Triều Tiên: Ba thông điệp, một nước cờ

Minh Quân
TGVN. Tiến hành bắn thử tên lửa hai lần trong vòng chưa đầy một tuần là cách Triều Tiên đánh tiếng về bế tắc trong đàm phán, tận dụng khoảng trống từ căng thẳng Nhật - Hàn và thể hiện tiềm lực quân sự ngày một hùng hậu của mình. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trieu tien ba thong diep mot nuoc co Xác nhận Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Hàn Quốc họp khẩn
trieu tien ba thong diep mot nuoc co Hàn Quốc thông báo Triều Tiên phóng nhiều vật thể bay không xác định, Mỹ đang giám sát tình hình
trieu tien ba thong diep mot nuoc co
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi vụ phóng thử tên lửa ngày 25/7 (Nguồn: EPA/KCNA)
trieu tien ba thong diep mot nuoc co Khu vực Đông Bắc Á: Toan tính xa, rủi ro gần

TGVN. Cuộc chơi nào ở sát ranh giới rất mong manh giữa điểm dừng và quá đà cũng đều như sử dụng con dao hai ...

5 giờ sáng ngày 31/7, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Hàn Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ khu vực Wonsan – Kalma, đạt độ cao 30 km và bay được 250 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Một quan chức Mỹ cũng xác nhận thông tin này, song nhấn mạnh các vũ khí này không gây ra mối đe doạ cho Mỹ hay đồng minh.

Tuy nhiên, trong tuyên bố của mình, JCS cũng cảnh báo rằng các cuộc phóng tên lửa liên tục “không đóng góp vào nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên” và kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt hành động này. Nhà Xanh cho biết Tổng thống đã tổ chức họp khẩn với Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về vụ phóng tên lửa. Tương tự, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã triệu tập cuộc họp khẩn để đánh giá vụ việc.

Đây là vụ phóng tên lửa thứ ba trong vòng ba tháng trở lại đây và thứ hai chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. Đáng chú ý, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, tên lửa đạn đạo này được xác định là khác với các mẫu trước đây của Triều Tiên.

Với động thái này, Bình Nhưỡng một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý tại Đông Bắc Á, ngay cả khi căng thẳng chính trị - thương mại giữa Tokyo và Seoul ngày một nóng lên.

Tín hiệu của sự bế tắc

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đặt biệt danh cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un là “Người đàn ông Tên lửa” (Rocket Man), để ám chỉ số lượng vụ phóng tên lửa mà nhà lãnh đạo này thực hiện kể từ khi lên cầm quyền năm 2011. Tuy nhiên, sẽ không sai nếu nói rằng những vụ thử tên lửa như vậy là cách Bình Nhưỡng truyền tải thông điệp chính sách của mình ra thế giới, đặc biệt là tới phương Tây.

Nếu phóng tên lửa nghệ thuật thì Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hẳn phải là một nghệ sỹ, đặc biệt là trong việc chọn thời điểm. Các vụ thử nghiệm thường diễn ra trước hoặc sau một sự kiện lớn. Vụ thử tên lửa lần này không phải là một ngoại lệ.

Đầu tiên, nó diễn ra một tháng sau chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump tới khu vực phi quân sự DMZ, gặp Chủ tịch Kim Jong-un hậu Hội nghị Thượng đỉnh các Nền Kinh tế phát triển (G20) tại Osaka. Tại đây, hai nhà lãnh đạo một lần nữa thể hiện thái độ thân mật và tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên.

trieu tien ba thong diep mot nuoc co
Bình Nhưỡng tiếp tục phóng tên lửa lần thứ ba chỉ trong vòng 3 tháng.

Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, “lời nói gió bay” – đàm phán tiếp tục bế tắc. Mỹ không chịu nhượng bộ với các điều kiện dỡ bỏ cấm vận của Triều Tiên và ngược lại, Bình Nhưỡng thậm chí còn chưa chỉ định quan chức đảm nhiệm trưởng đoàn đàm phán phi hạt nhân hoá. Động thái công khai hiếm hoi giữa hai bên thời gian tới có thể đến từ cuộc gặp Đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun và đại diện của Triều Tiên trong trường hợp hai bên cùng tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ngày 2/8 tại Bangkok (Thái Lan).

Ít nhất là tới khi đó, việc chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un thử hai tên lửa tầm ngắn chưa xác định một lần nữa khẳng định sự bế tắc trong quá trình đàm phán Mỹ - Triều.

Tận dụng khoảng trống

Thứ hai, động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng quan hệ chính trị - kinh tế giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang ngày một leo thang. Đặc biệt hơn, Bình Nhưỡng được cho là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến căng thẳng giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này: Tokyo khẳng định việc dừng xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp bán dẫn sang phía Seoul là nhằm ngăn công nghệ Nhật Bản rơi vào tay chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un.

Trong khi Tokyo vẫn theo đuổi cách tiếp cận “rắn” trong vấn đề Bình Nhưỡng, Seoul lại có xu hướng hoà giải hơn, hướng tới xây dựng quan hệ tốt với chính quyền của Chủ tịch Kim Jong-un. Việc song phương lục đục khi đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hợp tác trong thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên. Điều này sẽ tạo ra khoảng trống cần thiết để Bình Nhưỡng tiếp tục mở rộng ảnh hưởng, khai phá tiềm lực, xây dựng vị thế để “mặc cả” với Washington một khi đàm phán được khai thông.

Vụ thử nghiệm một loại tên lửa mới, chưa được xác định cho thấy những tiến bộ trong công nghệ chế tạo vũ khí của Triều Tiên và là minh chứng rõ nét cho thành quả của chiến lược “câu giờ” mà chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un đang theo đuổi.

Thể hiện sức mạnh

Cuối cùng, vụ thử tên lửa của Triều Tiên diễn ra ngay trước thời điểm Mỹ và Hàn Quốc triển khai tập trận chung vào tháng 8. Chủ tịch Kim Jong-un từng khẳng định tiến hành hoạt động này đồng nghĩa với việc “tự sát” và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in không nên “phạm sai lầm khi bỏ qua những cảnh báo từ Bình Nhưỡng”.

Tuy nhiên, kể từ cuộc gặp ngày 30/6 tại DMZ, Tổng thống Donald Trump đã khẳng định Mỹ sẽ không tiến hành “trò chơi chiến tranh” trên bán đảo Triều Tiên. Trên thực tế, quân đội Mỹ và Hàn Quốc vẫn duy trì tần suất tiến hành tập trận, song với quy mô nhỏ lẻ và chủ yếu dưới dạng mô phỏng trên máy tính.

Do đó, không loại trừ khả năng cuộc tập trận chung tháng 8 sẽ không còn rầm rộ như năm ngoái. Tuy nhiên, việc Mỹ và Hàn Quốc chủ động tập trận với quy mô nhỏ hơn chủ yếu là do yêu cầu từ phía Washington, thay vì áp lực từ phía Bình Nhưỡng. Chủ tịch Kim Jong-un cần duy trì hình ảnh trong mắt người dân và ông mong muốn thể hiện rằng hành động thể hiện sức mạnh của quân đội đã khiến Mỹ và Hàn Quốc phải chùn bước.

“Người đàn ông Tên lửa” Kim Jong-un đã lên tiếng và liệu ở bên kia Thái Bình Dương, “Người đàn ông Thuế quan” (Tariff Man) Donald Trump có thể đưa ra câu trả lời thích hợp, đóng góp tích cực cho tiến trình hoà bình trên bán đảo Triều Tiên hay không, vẫn là lời ngỏ cần được giải đáp.

Minh Quân

trieu tien ba thong diep mot nuoc co Nhật Bản đánh giá bi quan về hai vật thể bay mới của Triều Tiên

TGVN. Ngày 27/7, Đài NHK dẫn nhận định của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, hai vật thể bay mới của Triều Tiên có ...

trieu tien ba thong diep mot nuoc co Tổng thống Mỹ không quá phiền lòng vì Triều Tiên thử tên lửa tầm ngắn

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/7 tuyên bố, ông không phiền lòng bởi các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều ...

trieu tien ba thong diep mot nuoc co Khu vực Đông Bắc Á: Toan tính xa, rủi ro gần

TGVN. Cuộc chơi nào ở sát ranh giới rất mong manh giữa điểm dừng và quá đà cũng đều như sử dụng con dao hai ...

Đọc thêm

MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

Giá MacBook Air M3 đang được chào bán ở mức 27 triệu đồng cho phiên bản 13 inch, thấp hơn 1 triệu đồng so với mức giá niêm yết. Phiên ...
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, ...
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

U23 Việt Nam: Thủ môn Quan Văn Chuẩn nhận lỗi về bàn thua trước U23 Iraq

Quan Văn Chuẩn thừa nhận mắc sai lầm dẫn đến tình huống U23 Việt Nam phải nhận bàn thua trước U23 Iraq, dừng chân ở tứ kết VCK U23 châu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động