TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng mong hàng Việt không ‘trước tốt, sau kém’ | |
Công nghiệp sáng tạo và bài học xây dựng thương hiệu quốc gia |
Lễ công bố doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia là hoạt động tôn vinh những doanh nghiệp tiên phong, có sức lan tỏa lớn đối với thương hiệu và đại diện cho các lĩnh vực ngành hàng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Ban tổ chức, trong lần thứ 6 của sự kiện này có 97 doanh nghiệp được vinh danh, trong đó có 20 doanh nghiệp đã 6 lần đạt Thương hiệu Quốc gia và 24 doanh nghiệp lần đầu đạt danh hiệu này.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, những thành tựu mà các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia đã đạt được là nền tảng rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tới đây.
“Tôi hy vọng các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia sẽ tiếp tục theo đuổi các giá trị của chương trình là “Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong”, xứng đáng với Thương hiệu mà Nhà nước và Chính phủ đã trao cho, đồng thời xứng đáng với niềm tin tưởng, yêu mến của người tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2018. (Ảnh: Ly Ly) |
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các doanh nghiệp cần tập trung bám sát nhu cầu thị trường trong từng thời điểm, coi trọng thị trường trong nước, coi đây vừa là đối tượng để chinh phục người tiêu dùng và cũng là khu vực phục vụ trước hết những sản phẩm tốt nhất. Đồng thời mở rộng thị trường mới, tạo ra nhiều thị trường cho hàng hóa Việt Nam. Phó Thủ tướng mong rằng trong lần vinh danh tiếp theo sẽ có nhiều thương hiệu Việt Nam được xướng tên, ngang hàng với các thương hiệu thế giới.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã góp phần nâng cao nhận thức về thương hiệu cho doanh nghiệp, phối hợp, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu ngành.
Mặc dù số lượng 97 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2018 còn khiêm tốn trong tổng số trên 700 nghìn doanh nghiệp trên cả nước, nhưng xét về mức độ tăng dần về số lượng các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia qua từng kỳ, có thể thấy được sự tiến bộ về năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam.
Điểm nhấn là phần lớn các doanh nghiệp đều duy trì tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu. Có những doanh nghiệp giữ mức tăng trưởng gần 70%.
Số liệu Báo cáo của 81/88 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 5 năm 2016 cho thấy, tổng doanh thu năm 2017 của các doanh nghiệp này đạt trên 718.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 70 nghìn tỷ đồng và tổng nộp ngân sách nhà nước trên 55 nghìn tỷ đồng, tạo công việc cho hơn 300 nghìn lao động tại các doanh nghiệp trên.
Mới đây, Brand Finance - công ty định giá hàng đầu thế giới đã công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018. Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được định giá 235 tỷ USD và xếp thứ 43 thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, giá trị thương hiệu “Vietnam” hiện xếp thứ 6.
Thương hiệu Quốc gia: Nâng tầm thương hiệu Việt Trước khi ghi dấu ấn tại nhiều thị trường quốc tế, những cái tên như Vinamilk Nutifood, Viettel, BIDV, Vietnam Airlines…đã nhiều lần lọt vào ... |
Thương hiệu quốc gia từ môi trường đầu tư, kinh doanh Đây là một trong những nội dung trao đổi giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và GS. John A. Quelch - người được mệnh ... |
Ra mắt chương trình “Truyền hình Thương hiệu Quốc gia” Sau một thời gian đầu tư kỹ lưỡng về mặt nội dung và kỹ thuật, Chương trình “Truyền hình Thương hiệu quốc gia” vừa chính ... |