TIN LIÊN QUAN | |
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tai nạn giao thông tại Nhật Bản giảm | |
Vietnam ICT Comm 2019: Sự kiện thường niên được đón chờ nhất trong năm của ngành CNTT |
Nhà sản xuất giải pháp AI Trung Quốc Horizon Robotics đang trình diễn phần mềm phân tích chuyển động của con người tại một triển lãm ở Bắc Kinh. (Nguồn: Reuters) |
Tháng 4/2019, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã quyết định đưa trí tuệ nhân tạo thành một ngành học mới trong chương trình đào tạo cử nhân tại 35 trường Đại học ở cường quốc châu Á này. Quyết định của Bộ Giáo dục Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh cuộc đua với Washington để trở thành cường quốc công nghệ ngày càng gay gắt, và nhu cầu tìm kiếm các tài năng AI của Bắc Kinh ngày càng tăng cao.
Mục tiêu tham vọng
Theo đề án của Bộ Giáo dục Trung Quốc, 35 trường Đại học đủ điều kiện đào tạo ngành AI bao gồm Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, cùng các tên tuổi uy tín khác như Đại học Giao Thông Thượng Hải, Đại học Chiết Giang và Đại học Nam Kinh,...
Mặc dù các môn học liên quan đến trí tuệ nhân tạo đã được đưa vào trong ngành học Khoa học máy tính tại một số trường đại học Trung Quốc, chương trình đào tạo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo sẽ là ngành học “non trẻ” nhất tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trao đổi trên tờ Nikkei Asian Review, chuyên gia Karl Freund thuộc Công ty tư vấn và phân tích công nghệ toàn cầu Moor Insights & Strategy cho biết: “Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo, đặc biệt thông qua nguồn tài trợ mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp về AI như Horizon Robotics và Cambricon. Nếu AI thực sự trở thành xung lực mới, việc mở ngành đào tạo AI ở bậc Đại học sẽ giúp đào tạo ra lực lượng lao động có tay nghề và chất lượng tốt hơn”.
Nằm trong Chiến lược AI đưa ra vào năm 2017, Bắc Kinh tuyên bố sẽ cạnh tranh với các ứng cử viên hàng đầu thế giới vào năm 2020 và tiến tới thống trị lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Theo báo cáo mới đây được công bố bởi Viện Trí tuệ nhân tạo Allen có trụ sở tại Seattle (Mỹ), Trung Quốc được cho là đang tiến gần hơn về phía mục tiêu đó, khi Bắc Kinh tiến hành hàng loạt nghiên cứu có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Theo đó, các nhà khoa học thực hiện báo cáo của Viện Allen cho biết, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong năm, chiếm 50% số bài trong năm 2019, 10% bài báo vào năm 2020 và 1% vào năm 2025.
Thiếu hụt nhân lực
Bên cạnh lĩnh vực giáo dục, Chính phủ Trung Quốc còn đầu tư vào các công ty công nghệ để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông qua hình thức tài trợ của quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu nhà nước. Công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ nhận dạng khuôn mặt Face ++ là một ví dụ điển hình khi đã được thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng rộng rãi ứng dụng nói trên tại thị trường đông dân này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ, Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân tài – những người sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo ngành công nghiệp công nghệ của Bắc Kinh, từ công nghệ tự lái cho đến tối ưu hoá thương mại điện tử.
Theo báo cáo tháng 12 của công ty dữ liệu Diffbot có trụ sở tại California (Mỹ), gần 30% nhân lực thế giới trong ngành học máy – một nhánh chính của trí tuệ nhân tạo, đều tập trung ở Mỹ. Theo đó, Trung Quốc chỉ sở hữu 3,5% lực lượng lao động học máy toàn cầu, trong khi dân số của nước này nhiều gấp 4 lần Mỹ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hơn 60% những người Trung Quốc có kỹ năng học máy chọn ở lại Mỹ, thay vì quay về nước làm việc và cống hiến.
Dù vậy, tham vọng và những bước tiến vượt bậc của Bắc Kinh trong việc phát triển trí thông minh nhân tạo đã gióng lên hồi chuông báo động tới Washington khiến nhiều học giả và các quan chức chính phủ xứ cờ hoa phải thúc giục chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra kế hoạch hỗ trợ phát triển AI.
Tháng 2/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một mệnh lệnh hành pháp về việc duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực AI. Trong khi Bắc Kinh đã lên kế hoạch hỗ trợ đầy đủ cho dự án quốc gia về trí tuệ nhận tạo thì sáng kiến của Trump lại bị chỉ trích vì thiếu kinh phí.
Những thành tựu về AI của Trung Quốc - Tháng 11/2018, Tân Hoa xã ra mắt “phát thanh viên dùng trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới”. Đây là phiên bản ảo được xây dựng từ một phát thanh viên thật, có thể đọc tin tức không ngừng nghỉ 24/24 giờ. - Tạp chí Entrepreneur số tháng 11/2018 cho biết Trung Quốc hút 60% tổng đầu tư cho AI toàn cầu, và đã vượt qua Mỹ và Nhật để trở thành quốc gia sở hữu nhiều bằng sáng chế về AI nhất thế giới. - Trong quyển AI Superpower - Siêu cường trí tuệ nhân tạo phát hành tháng 9/2018, nhà khoa học máy tính Đài Loan từng làm việc cho Microsoft, Apple và Google Lý Khai Phục nhận định, có 4 “làn sóng” AI chính: AI trên Internet, AI trong kinh doanh, AI biết nhận thức và AI tự hành. Theo đó, Trung Quốc đang ngang sức với Mỹ ở lĩnh vực số 1, dẫn trước Mỹ ở lĩnh vực số 3 và kém xa Mỹ ở lĩnh vực số 2 và số 4. |
| Nhật Bản: Thắt chặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ tiên tiến Ngày 20/5, Chính phủ Nhật Bản đã đưa vào xem xét việc thắt chặt xuất khẩu công nghệ tiên tiến ứng dụng robot và trí ... |
| Sony và Microsoft bắt tay cùng "đấu" với Google trong mảng trò chơi trực tuyến Tập đoàn điện tử Sony của Nhật Bản và Tập đoàn công nghệ Microsoft của Mỹ ngày 17/5 cho biết sẽ thiết lập quan hệ ... |
| Khám phá bãi đỗ xe tự động do "trợ lý ảo" điều khiển tại sân bay Mỹ Sân bay rất đông đúc và dễ nhầm lẫn đường khi chạy. Nếu có một “trợ lý” hỗ trợ đỗ xe thì tốt quá. Và ... |