Top 5 vũ khí tàng hình uy lực nhất từng được chế tạo

Hoàng Phạm
TGVN. Khái niệm vũ khí tàng hình không chỉ áp dụng với các loại máy bay, mà tàu ngầm cũng đã tích hợp đặc tính này suốt hàng chục năm qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vũ khí tàng hình, hay khái niệm về việc giảm khả năng vũ khí bị kẻ thù phát hiện, xuất hiện từ khi những người tiền sử biết khâu chiếc túi vào bộ quần áo của mình để giấu viên đá ở trong đó.

Hàng ngàn năm sau, với khả năng phát hiện các vật thể trên mặt đất, trên không và trên biển bằng hệ thống radar điện từ, việc giấu vũ khí trở nên khó khăn hơn. Ý tưởng làm cho một chiếc máy bay tàng hình trước sóng radar ban đầu không được theo đuổi vì các đặc tính của radar liên quan đến hình dạng vật thể vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Pyotr Ufimtsev, một nhà vật lý người Nga đã công bố một số báo cáo về việc dự đoán sự phản xạ của sóng điện từ - sóng radar. Liên Xô khi đó không hiểu được tầm quan trọng của công trình này và đã cho dịch nhiều công trình sang tiếng Anh.

Các kỹ sư của Lockheed đã tìm hiểu và suy luận từ đó một lý thuyết chính xác cách làm giảm mặt cắt của radar. Kết quả là máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed F-117A Nighthawk ra đời. Kể từ đó, tàng hình đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi máy bay chiến thuật mà Mỹ triển khai.

Dưới đây là năm loại vũ khí tàng hình uy lực nhất từng được chế tạo.

SR-71 Blackbird

Nổi tiếng là chiếc máy bay nhanh nhất từng được chế tạo, nhưng SR-71 lại ít được biết đến như một chiếc máy bay tàng hình. SR-71 có thể đạt tốc độ Mach 3.2, là chiếc máy bay đầu tiên kết hợp nhiều đặc tính tàng hình trong thiết kế.

SR-71. (Nguồn: Getty)
SR-71. (Nguồn: Getty)

Chuyến bay đầu tiên của SR-71 được thực hiện năm 1962. SR-71 kết hợp 4 đặc tính tàng hình trong thiết kế. Đầu tiên là bề mặt được thiết kế nhằm tránh tán xạ sóng radar. Thứ 2, phần cánh, đuôi và khung thân của máy bay được làm từ chất liệu tổng hợp kết hợp với titan để hấp thụ sóng radar. Thứ ba, động cơ đốt sau J-58 được đặt gần thân máy bay để tránh bị radar phát hiện.

Đặc tính thứ 4 được tích hợp trên SR-71 là lớp sơn đen với các hạt sắt ferit sắt nhỏ. Cũng chính màu sơn đen đặc trưng này đã đem lại biệt danh “hắc điểu” cho SR-71. Màu sơn này giúp giảm mặt cắt ngang của radar. Đây là chỉ số mức độ mà radar có thể phát hiện ra vật thể. Chỉ số này của SR-71 là chưa đến 10m2 trong khi của F-15 Eagle là 100m2.

F-117 Nighthawk

Chiếc máy bay tàng hình hoạt động đầu tiên, F-117 thường bị hiểu nhầm là máy bay chiến đấu tàng hình. Tuy nhiên thực tế, F-117 là máy bay ném bom chiến thuật, không có khả năng chiến đấu không đối không.

F-117 được phát triển từ dự án tối mật Have Blue, theo đó sản xuất 2 chiếc máy bay có công nghệ tàng hình. F-117 có thiết kế khí động học đặc biệt với những mặt cắt cho phép làm tán xạ sóng radar, khiến nó trở nên khó phát hiện với các thiết bị trinh sát điện tử.

Có 59 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-117 Nighthawk được chế tạo.

F-117. (Nguồn: Reuters)
F-117. (Nguồn: Reuters)

Sự tồn tại của chiếc “máy bay chiến đấu tàng hình” được đồn đoán từ những năm 1980, và Không quân Mỹ cuối cùng xác nhận sự tồn tại của chiếc máy bay này vào năm 1988.

F-117 lần đầu tham chiến vào năm 1989, khi ném bom các mục tiêu ở Panama. F-117 sau đó còn tham gia Chiến dịch Bão Sa mạc, tiến hành các nhiệm vụ ban đêm trên bầu trời Baghdad và tham gia vào các hoạt động ở vùng cấm bay ở Iraq những năm 1990. Một vài chiếc F-117 cũng từng bay ở Kosovo năm 1999 và Iraq trong Chiến dịch Tự do Iraq 2003.

F-117 nghỉ hưu từ năm 2008.

B-2 Spirit

Được Northrop Corporation tiết lộ lần đầu tiên năm 1988, B-2 Spirit là chiếc máy bay ném bom chiến lược tàng hình thực sự đầu tiên của Mỹ. B-2 Spirit được thiết kế không đuôi, nhằm giảm thiểu khả năng bị radar phát hiện, cho phép nó có khả năng xâm nhập qua lưới phòng không Liên Xô trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Máy bay B-2. (Nguồn: Wiki)
Máy bay B-2. (Nguồn: Wiki)

Ban đầu Không quân Mỹ dự kiến đặt hàng tổng cộng 132 chiếc B-2 Spirit, nhưng cuối cùng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chỉ có 21 chiếc được chế tạo.

Thành công của F-117 Nighthawk trong Chiến tranh Vùng Vịnh 1991 cho thấy tính thiết thực của các máy bay tàng hình có khả năng tấn công chính xác, và hạm đội B-2 đã được chuyển đổi để tiến hành các nhiệm vụ thông thường.

B-2 có khả năng mang mọi loại vũ khí từ bom trọng lực hạt nhân B61 đến bom JDAM, MOP.

Chuyến bay tham chiến đầu tiên của B-2 là ở Kosovo năm 1999. Chiếc máy bay cũng tham gia hỗ trợ Chiến dịch Tự do Vĩnh viễn và Chiến dịch Tự do Iraq. Năm 2011, 3 chiếc B-2 xuất phát từ lục địa Mỹ tấn công một sân bay Libya trong Chiến dịch Bình Minh Odyssey.

F-22 Raptor

Chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor được thiết kế nhằm thay thế F-15 Eagle. Không giống những chiếc máy bay tàng hình trước đó của Mỹ trong đó có F-117 và B-2, F-22 là máy bay chiến đấu, sử dụng đặc tính tàng hình để tạo lợi thế quyết định trong chiến đấu không đối không.

F-22 Raptor. (Nguồn: Wiki)
F-22 Raptor. (Nguồn: Wiki)

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2005, F-22 được đánh giá là máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới.

F-22 bắt đầu tồn tại từ cuối những năm 1980 trong dự án Tiêm kích chiến thuật tiên tiến (ATF).

Không quân Mỹ ban đầu có kế hoạch đặt hàng 750 chiếc F-22 để thay thế F-15A và F-15C nhưng cuối cùng rút xuống chỉ còn 183 chiếc.

Tàu ngầm tên lửa hạt nhân lớp Ohio

Tàng hình không chỉ áp dụng với máy bay, tàu ngầm cũng đã tích hợp các đặc tính tàng hình suốt hàng chục năm qua. Trong số các tàu cùng loại, tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy năng lượng hạt nhân lớp Ohio được xem là số 1 về đặc tính tàng hình.

Tàu ngầm lớp Ohio. (Nguồn: Military)
Tàu ngầm lớp Ohio. (Nguồn: Military)

Tàu ngầm Ohio có lượng giãn nước 18.450 tấn, là tàu ngầm lớn nhất từng được Mỹ chế tạo. Các đặc tính tàng hình bao gồm khung thân được thiết kế hình con cá để di chuyển tốc độ cao với độ ồn thấp nhất. Các thiết bị phát ra tiếng ồn được đặt ở khu vực cách âm. Các silo tên lửa hạt nhân được đặt dọc thân tàu cũng là một yếu tố giúp giảm tiếng ồn. Một trong 2 turbine hơi nước của tàu hoạt động không phát tiếng ồn.

Tổng cộng có 18 chiếc tàu ngầm lớp Ohio được chế tạo, trong đó 14 chiếc phục vụ như tàu ngầm tên lửa đạn đạo, trong khi 4 chiếc khác được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.

Loại radar Nga được coi là khắc tinh với máy bay F-35 tàng hình của Mỹ

Loại radar Nga được coi là khắc tinh với máy bay F-35 tàng hình của Mỹ

TGVN. Nga có mọi khả năng để bắn hạ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ, các chuyên gia tại cổng ...

Phát hiện máy bay tàng hình F-35 không quá khó

Phát hiện máy bay tàng hình F-35 không quá khó

TGVN. Máy bay tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ và tên lửa hành trình tàng hình có thể bị phát hiện, theo dõi và ...

Bóc mẽ các ‘tử huyệt’ của tàng hình cơ Mỹ

Bóc mẽ các ‘tử huyệt’ của tàng hình cơ Mỹ

TGVN. Những chiếc tàng hình cơ của Mỹ có khả năng đánh lén, trả đũa tuyệt vời, nhưng dù thế nào thì các Achilles vẫn luôn ...

(Theo VOV/National Interest)

Đọc thêm

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý ...
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB ước tính, có khoảng 600 triệu người ở châu Phi hiện không được tiếp cận với nguồn điện đáng tin cậy, giá cả phải chăng.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động