Nhỏ Bình thường Lớn

Trái tim Nga trong lòng nước Pháp

Nhà thờ Chính thống Giáo Nga được khánh thành cạnh tháp Eiffel ở thủ đô Paris có thể coi là biểu tượng đồng thuận hiếm hoi trong quan hệ Nga – Pháp.
TIN LIÊN QUAN
trai tim nga trong long nuoc phap Thủ tướng Israel từ chối gặp Tổng thống Palestine tại Pháp
trai tim nga trong long nuoc phap Thịt bò Pháp tìm kiếm cơ hội vào Việt Nam

Chỉ cách tháp Eiffel một quãng đi bộ ngắn, nhà thờ Chính thống Giáo Nga đã được khánh thành vào ngày 4/12 dưới sự chứng kiến của Đức Thượng Phụ Kirill của Moscow và toàn Nga. Công trình này như một biểu tượng cho lịch sử lâu dài và gắn kết của cộng đồng người Nga ở Pháp.

trai tim nga trong long nuoc phap
Nhà thờ Chính thống Giáo Nga nằm gần tháp Eiffel tại thủ đô Paris. (Nguồn: Time Out Paris)

Biểu tượng của tình hữu nghị Nga-Pháp

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin lên kế hoạch tham dự lễ khánh thành đã làm nổi bật tầm quan trọng của công trình này. Mặc dù sau đó nhà lãnh đạo Nga đã quyết định hủy bỏ chuyến thăm do bất đồng với Pháp và các nước phương Tây liên quan đến xung đột ở Syria, nhưng Bộ trưởng Văn hóa Nga Vladimir Medinsky đã được chỉ thị đến tham dự lễ khai mạc công trình được mô tả như là một "biểu tượng của tình hữu nghị" giữa Nga và Pháp.

Nằm bên bờ sông Seine, nhà thờ Chính thống Giáo Nga là công trình kiến trúc của Nga lớn nhất ở Paris. Nhà thờ được xây cất với kinh phí 100 triệu Euro. Toàn bộ công trình nằm trên mảnh đất rộng 4.800m2 và chỉ cách tháp Eiffel 300m. Trước đây, khu vực này thuộc Sở Khí tượng Pháp và được bán đấu giá. Chính Thống giáo Nga đã phải vượt qua Canada, Saudi Arabia và Trung Quốc để giành được khu đất với giá 70 triệu Euro. Trong khuôn viên nhà thờ có một trung tâm văn hóa và một trường tiểu học Pháp - Nga dành cho 150 học sinh. Được xây dựng bằng đá vôi và kính với 5 mái vòm vàng theo hình dạng củ hành đặc trưng của kiến trúc Nga, nhà thờ cho thấy sự hồi sinh của dòng Chính thống Giáo Nga.

Bên cạnh đó, nhà thờ này cũng được coi là một sản phẩm của lịch sử chính trị Nga - Pháp. Từ những năm 1920, Paris là điểm đến chính của nhiều người Nga di tản, phần nhiều trong số này là dân trí thức. Kết quả là thủ đô nước Pháp trở thành một trung tâm giao lưu của các nhà thần học Nga ảnh hưởng bởi Công giáo và Tin lành. Ước tính hiện có khoảng 10.000 người Nga sống tại Paris và hàng chục ngàn người Nga khác trên khắp nước Pháp nhưng chỉ có 20 nhà thờ Giáo Nga dành cho họ.

Kế hoạch xây dựng nhà thờ Chính thống Giáo Nga tại Paris lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2007 bởi người đứng đầu nhà thờ Chính thống Giáo Nga khi đó là cố Thượng Phụ Aleksii II. Đây được coi như một phần trong chiến dịch của Nga nhằm giành quyền kiểm soát các nhà thờ và các ngôi mộ có niên đại từ thời Sa hoàng, đồng thời tái thống nhất cộng đồng người Nga, bao gồm cả ở Pháp, nơi ước tính có khoảng 200.000 tín đồ Chính thống Giáo Nga.

Được hoàn thành bất chấp nhiều bất đồng chính trị

Dự án này ban đầu bị nhiều quan chức Pháp trong đó có cả cựu thị trưởng Paris cho là "tầm thường" và "hoàn toàn không phù hợp". Tuy nhiên, Tổng thống Pháp khi đó là Nicolas Sarkozy đã nỗ lực dùng uy tín cá nhân bảo đảm và cho phép xây dựng công trình này với kinh phí của Nga. Kế hoạch cùng xây dựng một công trình văn hóa đầy thiện chí này là một khoảnh khắc đồng thuận hiếm hoi giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev sau hàng loạt bất đồng trong các vấn đề chính trị quốc tế.

trai tim nga trong long nuoc phap
Đức Thượng Phụ Kirill trong lễ khánh thành nhà thờ Chính thống Giáo Nga ngày 4/12. (Nguồn: Reuters)

Năm 2014, nhà thờ Chính thống Giáo Nga tại Paris chính thức được khởi công mặc cho cảnh quan hệ giữa Moscow và phương Tây ngày một xấu đi do sự kiện Nga sáp nhập Crimea. Truyền thông Pháp cho biết trong quá trình xây dựng, cơ quan phản gián Pháp thường xuyên tiến hành kiểm tra công trình nhằm loại bỏ nghi ngờ về các thiết bị gián điệp có thể bị cài đặt.

Dẫu sao, công trình mang giá trị văn hóa này vẫn được coi là một thành công mới cho quyền lực mềm của Nga. Công trình cũng cho thấy rằng ngay cả trong lúc quan hệ liên chính phủ giá lạnh thì quan hệ giáo hội, tín ngưỡng vẫn có thể tiến tới. Sức mạnh mềm thông qua tín ngưỡng, tôn giáo này của Nga không chỉ hiệu quả với riêng nước Pháp. Hồi tháng Mười vừa qua, Đức Thượng Phụ Kirill của Moscow và toàn Nga cũng đã tới thăm nhà thờ Nga tại London (Anh) và có một cuộc họp ngắn với Thống đốc tối cao của Giáo hội Anh và Nữ hoàng Elizabeth. Cuộc trò chuyện này được giới truyền mô tả là thân mật hơn bất kỳ cuộc nói chuyện nào giữa các nhà lãnh đạo chính trị của Anh và Nga trong thời gian gần đây.

trai tim nga trong long nuoc phap Tổng thống Putin kể chuyện “mối tình đầu”

Trong cuộc phỏng vấn hôm 13/12, vài ngày trước chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chia sẻ về môn võ Judo ...

trai tim nga trong long nuoc phap Tổng thống Putin từ một góc nhìn khác

Là cuốn sách đầu tiên viết về gia phả Tổng thống Nga, “Gia tộc Tổng thống V.V.Putin” đã góp phần lý giải  vì sao ông ...

trai tim nga trong long nuoc phap Một năm vụ khủng bố ở Paris: Nhà hát Bataclan sẽ mở cửa trở lại

Nhà hát Bataclan tại Paris, nơi diễn ra vụ thảm sát đêm 13/11/2015 khiến 90 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, ...

Thu Trang (theo The Guardian)