Trung - Nhật

Chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản của Thủ tướng Yasuo Fukuda, từ ngày 27-29/12, cho thấy Tokyo sẵn sàng phát triển quan hệ hướng tới tương lai với người láng giềng đặc biệt quan trọng của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nhật Bản Fukuda tới Trung Quốc


Trong ba ngày ở Trung Quốc, Thủ tướng Fukuda có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo để thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước. Theo giới quan sát, chuyến thăm này đã chứng tỏ quan hệ giữa xứ sở “hoa anh đào” và “gấu trúc” đang trở nên nồng ấm hơn. “Những tia nắng mới”

Dưới thời Thủ tướng Koizumi, quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc đã xuống mức thấp nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao 35 năm trước đây. Ông Koizumi đã liên tiếp đến viếng thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni, nơi tưởng niệm các liệt sĩ và cả tội phạm chiến tranh thời chủ nghĩa quân phiệt Nhật tại châu Á. Trung Quốc cho rằng việc làm đó là nhằm tôn vinh quá khứ của quân phiệt Nhật Bản. Khác với ông Koizumi, ngay sau khi nhậm chức Thủ tướng, ông Shinzo Abe đã có nhiều nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc cũng như với Hàn Quốc, nước Nhật cũng có những bất đồng không nhỏ về vấn đề lịch sử. Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản sinh ra sau Thế chiến II đã chọn hai nước láng giềng ở Đông Bắc Á này là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Nhật tới Bắc Kinh kể từ năm 2001.

Theo các chuyên gia phân tích, động lực chủ yếu khiến các nhà lãnh đạo Nhật Bản hiện nay muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc là những lợi ích kinh tế mà mối quan hệ này đem lại. Tầm quan trọng về mặt kinh tế của Trung Quốc đối với Nhật Bản đang ngày càng tăng. Phát biểu trước chuyến thăm, Thủ tướng Fukuda thẳng thắn khẳng định: “Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản”. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 và là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất của Nhật Bản. Trong khi đó, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của đất nước đông dân nhất thế giới.

Đáp lại những thiện chí từ phía Nhật Bản, vào giữa tháng 4/2007, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thăm Nhật Bản, chuyến thăm chính thức đầu tiên của một lãnh đạo cao cấp Trung Quốc tới Nhật Bản kể từ sau chuyến thăm của Thủ tướng Chu Dung Cơ vào năm 2000. Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Shinzo Abe đã nhất trí hợp tác phát triển các nguồn năng lượng, theo đuổi việc giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và “đối mặt với lịch sử” để xây dựng các mối quan hệ hướng tới tương lai. Từ đó, quan hệ Trung – Nhật đã trở nên gần gũi hơn. Cuối tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên thăm Nhật Bản kể từ tháng 2/1998. Vào cuối tháng 11, tàu khu trục có trang bị tên lửa Shenzhen của quân đội Trung Quốc lần đầu tiên cập bến Tokyo kể từ Thế chiến II. Các chuyến thăm này cho thấy quan hệ quốc phòng giữa hai cường quốc ở châu Á ngày càng được cải thiện. Trong lĩnh vực kinh tế, ngày 1/12, các quan chức kinh tế cấp cao hai nước đã có cuộc đối thoại đầu tiên tại Bắc Kinh. Trong cuộc gặp gần đây với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã khẳng định quan hệ Trung - Nhật đang có những bước phát triển tích cực và hai nước cần phải tận dụng cơ hội này để làm nhiều hơn nữa trên cơ sở các nguyên tắc được đề cập trong ba văn kiện chính trị đã được ký kết giữa hai nước. “Trời vẫn chưa quang”

Tuy nhiên, theo giới quan sát, chuyến thăm của Thủ tướng Fukuda sẽ không tạo ra bước đột phá nào bởi những bất đồng giữa hai nước trong các vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ. Trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhật Bản không tới thăm đền Yasukuni. Nhiều cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở Trung Quốc nhằm phản đối việc các nhà lãnh đạo Nhật Bản tới thăm ngôi đền này. Cho dù thế hệ lãnh đạo hiện nay của Nhật khẳng định sẽ không tới thăm đền Yasukuni, nhưng không ai có thể chắc chắn các nhà lãnh đạo tương lai của Nhật Bản có viếng thăm ngôi đền này hay không.

Bên cạnh đó, sau 35 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai nước vẫn còn nhiều bất đồng trong việc phân chia khu vực đặc quyền kinh tế ở biển Đông Trung Hoa - nơi có trữ lượng lớn khí thiên nhiên. Mặc dù hai bên đều có nỗ lực và thiện chí, nhưng các cuộc đàm phán song phương đều kết thúc mà không đạt tiến bộ đáng kể. Ngoài ra, Tokyo luôn tỏ thái độ hoài nghi về sự minh bạch trong chi phí quân sự của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh thận trọng theo dõi Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.

Năm 2008, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 30 năm ngày ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị giữa hai nước – hiệp ước mà cựu Thủ tướng Takeo Fukuda, thân phụ đương kim Thủ tướng Nhật Bản, đã ký kết vào năm 1978. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dự kiến sẽ có chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Nhiều người hy vọng các bất đồng giữa hai “ông lớn” này sẽ được giải quyết triệt để trong chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc đến Nhật Bản trong vòng một thập kỷ qua.

Thanh Tùng

Xem nhiều

Đọc thêm

Về Khánh Thiện (Ninh Bình), về với xứ ‘Bồng châu văn hiến’

Về Khánh Thiện (Ninh Bình), về với xứ ‘Bồng châu văn hiến’

Khánh Thiện đang được đánh giá là xã nông thôn kiểu mẫu với nhiều tiềm năng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Miền Bắc mưa lớn sau bão Yagi, cẩn trọng với nhiều hiện tượng nguy hiểm

Miền Bắc mưa lớn sau bão Yagi, cẩn trọng với nhiều hiện tượng nguy hiểm

Trưa ngày 8/9, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đã có khuyến cáo tới người dân về tình hình mưa lớn ...
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Hà Lan: Hướng tới tương lai phát triển bền vững và bao trùm

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam tại Hà Lan: Hướng tới tương lai phát triển bền vững và bao trùm

Ngày 6/9, tại La Hay, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 79 Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam ...
Nhiều sự kiện đặc sắc tại Festival Thu Hà Nội diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15/9

Nhiều sự kiện đặc sắc tại Festival Thu Hà Nội diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15/9

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử” là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến ...
Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 9/9/2024

Lịch cúp điện Cần Thơ hôm nay ngày 9/9/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Cần Thơ theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 9/9/2024.
Vun đắp mối quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào phát triển lên tầm cao mới

Vun đắp mối quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào phát triển lên tầm cao mới

Đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương có bài viết về những thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam-Lào thời gian gần đây.
Phương Tây thấy ‘khó hiểu’ với động thái của Ukraine tại Kursk, phản ứng bất ngờ của Nga

Phương Tây thấy ‘khó hiểu’ với động thái của Ukraine tại Kursk, phản ứng bất ngờ của Nga

Tình hình chiến sự ở Kursk khiến phương Tây lo ngại về số phận của quân đội Ukraine tại đây.
Venezuela trả đũa ngoại giao Brazil, ứng viên đối lập Gonzalez rời đi khi căng thẳng gia tăng

Venezuela trả đũa ngoại giao Brazil, ứng viên đối lập Gonzalez rời đi khi căng thẳng gia tăng

Ngày 7/9, Chính phủ Venezuela công bố quyết định thu hồi quyền đại diện của Brazil cho lợi ích của quốc gia Argentina trên lãnh thổ Venezuela.
Tổng thống Ukraine tiết lộ kế hoạch hòa bình mới, đưa ra đề xuất đặc biệt mới Mỹ

Tổng thống Ukraine tiết lộ kế hoạch hòa bình mới, đưa ra đề xuất đặc biệt mới Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang lên kế hoạch bài bản cho một kế hoạch hòa bình mới.
Ukraine 'thấp thỏm' còn Nga lại ung dung, đồng minh đặt câu hỏi Kiev thực sự muốn gì ở Kursk?

Ukraine 'thấp thỏm' còn Nga lại ung dung, đồng minh đặt câu hỏi Kiev thực sự muốn gì ở Kursk?

Ukraine kỳ vọng dùng phần lãnh thổ kiểm soát ở Kursk để làm 'lá bài' đàm phán với Nga nhưng điều này khó thành hiện thực.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát căn cứ quân sự, Bình Nhưỡng đang ấp ủ kế hoạch mới?

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát căn cứ quân sự, Bình Nhưỡng đang ấp ủ kế hoạch mới?

Lãnh đạo Triều Tiên cho rằng việc xây dựng một căn cứ hải quân cho các tàu chiến cỡ lớn thế hệ mới nhất đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Israel không kích trúng mục tiêu, hai chỉ huy phong trào thánh chiến Hồi giáo Palestine bị tiêu diệt

Israel không kích trúng mục tiêu, hai chỉ huy phong trào thánh chiến Hồi giáo Palestine bị tiêu diệt

Israel tuyên bố đã thực hiện một cuộc tấn công chính xác, tiêu diệt hai chỉ huy của phong trào thánh chiến Hồi giáo Palestine.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu...
Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho dòng nước cách mạng vĩ đại.
Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Nhà báo Pavel Vinodurov nêu bật quan điểm Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ láng giềng hữu nghị với Bắc kinh.
Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Tổng thống Venezuela quyết định tổ chức Giáng sinh sớm vào ngày 1/10 bất chấp lo ngại về khủng hoảng nội bộ do kết quả bầu cử hồi tháng 7.
Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi là sự mở rộng chính sách đối ngoại đầy khéo léo của Ấn Độ trong khi Trung Quốc thận trọng điều chỉnh lập trường.
Phiên bản di động