Từ AEC đến TPP

ASEAN bao gồm các quốc gia lớn, vừa và nhỏ. Đứng riêng rẽ, không quốc gia nào có đủ quy mô và năng lực kinh tế hay sức mạnh quân sự để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tu aec den tpp
 

Đông Nam Á là một trong những khu vực địa chiến lược nhạy cảm nhất thế giới khi là cửa ngõ nối liền hai đại dương. Trong cuộc chơi toàn cầu, các quốc gia vừa và nhỏ thường hình thành liên kết kinh tế - chính trị gần gũi với các cường quốc nhằm bảo vệ vị thế và an ninh của chính mình. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia nằm ở vị trí chiến lược quan trọng hoặc sở hữu nguồn tài nguyên giàu có. Ở khía cạnh khác, việc duy trì an ninh theo cách này sẽ gây ra sự suy giảm về chủ quyền.

Tuy nhiên, việc hình thành các hiệp hội giữa các quốc gia có cùng lợi ích là một phương án thay thế thú vị. Tổ chức này sẽ thúc đẩy những lợi ích chung của các thành viên nhưng lại ít đụng chạm đến chủ quyền hơn khi không có nước nào nắm quyền thống trị. Tất cả thành viên đều có tiếng nói trong việc xây dựng chính sách của hiệp hội. Mặc dù trong hiệp hội, một số chủ quyền phải được trao cho một thể chế chung, nhưng đây là điều tự nguyện và mỗi thành viên đều biết rằng họ có thể tác động đến quyết định của thể chế chung này. Các nước nhỏ hơn có thể bảo vệ việc tự do lựa chọn và giữ gìn độc lập dựa vào sự tương trợ lẫn nhau.

Tính cạnh tranh khu vực

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời với cơ chế tự do trao đổi hàng hóa, dịch vụ, con người, nguồn vốn và đầu tư. Điều này sẽ thúc đẩy kinh tế và thương mại của các quốc gia thành viên.

Tầm quan trọng của ASEAN được thể hiện trong quan hệ thương mại quốc tế. Từ khi có Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) giá trị thương mại nội khối đã chiếm khoảng một phần tư tổng kim ngạch ngoại thương của các nước thành viên. Trung Quốc là đối tác ngoại khối hàng đầu của ASEAN khi chiếm khoảng 14% giao thương, tuy nhiên ưu thế của Bắc Kinh chưa quá rõ rệt. Hiện Trung Quốc vẫn chưa phải là đối tác thương mại lớn nhất với mọi nền kinh tế ASEAN. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ là ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của hầu hết các quốc gia ASEAN. EU cũng là một thị trường lớn. Nhật Bản có tầm quan trọng hơn Trung Quốc đối với các nhà xuất khẩu Brunei, Indonesia và Philippines. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Campuchia và Việt Nam. Còn Trung Quốc đứng đầu trong năm thị trường còn lại, trong đó có Myanmar. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế trong xuất khẩu vào ASEAN với thặng dư thương mại lớn.

Vấn đề đầu tư cũng trong tình trạng phức tạp tương tự, từ năm 2012 đến 2014, các nhà đầu tư hàng đầu của nhóm 10 nước Đông Nam Á lần lượt là ASEAN, EU, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. Indonesia, Malaysia và Việt Nam là những nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất của Trung Quốc, tiếp sau đó là Lào và Campuchia.

Những đặc điểm trên lý giải cho sự khác biệt về lợi ích trong chính sách đối ngoại, chủ yếu có liên quan đến Trung Quốc, của các thành viên ASEAN.

Đụng độ lợi ích Mỹ - Trung

Đông Nam Á ngày nay là một “điểm nóng” địa chiến lược bởi có sự đụng độ về lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu Hiệp định Kinh tế Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ hậu thuẫn, đã được 12 quốc gia ở vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam đàm phán thành công vào ngày 5/10/2015, thì Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc “cầm trịch” cùng các quốc gia ASEAN, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand dự kiến sẽ tăng tốc để sớm đi đến kết thúc đàm phán.

“Mỹ và Trung Quốc không cùng tham gia trong một thỏa thuận, mỗi nước hậu thuẫn riêng cho một hiệp định. Điều này làm dấy lên các cuộc tranh luận rằng, liệu các  thỏa thuận này sẽ bổ sung hay cạnh tranh với nhau”. Đó là nhận định của Cameron Frecklington, một chuyên gia của GIS (mạng lưới chuyên tư vấn về các xu hướng địa chính trị) trong báo cáo ngày 14/10/2015.

TPP sẽ buộc doanh nghiệp quốc doanh cạnh tranh với công ty tư nhân, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, luật lao động và môi trường. Mặt khác, RCEP cho phép mỗi quốc gia lựa chọn mức độ tự do mà họ muốn để thu hút các quốc gia kém phát triển hơn.

TPP có khả năng mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Để thành công, điều rất quan trọng là không để quá dài danh mục các ngoại lệ mang tính bảo hộ hay quá nhiều quy định.

Tăng cường đa dạng hóa

Cho dù triển vọng chính trị như thế nào, lợi ích thương mại trong cả hai hiệp định đều quan trọng đối với các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng để đảm bảo tăng trưởng hơn nữa, tăng cường sự thịnh vượng và giúp tạo lập một xã hội yên bình, gắn kết. Mục tiêu quan trọng khác là bảo vệ chủ quyền quốc gia, sự độc lập trong quan hệ quốc tế cũng như toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam kiên quyết bảo vệ các quyền của mình trên biển, nhất là trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

Khi mà ASEAN, cho đến nay, vẫn chưa hoạt động với tư cách một tổ chức thống nhất về đối ngoại và quốc phòng, Việt Nam cần tìm kiếm những mối quan hệ quân sự ngoài khối, trong đó có với Mỹ. Khi đó, quan hệ thương mại được tăng cường bởi TPP sẽ trở nên quan trọng gấp đôi.

Việt Nam có thể được xem là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao. Lực lượng lao động có tay nghề luôn sẵn có, mức lương vừa phải, cùng các tiêu chuẩn lao động công bằng và các quy định không quá nhiều. Không có gì phải ngạc nhiên khi Microsoft quyết định chuyển ngành sản xuất điện thoại di động tới quốc gia này.

Nên nhớ rằng, sức mạnh kinh tế của châu Âu bắt nguồn chủ yếu từ các doanh nghiệp hộ gia đình cỡ vừa. Để đa dạng hóa, Việt Nam nên thúc đẩy những mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với nhóm doanh nghiệp này. Cấp độ quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong các quốc gia thành viên ASEAN cũng cần được đa dạng hóa hơn nữa.

Việt Nam và các quốc gia ASEAN khác nên cùng nhau tăng cường liên kết về kinh tế, thương mại, chính sách đối ngoại và quốc phòng. Đây là cách tốt nhất để đạt được một vị thế mạnh mẽ, độc lập trên trường quốc tế.

Prince Michael Nhà sáng lập Geopolitical Information Service (GIS).

Bài viết cùng chủ đề

Báo Xuân Bính Thân 2016

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất và lạm phát trong nước.
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động