Trung Quốc phả hơi nóng vào cuộc đua ở Nam Thái Bình Dương

Hồng Quân
Phản ứng của phương Tây về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Nam Thái Bình Dương cho thấy cuộc cạnh tranh ngày một nóng tại khu vực này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 26/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến quần đảo Solomon, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới các quốc đảo Nam Thái Bình Dương như Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Timor-Leste.

Trong bài phát biểu bàng văn bản gửi tới cuộc họp cấp ngoại trưởng giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương ngày 30/5 ở Fiji, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với các nước Thái Bình Dương để xây dựng “cộng đồng có chung tương lai”.

(05.31) Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Tổng Thư ký diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương Henry Puma trong cuộc gặp gỡ ngày 29/5. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Tổng thư ký Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương Henry Puma trong cuộc gặp gỡ ngày 29/5. (Nguồn: Tân Hoa xã)

“Tương lai chung” của Trung Quốc

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tích cực mở rộng quan hệ với Nam Thái Bình Dương. Năm 2018, Bắc Kinh tặng tàu “khảo sát thủy văn” cho hải quân và 50 xe chuyên dụng cho Fiji, cùng lúc quốc đảo này nhận được tàu tuần tra tân trang của Australia.

Giờ đây, Trung Quốc muốn khẳng định năng lực, vị thế đối tác tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển và độc lập hơn. Hiện Bắc Kinh đang cam kết sẽ hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện kinh tế và đời sống của người dân tại Nam Thái Bình Dương mà không đi kèm các điều kiện chính trị.

Bên cạnh đó, nước này tìm kiếm mở rộng hợp tác an ninh, nâng cấp hợp tác quốc phòng và đưa ra “Tầm nhìn Phát triển chung giữa các quốc đảo Nam Thái Bình Dương với Trung Quốc”. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng khẳng định sẽ hỗ trợ phát triển, mở cửa thị trường trong nước cho các sản vật địa phương tới từ các nước trong khu vực này, giúp họ tiếp cận nguồn tài nguyên và hợp tác vẽ bản đồ biển khu vực với độ phân giải cao.

Trong dự thảo Thông cáo chung về kế hoạch hành động 5 năm Trung Quốc gửi đến cuộc họp với ngoại trưởng các nước, Trung Quốc có thể đào tạo cảnh sát, hợp tác an ninh mạng, mở rộng quan hệ chính trị, lập bản đồ biển nhạy cảm, tiếp cận nhiều hơn tài nguyên thiên nhiên; tăng chuyến bay tới các quần đảo, tăng số tàu quân sự cập cảng khu vực... Bắc Kinh cũng có thể bổ nhiệm phái viên khu vực, đào tạo cán bộ ngoại giao trẻ, cung cấp 2.500 học bổng chính phủ, cho các nước Nam Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, dự thảo thông cáo chung chưa được thông qua do chưa có đầy đủ đồng thuận. Sau hội nghị với đại diện Samoa, Tonga, Kiribati, Papua New Guinea, Vanuatu, quần đảo Solomon, Niue và Vanuatu, ông Vương Nghị cho biết các bên đã đồng ý về 5 lĩnh vực hợp tác, nhưng cần thảo luận thêm để đạt được đồng thuận.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với các nước Thái Bình Dương để xây dựng “cộng đồng có chung tương lai”.

Tại sao chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình “hào hứng” với Nam Thái Bình Dương tới vậy?

Có ý kiến cho rằng lá phiếu của các nước khu vực rất có ý nghĩa với cường quốc châu Á trong mở rộng ảnh hưởng của mình trên thế giới cũng như cô lập, thu hẹp không gian quốc tế của Đài Loan (Trung Quốc). Một vài nước có quan hệ tốt với Đài Bắc như quần đảo Marshall, Nauru và Palau đã được “khuyến khích” thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh để tiếp nhận khoản đầu tư lớn.

Quan trọng hơn, có chuyên gia cho rằng tầm ảnh hưởng ngày một lớn tại Nam Thái Bình Dương sẽ giúp Trung Quốc tìm kiếm những thỏa thuận quân sự tương tự như với Solomon để thiết lập thêm căn cứ và mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội nước này.

Và quan ngại từ phương Tây

Mặc dù vậy, không phải ai cũng đồng tình với lời giải thích này của ông Vương Nghị. Chủ tịch Liên bang Micronesia David Panuelo cảnh báo thỏa thuận với Trung Quốc tuy “hấp dẫn”, nhưng sẽ cho phép nước này “tiếp cận và kiểm soát, giám sát hàng loạt” các cuộc gọi điện thoại và thư điện tử, từ đó “phá vỡ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực”.

Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern coi việc lực lượng Trung Quốc đóng ở Solomon là “quân sự hóa khu vực”. Về phần mình, Fiji đã trở thành nước đầu tiên trong khu vực tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi xướng.

Quan trọng hơn, việc Bắc Kinh tiếp cận cảng biển và lập căn cứ quân sự tại Nam Thái Bình Dương, điển hình là thỏa thuận với Solomon, khiến Washington và Canberra “đứng ngồi không yên”.

(05.31) Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã cam kết thắt chặt quan hệ và tăng cường viện trợ cho các quốc đảo tại Nam Thái Bình Dương. (Nguồn: News Corps Australia)
Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã cam kết thắt chặt quan hệ và tăng cường viện trợ cho các quốc đảo tại Nam Thái Bình Dương. (Nguồn: News Corps Australia)

Từ nhiều thập kỷ qua, Australia là người bảo vệ tự nhiên của khu vực. Sau cuộc bạo động năm 2021, cảnh sát Australia luôn có mặt tại thủ đô Solomon để duy trì hòa bình theo hiệp ước an ninh ký năm 2017.

Ngay khi nhậm chức ngày 23/5, Thủ tướng Anthony Albanese đã hứa tăng cường quan tâm các quốc đảo đang chịu tác động từ biến đổi khí hậu, đồng thời cam kết viện trợ 500 triệu AUD hỗ trợ đào tạo quốc phòng, an ninh hàng hải và cơ sở hạ tầng...

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Jenny Wong đã gặp Thủ tướng Fiji để bàn nội dung liên quan đến Trung Quốc và sẽ tăng cường trao đổi với các đồng cấp khu vực về chủ đề này.

Về phần mình, Washington xem hiện diện của Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương là nguy cơ đối với hàng thập kỷ nỗ lực kiềm chế Trung Quốc bên trong “chuỗi đảo thứ nhất”, khiến Mỹ phải tái định vị mạnh mẽ các lực lượng quân sự, thậm chí mở rộng các hiệp ước quốc phòng như đã ký với Kiribati năm 1979. Theo đó, Mỹ có quyền phủ quyết các cơ sở quân sự do nước thứ ba xây dựng ở đối tác ký kết.

Trong bối cảnh đó, tháng 2/2022, Mỹ đã mở lại đại sứ quán ở Solomon sau 29 năm vắng bóng. Ngày 24/5, Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ tại Tokyo đã thảo luận về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương và đưa ra sáng kiến ký Hiệp định Đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về nhận thức miền hàng hải, bao gồm các nước khu vực.

Do đó, không khó để thấy căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ cùng Australia ở Nam Thái Bình Dương sẽ tỷ lệ thuận với quan hệ ngày càng rộng mở giữa Bắc Kinh và các nước tại khu vực này.

Cuộc chạy đua, cạnh tranh ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương cũng vì thế sẽ thêm nóng trong thời gian tới.

Không khó để thấy căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ cùng Australia ở Nam Thái Bình Dương sẽ tỷ lệ thuận với quan hệ ngày càng rộng mở giữa Bắc Kinh và các nước tại khu vực này.
Nam Thái Bình Dương nổi sóng

Nam Thái Bình Dương nổi sóng

Việc quần đảo Solomon ký hiệp ước an ninh với Trung Quốc đang làm khu vực Nam Thái Bình Dương nổi sóng.

Tham vọng hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương: Cần ngăn chặn 'từ trong trứng nước'

Tham vọng hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương: Cần ngăn chặn 'từ trong trứng nước'

Trong một bài phân tích gần đây trên trang aspistrategist.org.au, Tiến sỹ Michael Shoebridge, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng thuộc Viện Chính ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động