Trung Đông – Quả bom hẹn giờ không phát nổ, sự êm đềm dối trá

TGVN. Một làn sóng bất ổn mới đang khuấy động Trung Đông. Các nhà cầm quyền của khu vực này từ lâu đã tìm cách xoay xở để tránh phải đối phó những vấn đề đã ăn sâu bén rễ, nhưng họ đang cạn kiệt ý tưởng, thời gian và tiền bạc.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trung dong qua bom hen gio khong phat no su em dem doi tra Nga khẳng định sẵn sàng tạo điều kiện thành lập vùng không có vũ khí hủy diệt ở Trung Đông
trung dong qua bom hen gio khong phat no su em dem doi tra Nga - “Nhà môi giới” quyền lực tại Trung Đông
trung dong qua bom hen gio khong phat no su em dem doi tra
Người đi bộ trên đường phố trong một chương trình truyền thông ở Douma gần Damascus, Syria. (Nguồn: Reuters)

Trung Đông gần như chưa từng rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn thế. Đây không chỉ là cuộc xung đột từ xa xưa giữa Israel và người Palestine, chiến tranh ở Syria hay cuộc đối đầu dai dẳng giữa Iran và hầu hết các nước Trung Đông. Ngoài tất cả những vấn đề này, giờ đây còn có một khó khăn khác: Một làn sóng nổi dậy mới của dân chúng nhằm chống lại các nhà lãnh đạo lâu năm, điều đã nhấn chìm Lebanon, Iraq và rất có thể cả Iran.

Nhìn chung, Trung Đông đang trải qua thời kỳ bất ổn nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tình trạng hỗn loạn này có vẻ sẽ tiếp tục trong vài năm, nếu không muốn nói là vài thập kỷ tới. Và kết quả có khả năng xảy ra nhất có lẽ còn thảm hại hơn: Một Trung Đông được tái thiết sẽ chẳng tốt đẹp hơn nhiều so với Trung Đông mà chúng ta biết hiện nay, nhưng chắc chắn sẽ bao gồm nhiều nhà nước và nhiều thực thể dễ bị tổn thương hơn.

Hầu như không có cuộc khủng hoảng nào được dự báo với tần suất thường xuyên như cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông. Từ những năm 1960, các nhà phân tích đã cảnh báo về thảm họa sắp xảy ra do tỷ lệ sinh cao, các số liệu tăng trưởng kinh tế thấp và nạn tham nhũng tràn lan. Không hội nghị quốc tế nào về khu vực này kết thúc mà không có những dự đoán ảm đạm như vậy.

Và hai thập kỷ trước, khi vừa bắt đầu bước sang thế kỷ mới, một báo cáo sâu rộng của Liên hợp quốc do các chuyên gia Arập biên soạn đã vẽ nên một bức tranh thậm chí còn u ám hơn về một khu vực bị tàn phá do thiếu cơ hội kinh tế, phụ nữ không được trao quyền - việc này trên thực tế đã gạt một nửa dân số ra ngoài lề - và thiếu cơ hội để đạt được sự tiến bộ xã hội. Trong một thời gian dài, cái được cho là một quả bom hẹn giờ đã không phát nổ. Có một số lý do khác nhau góp phần vào sự êm đềm dối trá này.

Cơn thịnh nộ mùa Đông

Các nhà phân tích chiến lược và các nhà sử học vẫn không thống nhất về nguyên nhân dẫn đến làn sóng nổi dậy của người dân vốn đã càn quét khắp Trung Đông kể từ đầu năm 2011 và quỹ đạo của nó trong tương lai. Một vài người nhìn nhận đây là điểm khởi đầu của cái gọi là “Mùa Xuân Arập”, một làn sóng gồm các cuộc phản kháng bắt chước những cuộc phản kháng đã lật đổ các chế độ độc tài ở châu Âu và đưa Chiến tranh Lạnh đến hồi kết. Và họ tin rằng các cuộc nổi dậy của Arập sẽ tạo ra một kết quả giống nhau: những xã hội mở cửa và thịnh vượng hơn. Tuy nhiên, những người khác nhìn nhận các cuộc nổi dậy ở Trung Đông là một thất bại thảm hại, gây ra chủ nghĩa cực đoan và tình trạng đàn áp hơn nữa, cũng như các cuộc nội chiến đẫm máu như đang diễn ra ở Syria.

Tuy nhiên, bất kể người ta thích cách diễn giải nào hơn, thì dường như rõ ràng có những kết luận nhất định. Thứ nhất, các chính phủ Arập đã cạn kiệt ý tưởng về cách thức cai trị được lòng dân: Họ đã thử tất cả các loại ý thức hệ - từ chủ nghĩa xã hội đến thị trường tự do và bất kỳ loại hình nào ở giữa – và đều thất bại. Các chính phủ duy nhất vẫn có tính hợp pháp nào đó là các chế độ quân chủ, vốn có thể vẫn dựa vào sức hấp dẫn của lịch sử và truyền thống để duy trì lòng trung thành của người dân; phần còn lại giờ đây chỉ dựa vào vũ lực để tồn tại.

Thứ hai, các chính phủ đã cạn kiệt tiền bạc. Họ phải đối mặt với những vấn đề lớn và đòi hỏi phải có nhiều tiền của đến nỗi ngay cả các nước giàu dầu mỏ cũng phải thắt lưng buộc bụng. Hầu hết các cuộc cải cách mà Thái tử Mohammed bin Salman đang thực hiện đều dựa trên hiểu biết rằng, ngay cả sự giàu có đến mức khó tin của Saudi Arabia giờ đây cũng không đủ để đối phó với những thách thức của nước này, chứ chưa nói đến việc dành khoản thặng dư lớn để trợ cấp cho các nước Arập khác.

Và cuối cùng, các chính phủ đã hết thời gian. Họ phải nuôi quá nhiều người, có quá nhiều thanh niên cần nhà ở và việc làm và có quá nhiều mong đợi đã trở thành nỗi thất vọng về cách xử lý của bất kỳ chính phủ nào.

Những ngày mà kẻ cai trị có thể mua được hòa bình đơn giản bằng cách tuyên bố một khoản trợ cấp mới đối với mặt hàng bánh mì hoặc in nhiều tiền mặt hơn để kích thích tăng trưởng giả đã qua.

Giờ đây, điều cũng rất rõ ràng là các cuộc phản kháng trên quy mô lớn ở Trung Đông không phải là một hiện tượng đơn lẻ, mà là một phần trong tiến trình lúc thịnh lúc suy và có thể diễn biến theo những chiều hướng khác nhau. Họ đã có thể trấn áp các cuộc nổi dậy năm 2011 và Trung Đông dường như có thể quay trở lại bình thường. Tuy nhiên, xem xét khu vực này hiện nay, rõ ràng cái gọi là “Mùa Xuân Arập” đã trở lại, vào giữa mùa Đông.

Một trong những diễn biến mới thú vị nhất đó là Iran đã trở thành nạn nhân của một tiến trình tương tự với các cuộc nổi dậy của dân chúng. Giờ đây, Iran phát hiện ra rằng, họ có thể xuất khẩu nhiều vũ khí và cung cấp lực lượng dân quân ủy nhiệm như họ mong muốn, dù chúng đều không thể tạo ra sự thịnh vượng về kinh tế. Các cuộc biểu tình trên quy mô lớn mà hiện đang khiến Iraq và Lebanon rung chuyển rõ ràng chứa đựng yếu tố bài Iran. Về cơ bản, chúng là các phong trào chống lại nỗ lực của Iran nhằm lợi dụng các nước này như những lực lượng ủy nhiệm của họ. Và các cuộc biểu tình diễn ra ở chính Iran là một lời nhắc nhở rằng, những nỗ lực của các giáo sĩ Hồi giáo nhằm khiến chủ nghĩa cực đoan tôn giáo thay thế cho sự thịnh vượng về kinh tế đã thất bại.

trung dong qua bom hen gio khong phat no su em dem doi tra
Trung Đông gần như chưa từng rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn thế. Đây không chỉ là cuộc xung đột từ xa xưa giữa Israel và người Palestine, chiến tranh ở Syria hay cuộc đối đầu dai dẳng giữa Iran và hầu hết các nước Trung Đông. (Nguồn: AP)

Đúng là Chính phủ Iran đã trấn áp nhiều phong trào phản kháng khác. Và đúng là họ đã trấn áp làn sóng phản kháng mạnh mẽ mà họ từng trải qua hồi đầu tháng 11/2019, với tổn thất là hơn 100 người bị giết hại dã man.

Một thông tin hữu ích là khoảng thời gian giữa các cuộc phản kháng lớn ở Iran đang ngày càng ngắn lại. Và cũng đáng để lưu ý rằng, giờ đây, các cuộc phản kháng diễn ra trên quy mô toàn quốc thay vì chỉ diễn ra ở Thủ đô Tehran và những đòi hỏi của người biểu tình không chỉ nhằm vào việc hạ giá lương thực hay năng lượng mà họ còn bày tỏ nỗi tức giận và thất vọng đối với chế độ.

Cho đến thời điểm này, các thủ lĩnh Hồi giáo có thể an toàn, nhưng người ta cũng đã từng nói vậy về nhà vua Iran Mohammad Reza Pahlavi một vài tuần trước khi ông bị lật đổ.

Sự trỗi dậy của những bên tham gia mới

Điều khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn là giờ đây, Mỹ - nước trọng tài truyền thống ở khu vực này, đang giảm mạnh sự can dự của họ. Điều này không chỉ vì Tổng thống Mỹ Donald Trump theo chủ nghĩa biệt lập đang nắm quyền ở Nhà Trắng. Cuộc rút lui khỏi Trung Đông kéo dài và chậm chạp đã bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ 2 của George W. Bush và tiếp tục diễn ra với cường độ mạnh mẽ hơn dưới thời Chính quyền Barack Obama.

Có nhiều lý do giải thích cho điều này, trong đó có sự phản đối của người dân Mỹ đối với những cuộc phiêu lưu mạo hiểm hơn nữa ở Trung Đông, việc Mỹ tự cung cấp đủ dầu khí và cảm giác rằng bất kể Mỹ làm gì thì dường như khu vực này cũng chẳng hề thay đổi.

Cho đến nay, Mỹ vẫn là bên tham gia quân sự lớn nhất ở Trung Đông; các căn cứ của họ vẫn nằm rải rác xung quanh vùng Vịnh và sự hỗ trợ của họ dành cho Israel vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, giờ đây, các bên tham gia có vận may đang lên ở khu vực này là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Tất cả đều không phải nước Arập, nhưng hiện họ có ảnh hưởng tới vận mệnh của các nước Arập.

Không thể dự đoán tiến trình này sẽ phát triển theo cách nào, ngoại trừ việc lưu ý rằng có khả năng nó sẽ làm suy yếu quyền kiểm soát trung tâm của các nước đang hiện diện trong khu vực và rất có thể dẫn đến việc thành lập các nhà nước mới mà thậm chí sẽ còn dễ bị tổn thương hơn. Chúng ta đã có các bên tham gia quân sự không phải là các nhà nước lâu đời nhưng lại có kho vũ khí quân sự lớn và có tính đe dọa hơn so với các nước hiện có trong khu vực.

Hezbollah, lực lượng dân quân do Iran hậu thuận ở Lebanon và lực lượng Houthi ở Yemen là ví dụ. Hoạt động phát triển tên lửa và máy bay không người lái, vốn nằm trong tay của các bên tham gia phi nhà nước, đã thay đổi những tính toán ở Trung Đông.

Người ta luôn có khuynh hướng kết thúc bài viết bằng một lưu ý lạc quan, một niềm hy vọng – dù là mong manh – rằng mọi chuyện có thể tốt đẹp hơn. Chắc chắn tinh thần Arập không thể ngăn cản được tiến trình này. Và chúng ta không nên phớt lờ xã hội dân sự và tinh thần công dân đang phát triển mạnh mẽ ở những nơi như Tunisia và ở cả các nước khác như Lebanon.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ tự đánh lừa bản thân nếu lựa chọn một kịch bản lạc quan trong tương lai – vì đã đến lúc phải trả giá cho hơn 7 thập kỷ cai trị và quản lý yếu kém.

trung dong qua bom hen gio khong phat no su em dem doi tra

‘Cây cầu’ Caucasus và tính toán của Tổng thống Putin trong quan hệ với Trung Đông

TGVN. Trang mạng Geopoliticalfutures vừa đăng tải bài viết "Vai trò của khu vực Caucasus trong chiến lược Trung Đông của Nga", với nội dung xoay quanh việc ...

trung dong qua bom hen gio khong phat no su em dem doi tra

Nga với Trung Đông: Thay thời, đổi thế

TGVN. Nước Nga của Tổng thống Putin, với những triển khai chiến lược gần đây, nhất là với Thổ Nhĩ Kỳ về Syria, đang giành ...

trung dong qua bom hen gio khong phat no su em dem doi tra

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ thăm đồng minh chủ chốt ở Trung Đông

TGVN. Ngày 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã đến Saudi Arabia trong chuyến thăm đầu tiên tới quốc gia đồng minh chủ ...

(theo The Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Ngày 7/5, Brazil hoãn tất cả các trận đấu của giải vô địch quốc gia ở bang miền Nam Rio Grande do Sul trong 20 ngày tới do lũ lụt ...
Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện mừng nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil.
Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (9/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn ...
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich, 02h00 ngày 9/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich, 02h00 ngày 9/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 9/5.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Liên bang Nga

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Liên bang Nga

Đại sứ Đặng Minh Khôi nhấn mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của ...
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Australia thắt chặt việc bảo vệ bí mật quân sự, trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang mở rộng do AUKUS.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động