Nhỏ Bình thường Lớn

Tổng thống Mỹ Joe Biden và vấn đề bán đảo Balkan: Chiến thắng ngoại giao từ những vết xe đổ

Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể cải thiện quan hệ với châu Âu bằng một chiến thắng ngoại giao dễ dàng ở vùng Balkan nhằm đảm bảo an ninh khu vực.
Chính quyền Biden và vấn đề bán đảo Balkans
Thượng nghị sĩ Joe Biden đứng trước tàu sân bay bọc thép của Đan Mạch tại Sân bay Sarajevo do Liên hợp quốc kiểm soát, ngày 9/4/1993. (Nguồn: AP)

Sau hơn 100 ngày nắm quyền, dường như Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là ít chú trọng đến chính sách đối ngoại để ưu tiên tập trung giải quyết các vấn đề trong nước.

Dù vậy, việc đại dịch Covid-19 sắp được kiểm soát nhờ đợt tiêm chủng vaccine có thể tạo điều kiện cho ông chủ Nhà Trắng quan tâm nhiều hơn đến chính sách đối ngoại của Mỹ.

Chiến thắng ngoại giao rộng mở

Trong khi Tổng thống Biden tập trung vào việc đạt được thỏa thuận mới với Iran và chấm dứt “cuộc chiến vô tận” của Mỹ ở Afghanistan, bán đảo Balkan được coi là một khu vực mà nhà lãnh đạo 78 tuổi có thể đạt được chiến thắng dễ dàng hơn.

Không giống như Afghanistan và Iraq, bán đảo Balkan thuộc châu Âu là nơi Mỹ từng can thiệp quân sự thành công vào những năm 1990.

Ba thập kỷ trước, người Balkan đã thu hút sự chú ý của Thượng nghị sĩ Biden khi đó. Ông kiên quyết chỉ trích cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic và tích cực ủng hộ hành động quân sự của Mỹ ở cả Bosnia và Kosovo.

Vì lý do này, chiến thắng của ông Biden tại cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm ngoái đã được quan tâm rộng rãi ở cả 2 quốc gia trên, mang lại kỳ vọng cao về sự tham gia tích cực mới của Mỹ trong khu vực.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu: Khác biệt trong tương đồng

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu: Khác biệt trong tương đồng

Trong khi một số quốc gia khác của Nam Tư cũ đã nhanh chóng hội nhập với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), 2 nước Bosnia và Kosovo lại bị tụt lại phía sau.

Croatia đã gia nhập cả 2 tổ chức. Bắc Macedonia gia nhập NATO mới đây, trong khi các cuộc đàm phán gia nhập với EU dự kiến ​​sẽ sớm bắt đầu.

Montenegro cũng trở thành thành viên NATO và hiện đang đàm phán gia nhập EU. Còn Serbia kiên quyết rằng, nước này có thể không gia nhập NATO, nhưng đang tiến tới các cuộc đàm phán thành viên với EU.

Tình trạng này phần nào khiến Bosnia không có con đường rõ ràng để gia nhập EU hoặc NATO trong tương lai gần. Triển vọng tham gia 2 tổ chức trên của Kosovo thậm chí còn xa vời hơn.

Tờ Al Jazeera lo ngại rằng, cả 2 nước đều đang ở trong tình trạng lấp lửng, khi Bosnia có thể rơi vào cuộc khủng hoảng do căng thẳng sắc tộc, còn sự phát triển của Kosovo sẽ trì trệ nếu không có lộ trình rõ ràng để trở thành thành viên EU và NATO.

Thực trạng này liên quan đến thực tế là, trong hơn một thập kỷ qua, khu vực này đã phần lớn bị Mỹ bỏ qua. Người tiền nhiệm Donald Trump được cho là theo đuổi chính sách đối ngoại không mạch lạc và không tạo ra kết quả rõ ràng nào.

Tháng 9 năm ngoái, hội nghị thượng đỉnh tại Nhà Trắng giữa Mỹ với các nhà lãnh đạo Serbia và Kosovo đã không giải quyết được vấn đề cấp bách nhất đối với 2 nước: công nhận nền độc lập của Kosovo.

Làm lại từ những "vết xe đổ"

Tổng thống Biden có thể sửa chữa "hậu quả" của những chính sách bỏ mặc và thiếu sót từ những người tiền nhiệm bằng cách thực hiện hành động quyết liệt đối với Kosovo và Bosnia.

Theo đó, chính quyền của ông Biden nên thúc đẩy việc gia nhập NATO của Bosnia và Kosovo. Điều này sẽ mang lại cho cả 2 quốc gia cảm giác về tương lai tươi sáng hơn và giúp cố định họ trong Liên minh Đại Tây Dương.

Đầu tư chính trị, quân sự và kinh tế của Mỹ vào Bosnia và Kosovo trong 2 thập kỷ qua sẽ được đảm bảo.

Mỹ-Nhật-Pháp lần đầu tiên tập trận chung: Thông điệp nhắm đến Trung Quốc là gì?

Mỹ-Nhật-Pháp lần đầu tiên tập trận chung: Thông điệp nhắm đến Trung Quốc là gì?

Có 2 con đường chính sách mà Tổng thống Joe Biden có thể theo đuổi.

Thứ nhất, ông Biden có thể thúc đẩy hoàn thiện quá trình mở rộng NATO ở Đông Nam châu Âu.

Kosovo háo hức tham gia Liên minh, trong khi Bosnia đã đạt được một số tiến bộ, bất chấp những rào cản chính trị trong nước.

Trên thực tế, quyết định của Bosnia cam kết trở thành thành viên NATO là một phần chính sách chính thức với sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo người Serbia ở Bosnia.

Chiến lược chính sách đối ngoại giai đoạn 2018-2023 của Bosnia tái khẳng định rằng, “việc tiếp tục các chính sách liên quan đến NATO vẫn là ưu tiên đối với các thể chế của nước này”.

Việc gia nhập NATO của Bosnia và Kosovo có thể ngăn cản thêm nguy cơ bất ổn tại châu Âu, nhất là nguy cơ xung đột với Serbia, cũng như sự công nhận nền độc lập và bình thường hóa quan hệ của nước này.

Thứ hai, Mỹ có thể thúc đẩy EU vạch ra triển vọng thành viên rõ ràng cho Bosnia và Kosovo.

Bosnia đang tiến xa hơn trong quá trình gia nhập EU, và việc Brussels trao cho nước này tư cách thành viên ứng cử viên sẽ là yếu tố quan trọng để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối loạn hiện tại.

Điều này sẽ tiếp thêm cho Bosnia động lực quý giá để thực hiện các cải cách chính trị và kinh tế. Quan trọng hơn, nước này sẽ tiếp cận được nhiều quỹ của EU hơn để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục cần thiết.

Tiến trình gia nhập EU cũng rất quan trọng đối với Kosovo.

Việc Mỹ thúc đẩy tăng cường các ưu đãi của EU đối với Kosovo dưới hình thức tư cách ứng cử viên sẽ giúp giải quyết tình hình hiện tại và đảm bảo tư cách thành viên của nước này, nhất là với vấn đề Serbia.

Với tư cách là thành viên, tương tự, Kosovo sẽ được tiếp cận quỹ của EU cho cải cách và cơ sở hạ tầng, đồng thời giúp thúc giục các chính trị gia thực hiện các bước đi nghiêm túc hơn trong việc chống tham nhũng và giải quyết vấn đề kinh tế kém phát triển.

Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản: Không bằng mặt cũng phải bằng lòng

Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản: Không bằng mặt cũng phải bằng lòng

Tựu chung lại, chính quyền của Tổng thống Biden có thể đóng vai trò mỏ neo giữ vùng Balkan vững chắc trong NATO và đảm bảo hòa bình ở phần châu Âu đầy biến động này.

Cả 2 quốc gia Bosnia và Kosovo đều có dân số nhỏ, và việc hội nhập trong NATO sẽ hiệu quả về mặt chi phí.

Bên cạnh đó, vị Tổng thống quyền lực nhất thế giới Biden có thể giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của 2 nước trên vào EU, giúp ích cho sự phát triển kinh tế và chính trị của các nước này.

Cơ hội để thúc đẩy chính sách theo hướng này nhiều khả năng xuất hiện vào ngày 14/6 tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels.

Một thành công về chính sách đối ngoại như vậy đối với Tổng thống thứ 46 của Mỹ là điều dễ dàng đạt được, qua đó để lại hiệu quả lâu dài đến vị thế của Mỹ ở khu vực bán đảo Balkan.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Nhật-Pháp lần đầu tiên tập trận chung: Thông điệp nhắm đến Trung Quốc là gì?
Người được Tổng thống Biden chọn làm Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản là ai?
'Ngoại giao tái xuất' với Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7
Ngoại giao Mỹ ‘trở lại' dưới thời Tổng thống Joe Biden
Balkans của thế kỷ 21?

(theo Al Jazeera)