TIN LIÊN QUAN | |
Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2017 | |
Hội nhập quốc tế: Ngành KH&CN phải tự vươn mình |
Đây cũng chính là những đánh giá lạc quan của Hội thảo: “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong truy xuất nguồn gốc nông sản phục vụ xuất khẩu và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, do Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức tại Hà Nội, ngày 3/7.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: MH) |
Tham dự Hội thảo có đại diện của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội (Ủy ban KHCN & MT Quốc hội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, các hội khoa học và kỹ thuật ngành nông nghiệp toàn quốc, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và đại diện một số tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN & MT Quốc hội - TS. Phùng Đức Tiến cho rằng, Bộ NN&PTNT đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản. Trong đó việc ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và xuất khẩu nông sản là một trong những giải pháp cơ bản nhằm đạt được mục tiêu nêu trên.
TS. Phùng Đức Tiến cũng chỉ ra hạn chế hiện nay, đó là tình trạng sản xuất hiện nay manh mún, nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản còn thấp; tình trạng bị động trong sản xuất, thiếu gắn kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị, dẫn đến tình trạng "được mùa, rớt giá", dư thừa sản phẩm, tiêu thụ khó khăn vẫn là những thách thức cho Việt Nam trên con đường xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa định hướng xuất khẩu giá trị cao”.
Cũng tại Hội thảo, các vấn đề lớn như: Truy xuất nguồn gốc nông sản, giải pháp công nghệ phục vụ xuất khẩu nông sản và phát triển nông nghiệp bền vững, vấn đề áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý sản xuất nông nghiệp và công nghệ sử dụng nền tảng dữ liệu lớn (Big data)... đã gây nhiều chú ý. Đặc biệt, tại Hội thảo, những vấn đề thực tiễn của các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Giang cũng được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Các đại biểu chăm chú lắng nghe tham luận tại Hội thảo. (Ảnh: MH) |
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý về truy xuất nguồn gốc nông sản nhưng việc thực thi các quy định và đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất, xác thực nguồn gốc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của thị trường khó tính như Mỹ, EU… còn nhiều hạn chế.
Đồng tình với những nhận định với các chuyên gia trong Hội thảo, ông Timm Walker (Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức - GIZ) chia sẻ thêm: “Làm tốt việc này trong lĩnh vực sản phẩm nông sản nói riêng và nông nghiệp nói chung sẽ giúp xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam đạt giá trị lớn hơn, giúp các bạn tham gia vào mạng lưới toàn cầu mạnh mẽ hơn. GIZ rất vui mừng khi được tham gia trong quá trình hợp tác phát triển nông nghiệp ở các tỉnh đặc biệt là vùng châu thổ sông Mekong của Việt Nam".
Triều Tiên: Công cuộc phát triển công nghệ cao Từ tàu cao tốc cho tới máy lọc không khí, đây chỉ là một phần trong tham vọng đẩy mạnh phát triển khoa học công ... |
Triển lãm Vietnam ICTComm 2018 có quy mô vượt trội so với năm ngoái Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ Viễn thông, CNTT & Truyền thông (Vietnam ICTComm 2018) sẽ diễn ra từ ngày 7-9/6/2018 tại ... |
Những thành quả từ đam mê Nghiên cứu khoa học gian nan bao nhiêu thì với nữ giới, sự gian nan đó lại nhân lên nhiều lần. Thế nhưng, hai nhà ... |