Trật tự bốn cực - liều thuốc trị bách bệnh cho một thế giới ngày càng mong manh?

Hồng Phúc
TGVN. Bài viết của Daron Acemoglu, Giáo sư kinh tế tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ về những lợi ích của trật tự thế giới bốn cực, trong đó có việc đem lại tiếng nói đa chiều hơn trong quản trị toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trật tự bốn cực sẽ tốt hơn cho thế giới? (Nguồn: project-syndicate)
Trật tự bốn cực sẽ tốt hơn cho thế giới? (Nguồn: Project Syndicate)

Với việc làm giảm vai trò toàn cầu của nước Mỹ và từ chối chấp nhận tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump chính là thời khắc cuối cùng của một kỷ nguyên đơn cực.

Mặc dù nhiều người cho rằng thế giới đơn cực hậu Chiến tranh Lạnh đang nhường đường cho một trật tự quốc tế hai cực do Mỹ và Trung Quốc thống trị, song hệ quả đó không phải là điều chắc chắn sẽ xảy ra và cũng không phải là điều mọi người mong muốn.

Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng và tiến hành xây dựng một thế giới trong đó châu Âu và những nền kinh tế mới nổi chiếm một vai trò rõ nét hơn.

Ba thách thức bị lãng quên

Do những quốc gia không muốn tuân theo “luật chơi” của Mỹ thường dựa vào Trung Quốc để tìm đường phát triển và sự hỗ trợ vật chất, điều này khiến Trung Quốc đương nhiên nổi lên trở thành một trong hai cực của quyền lực toàn cầu.

Trên thực tế, một thế giới hai cực thường rất không ổn định. Sự xuất hiện của trật tự hai cực sẽ làm tăng nguy cơ xung đột bạo lực (theo logic của thuyết Bẫy Thucydides, trong đó hai nước sẽ đương nhiên coi nhau là mối đe dọa) và khiến các vấn đề toàn cầu hoàn toàn trở nên phụ thuộc vào lợi ích của hai cường quốc lãnh đạo.

Ba thách thức lớn nhất mà nhân loại đang đối mặt có thể sẽ bị phớt lờ hoặc làm cho trầm trọng hơn.

Thách thức đầu tiên là sự tập trung quyền lực của các tập đoàn công nghệ khổng lồ (Big Tech). Mặc dù công nghệ thường được coi là mặt trận chủ chốt trong xung đột Mỹ-Trung, song vẫn có sự tương đồng giữa hai quốc gia trong lĩnh vực này. Cả hai quốc gia đang nỗ lực để theo đuổi mục tiêu sử dụng thuật toán để thống trị con người, trong đó các nền tảng số và trí tuệ nhân tạo (AI) được chính phủ và các tập đoàn sử dụng để giám sát và kiểm soát công dân.

Hiển nhiên, giữa hai nước vẫn có sự khác biệt trong vấn đề này. Trong khi Mỹ chấp nhận tầm nhìn của các tập đoàn công nghệ lớn và hỗ trợ ngành công nghiệp này, những công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc lại nằm trong tầm kiểm soát và phải tuân theo mục tiêu của chính phủ.

Chẳng hạn, nghiên cứu gần đây cho thấy nhu cầu của chính phủ về công nghệ giám sát đã định hình quá trình nghiên cứu và phát triển của những người sáng tạo AI ở Trung Quốc. Dù trong trường hợp nào, cả hai chính phủ đều sẽ không tăng cường tiêu chuẩn về quyền riêng tư và những hình thức bảo vệ khác đối với người dân, và chắc chắn cũng sẽ không tái định hình chiều hướng nghiên cứu AI để lợi ích của nó trở nên rõ ràng và được chia sẻ rộng rãi.

Thách thức thứ hai là sự ủng hộ về các giá trị dân chủ và nhân quyền sẽ ít được ưu tiên trong thế giới hai cực. Khi sự đàn áp ở Trung Quốc ngày càng tăng, nước Mỹ dường như là một ví dụ tốt về các giá trị này. Tuy nhiên, những cam kết về mặt nguyên tắc của Mỹ đối với dân chủ và nhân quyền thường yếu và không được coi trọng ở bên ngoài nước Mỹ.

Rốt cuộc, chính Mỹ lại là nước đi lật đổ các chế độ được bầu cử dân chủ nhưng không thân thiện ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi. Việc Mỹ ủng hộ các nền dân chủ như ở Ukraine cũng chỉ vì những động cơ mờ ám, chẳng hạn để chống lại hoặc làm suy yếu nước Nga.

Thách thức thứ ba ít được quan tâm trong một thế giới hai cực Mỹ-Trung là vấn đề biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tỏ ra ủng hộ các thỏa thuận quốc tế về giảm khí thải nhà kính nhiều hơn so với Mỹ.

Tuy nhiên, hai siêu cường không chỉ là hai quốc gia xả thải lớn nhất thế giới, mà cả hai đều dựa vào những mô hình kinh tế thâm dụng năng lượng. Trung Quốc sẽ tiếp tục phụ thuộc vào tăng trưởng dựa trên sản xuất công nghiệp, trong khi tiêu dùng và công nghiệp tăng trưởng (như điện toán đám mây) sẽ tiếp tục tiêu thụ nhiều năng lượng tại Mỹ.

Có thể dự báo rằng mục tiêu trở nên vượt trội về kinh tế trong ngắn hạn của cả hai quốc gia sẽ được ưu tiên cao hơn mục tiêu bảo vệ môi trường của tất cả các quốc gia khác.

Sự bổ sung cần thiết

Tất cả những thách thức này sẽ có thể được giải quyết trong một thế giới được bổ sung hai cực nữa: Liên minh châu Âu (EU) và một hiệp hội gồm các quốc gia mới nổi. Hiệp hội những quốc gia mới nổi này có thể là một tổ chức quốc tế mới có tên gọi “E10”, bao gồm Mexico, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và một số quốc gia khác.

Một thế giới bốn cực như vậy sẽ ít có khả năng tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, và nó đem lại tiếng nói đa chiều hơn trong quản trị toàn cầu.

Trật tự bốn cực sẽ tốt hơn cho thế giới? (Nguồn: project-syndicate)
Giáo sư Daron Acemoglu cho rằng chúng ta hy vọng và tiến hành xây dựng một thế giới trong đó châu Âu và những nền kinh tế mới nổi chiếm một vai trò rõ nét hơn. (Nguồn: CC0)

Trên thực tế, EU đã nổi lên đi tiên phong trong việc bảo vệ quyền riêng tư và đặt ra các quy định đối với các tập đoàn công nghệ khổng lồ. EU cũng có quan điểm rõ ràng về việc chống lại quá trình tự động hóa sử dụng thuật toán.

Ngay cả khi các công ty của Trung Quốc và Mỹ tạo ra nhiều quan ngại về vấn đề quyền riêng tư, thao túng tiêu dùng và sử dụng trí thông minh nhân tạo thay thế lao động, thị trường châu Âu vẫn đủ lớn và quan trọng để tác động đến sân chơi toàn cầu.

Tuy nhiên, cực đại diện cho các nền kinh tế mới nổi thậm chí còn đóng vai trò quan trọng hơn. Nếu AI tiếp tục thay thế công việc của con người, các nền kinh tế mới nổi sẽ là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lợi thế tương đối của các quốc gia này nằm ở nguồn nhân công dồi dào.

Với việc tự động hóa làm giảm nguồn cung việc làm, những quốc gia này cần phải có tiếng nói trong các cuộc tranh luận toàn cầu về định hướng thiết kế và sử dụng các công nghệ mới.

EU và các nền kinh tế mới nổi cũng có thể hình thành một khối quyền lực để chống lại phát thải do sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù EU đã dẫn đầu thế giới trong quá trình giảm khí thải các-bon, các nền kinh tế mới nổi cũng có lợi ích cấp thiết trong việc chống biến đổi khí hậu do các quốc gia này chịu tác động lớn từ sự ấm lên toàn cầu.

Một thế giới bốn cực sẽ đem lại nhiều hy vọng hơn thế giới hai cực song không phải là “liều thuốc trị bách bệnh”. Với những tiếng nói đa chiều hơn và khả năng hình thành nhiều liên minh “cơ hội chủ nghĩa” hơn, thế giới bốn cực sẽ khó quản lý hơn so với thế giới đơn cực như trong thời gian qua.

Châu Âu tìm kiếm trật tự thế giới mới thời 'hậu Mỹ'

Châu Âu tìm kiếm trật tự thế giới mới thời 'hậu Mỹ'

TGVN. Để đối phó với sự suy giảm của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm các chính sách thúc đẩy đoàn kết nội ...

Chuyên gia quốc tế: Động thái của Trung Quốc ở Biển Đông 'đang dần hủy hoại' trật tự thế giới

Chuyên gia quốc tế: Động thái của Trung Quốc ở Biển Đông 'đang dần hủy hoại' trật tự thế giới

TGVN. Các chuyên gia quốc tế cho rằng Trung Quốc sẽ không dễ dàng trong việc tuyên bố ADIZ ở Biển Đông và những hành ...

Hậu dịch Covid-19, một trật tự thế giới khó đổ vỡ nhưng 'khó mà như xưa'

Hậu dịch Covid-19, một trật tự thế giới khó đổ vỡ nhưng 'khó mà như xưa'

TGVN. Câu hỏi mấu chốt ở đây là, đại dịch Covid-19 có làm đảo lộn ít nhất một trong hai yếu tố cấu thành nên ...

(theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động