi tham gia phục vụ đoàn cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi thăm một số nước. Tại Madagasca, chủ nhà nhận xét không ngờ Đại tướng và phu nhân nói chuyện hài hước và gây ấn tượng đến thế.

Nếu nói việc xây dựng thương hiệu đất nước, đội tuyển U23 Việt Nam đã đóng góp một cách ngoạn mục. Hoặc những dịp có Tổng thống Mỹ sang Việt Nam, chúng ta đều quảng bá ẩm thực như bún chả, phở… Nhìn ra thế giới, có lẽ đất nước rất thành công trong việc quảng bá hình ảnh của mình là Hàn quốc. Họ có hẳn một ban để xây dựng và phát huy hình ảnh, thương hiệu đất nước.

Tóm lại, ngoại giao văn hóa góp phần cho thế giới biết đến đất nước mình. Tất nhiên, không chỉ kênh nhà nước làm mà còn có kênh nhân dân, có thể là các đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân, nghệ sĩ… Tôi mong rằng, có nhiều con đường cùng phát huy sức mạnh mềm chứ không chỉ có kênh chính thống. Ngoại giao hiện đại là ngoại giao đa tầng, đa nấc, đa kênh.

Bà từng chia sẻ về việc người làm đối ngoại phải luôn bình tĩnh bên trong và mềm mại bên ngoài. Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này thông qua những kỷ niệm và câu chuyện thực tiễn?

Mỗi nhà ngoại giao, nhất là trong ngoại giao nhà nước nếu không có kỷ luật, không tự chủ được thì đừng làm ngoại giao. Phong cách của một nhà ngoại giao chính thống là phải tự kiềm chế một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, luôn cần có sự trải nghiệm, có phương pháp và ý thức rút kinh nghiệm.

Không chỉ vậy, cái khó là làm thế nào để xử lý những tình huống khủng hoảng. Có những khủng hoảng mình có một tuần để xử lý, “bài binh bố trận”, hội ý với ê kip. Nhưng nếu “ra trận” rồi mà phải ứng phó liền với một tình huống có tính chất thách thức khủng hoảng thì làm thế nào? Lúc đó, mỗi nhà ngoại giao cần phải giữ vẻ bề ngoài bình tĩnh, ung dung nhưng bên trong phải suy nghĩ, quyết đoán nhanh.

Tôi nhớ, một lần tôi nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao. Trong phần hỏi đáp, một em hỏi trong đời làm đối ngoại của mình, tôi đã bao giờ phải nói dối chưa? Tôi có bắt đầu bằng một câu nói đùa: “Nếu em gặp được nhà ngoại giao nào sẵn sàng thề là chưa bao giờ nói sai sự thật hoặc nói dối thì giới thiệu cho tôi với”.

Sau đó, tôi chia sẻ: “Nói dối là hạ sách, nói dối trong đối ngoại còn hạ sách hơn. Nếu không nói được đầy đủ sự thật thì nói một phần sự thật. Nếu không thể nói một phần nào của sự thật thì phải lờ, đánh trống lảng một cách nghệ thuật”.

Trong việc ứng xử với báo chí chẳng hạn, quyền hỏi là của nhà báo, quyền trả lời là của mình. Nếu không thể nói sự thật thì phải khéo léo tránh né. Chủ động nói dối, biến đen thành trắng, trắng thành đen là hạ sách. Trong đời làm đối ngoại của mình, tôi đã từng tránh né, không thể trả lời nhưng tôi chưa bao giờ chủ động nói dối.

Nói cách khác, trong đối ngoại đừng để mình bị “sa lầy”. Trong mọi tình huống, mình phải bình tĩnh để ứng xử với những tình huống ngoài tầm kiểm soát. Khi ấy, nhà ngoại giao càng cần phải giữ cho mình sự bình tĩnh và thư thái bên ngoài.

Bà muốn gửi gắm những thông điệp, truyền lửa, truyền cảm hứng gì cho các bạn trẻ làm đối ngoại?

Về đối ngoại, với tôi yêu nước vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Bối cảnh hiện nay không ít khi khiến cho thanh niên bức xúc liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, trái tim của chúng ta, đặc biệt đối với các bạn trẻ, phải nóng nhưng cái đầu phải lạnh và tỉnh táo.

Thứ hai, phải có đam mê, coi làm ngoại giao là một sứ mệnh chứ không phải chỉ là nghề. Nếu ai đó coi ngoại giao chỉ là nghề, tôi nghĩ họ khó làm ngoại giao xuất sắc.

Thứ ba, phải tự trọng dân tộc. Khi nói đến tự trọng dân tộc, nên hiểu là trong hoạt động ngoại giao, cái mình muốn hướng tới, muốn đạt được đó là người ta không chỉ quý mến mà phải nể trọng mình.

Để làm được việc đó, tôi gửi gắm với thanh niên làm đối ngoại đừng ngần ngại có ý kiến khác và trái với đối tác, đối phương nhưng phương pháp truyền đạt phải phù hợp. Các bạn trẻ nên tự tin, nhưng để tự tin thì phải giỏi. Tôi quan sát thanh niên của ta khi tiếp xúc, làm việc với khách nước ngoài chưa thực sự sẵn sàng, vẫn ngần ngại nói khác ý của khách. Thường thì, các bạn có xu hướng đồng ý, đồng tình; có những cái chưa đồng ý, không đồng tình thì làm thinh. Theo tôi, nếu chưa rõ thì phải hỏi, không đồng tình thì phải nói để đôi bên cùng trao đổi.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Yến Nguyệt

(thực hiện)

ngoai giao tong luc trong tinh hinh moi Thương hiệu quốc gia: Câu chuyện luôn mới

Không phải lần đầu nói chuyện về đề tài này, nhưng với nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, việc xây dựng thương hiệu quốc ...

ngoai giao tong luc trong tinh hinh moi Cán bộ trẻ phải dám "nhảy xuống nước"

Cho rằng ngoại giao đa phương là khuôn khổ và công cụ quan trọng với các nước vừa và nhỏ, bà Tôn Nữ Thị Ninh, ...

ngoai giao tong luc trong tinh hinh moi Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại

"Phút chia tay tại sân bay, vị phu nhân nguyên thủ đã không bắt tay một ai nhưng bất ngờ bước lại ôm hôn bà ...

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

35 năm Báo Thế giới và Việt Nam: Một hành trình với sự biết ơn!

35 năm Báo Thế giới và Việt Nam: Một hành trình với sự biết ơn!

Chiều 25/12, Báo Thế giới và Việt Nam sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ra số đầu tiên tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Điểm mặt những mẫu ô tô 'chắc suất' bán chạy nhất phân khúc năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô 'chắc suất' bán chạy nhất phân khúc năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chứng kiến nhiều cuộc đua gay cấn cho ngôi vị xe ăn khách nhất. Bước sang những tháng cuối cùng của năm, ...
Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng Đề án đã hoàn thiện và gửi Đề án về Ban ...
Top 8 mẫu ô tô hybrid đáng tin cậy nhất đang bán trên thị trường

Top 8 mẫu ô tô hybrid đáng tin cậy nhất đang bán trên thị trường

Những năm gần đây, lựa chọn ô tô hybrid đang ngày càng phổ biến với khả năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường cùng khối động cơ ...
Giá heo hơi hôm nay 25/12: Tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung; Thị trường thịt heo toàn cầu đang có sự điều chỉnh sản xuất

Giá heo hơi hôm nay 25/12: Tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung; Thị trường thịt heo toàn cầu đang có sự điều chỉnh sản xuất

Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng trong năm 2025

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng trong năm 2025

Việc Liên hợp quốc lựa chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam.
Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Athens

Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Athens

Tiếp nhận chức Chủ tịch ACAT từ Thái Lan, Đại sứ Phạm Thị Thu Hương đã nêu các nội dung hoạt động trọng tâm trong nhiệm kỳ tới.
Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tặng quà bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao thăm hỏi, tặng quà bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn Thanh niên Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Goledzinowski đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam' tại Thái Lan

Khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam' tại Thái Lan

Ngày 23/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan & Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh 'Việt Nam Hạnh Phúc - Happy Vietnam'.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động