Trận lũ lịch sử tại Pakistan

Quang Đào
Lũ lụt ở Pakistan cuốn trôi nhà cửa, đường sá, cầu cống, vật nuôi và hoa màu, cướp đi mạng sống của hơn 1.400 người, đẩy hàng triệu người vào cảnh khốn đốn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trận lũ đã khiến một phần ba diện tích của Pakistan chìm trong nước và hơn 1.400 người thiệt mạng. (Nguồn: NDTV)
Trận lũ đã khiến một phần ba diện tích của Pakistan chìm trong nước và hơn 1.400 người thiệt mạng. (Nguồn: NDTV)

Năm 2022 là năm buồn của Pakistan khi phải chịu đựng áp lực lạm phát đến hai con số trong nhiều tháng qua, do giá thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt. Giá trị của đồng rupee sụt giảm do dự trữ ngoại hối bị thu hẹp.

Thêm vào đó, việc cựu Thủ tướng Imran Khan mất chức hồi tháng Tư làm cho nền chính trị của quốc gia Nam Á chưa được ổn định như mong đợi. Giờ đây, thiên tai khủng khiếp ập xuống khiến khó khăn của người dân lại nhân lên gấp bội.

Trận lũ kinh hoàng

Sau những trận mưa lớn kéo dài triền miên từ tháng Sáu, hơn 265.000km2, tức khoảng một phần ba diện tích Pakistan đã bị nước lũ nhấn chìm trong thảm họa thiên nhiên mà Thủ tướng Pakistan Shebaz Sharif mô tả là tồi tệ nhất lịch sử đất nước.

Những hình ảnh ghi lại cho thấy làng mạc, nhà cửa hay những cánh đồng xanh biếc cách đây vài tháng, vốn là trụ cột của nền kinh tế quốc gia Nam Á, giờ nhuốm màu nâu của bùn nước. Ở hầu khắp miền Nam Pakistan, đường sá, nhà cửa chìm trong biển nước, hòa vào một dòng với các con sông. Các địa phương thiệt hại nặng nhất là tỉnh Balochistan lớn nhất đất nước và tỉnh Sindh ở miền Nam.

Tính đến ngày 13/9, lũ lụt kỷ lục kết hợp cùng băng tan ở miền núi phía Bắc đã ảnh hưởng đến 33 triệu người dân Pakistan, cướp đi sinh mạng gần 1.400 người, trong đó có hơn 400 trẻ em, cuốn trôi nhà cửa, đường sá, gia súc và hoa màu, thiệt hại ước tính lên tới khoảng 30 tỷ USD.

Những con số trên chỉ là tương đối và tạm thời. Các nhà chức trách cho biết sức tàn phá của mùa lũ năm nay còn tồi tệ hơn năm 2010, vốn đã khiến 1.700 người thiệt mạng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Pakistan Ahsan Iqbal cho biết, có thể phải mất năm năm để Pakistan khắc phục các hậu quả của lũ lụt.

Chưa dừng lại ở đó, theo The Guardian, nước lũ dâng kéo theo mối nguy nghiêm trọng khác là khả năng bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm. Mưa kéo dài vài tháng cộng với việc các dòng sông băng trên núi cao tan chảy trong nắng nóng khiến người dân không được tiếp cận với nước sạch. Số ca tiêu chảy và sốt rét tăng chóng mặt.

Các nhà chức trách cho biết, họ lo ngại sự lây lan của các bệnh qua đường nước sau lũ tạo ra gánh nặng cho các cơ sở y tế. Ông Arif Jabbar Khan, Giám đốc tổ chức WaterAid Pakistan, người vừa thị sát tỉnh Sindh, mô tả: “Nhiều gia đình đang sống bên bờ kênh, nước tràn vào trong những túp lều xiêu vẹo bằng tre và nhựa. Họ thậm chí đã phải uống nước lũ vì không còn lựa chọn nào khác. Đây là con đường làm bùng phát dịch bệnh trên diện rộng”.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 900 cơ sở y tế, phòng khám ở Pakistan đã bị hư hại, buộc phải phân bổ khẩn cấp 10 triệu USD hỗ trợ y tế. WHO cho biết, họ đang làm việc với Chính phủ Pakistan để ứng phó với sự bùng phát của bệnh tiêu chảy, dịch tả. Cơ quan này cảnh báo lũ lụt cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh sốt rét và sốt xuất huyết trong các khu dân cư.

Thậm chí, để nhanh chóng giải quyết tình trạng nước lũ dâng cao, ngày 4/9, giới chức Pakistan đã quyết định phá hồ nước ngọt lớn nhất của đất nước này. Việc phá hồ Manchar đã khiến 100.000 người dân bị ảnh hưởng và sơ tán, nhưng cứu được các khu vực đông dân cư hơn khỏi tình trạng ngập lụt.

Pakistan đứng thứ tám trong Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu, danh sách do tổ chức môi trường Germanwatch lập ra về những quốc gia dễ bị tổn thương do thời tiết khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Nguyên nhân chính

Tình hình thực tế tại Pakistan vô cùng nghiêm trọng. Cả Pakistan lẫn Liên hợp quốc (LHQ) đều cho rằng, biến đổi khí hậu đã gây ra tình trạng kinh hoàng này.

Pakistan kêu gọi quốc tế giúp đỡ, cho rằng nước này là nạn nhân của biến đổi khí hậu gây ra do “sự phát triển thiếu trách nhiệm của các nước phát triển”.

Ông Iqbal khẳng định, phát thải gây ô nhiễm của Pakistan thuộc hàng thấp nhất thế giới. Vì vậy “cộng đồng quốc tế có trách nhiệm giúp chúng tôi nâng cấp cơ sở hạ tầng, giúp Pakistan có đủ khả năng chống chịu với thiên tai, để chúng tôi không bị mất mát tương tự trong những năm tới”, Bộ trưởng Iqbal nói.

Theo tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra trận lũ lịch sử dường như khởi đầu với những đợt nắng nóng bất thường. Vào tháng Tư và tháng Năm vừa qua, nhiều nơi ở Pakistan đã ghi nhận nhiệt độ vượt trên 40 độ C trong thời gian dài. Thậm chí, người ta ghi nhận nhiệt độ cao nhất của thành phố Jacobabad trong một ngày oi ả của tháng Năm là 51 độ C.

Nhiệt độ ấm lên sẽ khiến độ ẩm trong không khí tăng cao. Hồi đầu năm, các nhà khí tượng học đã cảnh báo rằng nhiệt độ khắc nghiệt có thể dẫn đến lượng mưa “trên mức bình thường” ở Pakistan, đặc biệt từ tháng Bảy đến tháng Chín.

Ông Athar Hussain, một nhà khí hậu học tại Đại học COMSATS Islamabad cho biết, nắng nóng gay gắt làm tan chảy sông băng ở các vùng núi phía Bắc, làm tăng lượng nước chảy vào các nhánh sông đổ vào sông Indus. Indus là con sông lớn nhất của Pakistan và chạy dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam. Bên cạnh đó, một số hồ băng bị vỡ, tạo ra một dòng nước chảy xiết nguy hiểm.

Các đợt nắng nóng cũng trùng hợp với một sự kiện bất thường khác, đó là việc một áp thấp bất ngờ xuất hiện trên biển Arab, gây mưa lớn cho các tỉnh ven biển của Pakistan vào đầu tháng Sáu. Chưa dừng lại ở đó, những đặc điểm bất thường này sau đó càng trầm trọng hơn do sự xuất hiện sớm của gió mùa vào ngày 30/6. Những hiện tượng bất thường này khiến Pakistan phải hứng chịu lượng mưa trung bình gấp ba lần so với hàng năm.

Các tỉnh Sindh và Baluchistan ghi nhận lượng mưa cao gấp năm lần mức trung bình.

Trong khi đó, các chuyên gia nhận định địa hình đồi núi tại Pakistan, tình trạng hư hỏng của hệ thống đê điều cùng với việc người dân nước này chưa được chuẩn bị để đối phó với những thảm họa tự nhiên trên quy mô lớn là các nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại nặng nề.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 9/9 cho biết: “Nhân loại đã gây chiến với thiên nhiên và giờ thiên nhiên tấn công lại chúng ta”. Ông cho rằng, có sự bất công về mức độ gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu giữa các khu vực. “Thiên nhiên tấn công tỉnh Sindh, nhưng tỉnh Sindh không phải là nơi tạo ra lượng khí thải làm tăng tốc độ biến đổi khí hậu một cách nghiêm trọng”.

Sự hỗ trợ từ quốc tế

Ngày 8/9, Chính phủ Pakistan đã phê chuẩn khoản ngân sách trị giá 3 tỷ Rupee (tương đương 13,36 triệu USD) để hỗ trợ cho những người dân bị ảnh hưởng tại quốc gia Nam Á này. Khoản tiền trên sẽ được chính phủ bàn giao cho Cơ quan Quản lý Thảm họa quốc gia (NDMA) để tiến hành các hoạt động cứu hộ và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Trước đó, chính quyền Pakistan và LHQ cùng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp Islamabad sớm thoát khỏi tình trạng cấp bách hiện nay. LHQ cho biết, một kế hoạch hỗ trợ lũ lụt đã được thực hiện vào tháng trước và kêu gọi được ngay lập tức 160 triệu USD cho Pakistan.

Hôm 8/9, một chiếc C-17 của Không quân Mỹ đã hạ cánh, mang theo nhiều lều bạt và những vật dụng rất cần thiết để làm nơi trú ẩn tạm thời cho những người phải sơ tán. Mỹ đã công bố khoản viện trợ trị giá 30 triệu USD cho nạn nhân lũ lụt.

Hồi đầu tháng Chín, 29 máy bay chở hàng cứu trợ đã đến Pakistan từ Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Trung Quốc, Qatar, Uzbekistan, Jordan, Turkmenistan và các nước khác. Cơ quan tị nạn của LHQ cho biết, phản ứng của cộng đồng quốc tế trước lời kêu gọi hỗ trợ Pakistan khắc phục hậu quả lũ lụt “rất đáng khích lệ”. Tuy nhiên, quốc gia Nam Á này vẫn cần thêm nhiều trợ giúp.

Trận lũ lụt kinh hoàng tại Pakistan đã phần nào cho thế giới thấy mức độ khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, cũng như những tác động tiêu cực tới cuộc sống của con người. Đây cũng là “hồi chuông cảnh tỉnh” dành cho các quốc gia về những nguy hại tiềm tàng của tình trạng này, đồng thời đòi hỏi các cuộc đàm phán về khí hậu tại LHQ cần phải có những kết quả thực tế và nhanh chóng, để có biện pháp giải quyết vấn đề trước khi quá muộn.

Dịch bệnh lây lan nhanh 'phủ bóng đen' lên tình hình nhân đạo ở Pakistan

Dịch bệnh lây lan nhanh 'phủ bóng đen' lên tình hình nhân đạo ở Pakistan

Ngày 6/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo tại Pakistan sau những trận mưa lớn ...

Điện thăm hỏi về tình hình mưa lớn và lũ lụt tại Pakistan

Điện thăm hỏi về tình hình mưa lớn và lũ lụt tại Pakistan

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Tình hình Pakistan: IMF phê duyệt gói hỗ trợ tài chính, thiệt hại ít nhất 10 tỷ USD do lũ lụt

Tình hình Pakistan: IMF phê duyệt gói hỗ trợ tài chính, thiệt hại ít nhất 10 tỷ USD do lũ lụt

Bộ tưởng Tài chính Pakistan Miftah Ismail thông báo trên Twitter rằng, ban điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 29/8 đã thông ...

Australia bắt đầu cuộc tập trận không quân đa quốc gia lớn nhất lịch sử

Australia bắt đầu cuộc tập trận không quân đa quốc gia lớn nhất lịch sử

Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) ngày 19/8 đã bắt đầu cuộc tập trận Pitch Black lớn nhất từ trước đến nay tại Vùng Lãnh ...

Biến đổi khí hậu gây ra những trận lũ lụt ở đất liền, giải pháp là gì?

Biến đổi khí hậu gây ra những trận lũ lụt ở đất liền, giải pháp là gì?

Câu hỏi này đang được đặt ra bởi hàng triệu người Mỹ sống tại vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và muốn tìm ra ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Con bạn theo đuổi ước mơ du học, bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường bất động sản tại Australia.
Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Người đồng sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov nói về kinh doanh, triết lý sống và ý đồ của đặc vụ Mỹ.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động