Nhỏ Bình thường Lớn

Triều Tiên: Công cuộc phát triển công nghệ cao

Từ tàu cao tốc cho tới máy lọc không khí, đây chỉ là một phần trong tham vọng đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ tại quốc gia này.
TIN LIÊN QUAN
trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao ​Mỹ cảnh báo nguy cơ tin tặc từ Triều Tiên
trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao Một góc nhìn mới về cuộc sống ở đất nước Triều Tiên

Các nhà khoa học trên khắp Triều Tiên đã cùng nhau hội ngộ tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng diễn ra từ ngày 21-25/5 vừa qua với rất nhiều ý tưởng mới lạ. Tại Hội chợ này, người thì giới thiệu những bản vẽ thiết kế của một tàu cao tốc, người khác lại trưng bày nguyên mẫu loại máy lọc không khí mới nhằm đối phó với ô nhiễm môi trường.

Đối với Chính phủ Triều Tiên, hội chợ này là một nơi lý tưởng để khoe với thế giới về những thành tựu khoa học công nghệ mới và tiên tiến nhất của họ trong các lĩnh vực khác nhau như điện tử, máy móc, vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, y tế công cộng, công nghiệp nhẹ, thực phẩm và thậm chí cả ngành hàng tiêu dùng. Năm nay, Hội chợ còn chào đón các đoàn khoa học đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Đức, Italy, Iran...

Thực tế, đối với những quốc gia bên ngoài, hội chợ có tác dụng giúp họ hiểu rõ hơn phần nào và đánh giá được nền khoa học công nghệ của Triều Tiên hiện đã tiến triển ra sao do Triều Tiên rất kín tiếng, và đã ngừng công bố các số liệu thống kê chi tiết từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Bốn thập kỷ qua, báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm của nước này chỉ tiết lộ vài con số về nguồn thu và chi tiêu. Từ đầu những năm 2000, Chính phủ Triều Tiên thậm chí bỏ hẳn số liệu chính xác về từng khoản, chỉ giữ lại phần trăm thay đổi của mỗi lĩnh vực qua từng năm.

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao
Quang cảnh bên trong Hội chợ Thương mại Quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng lần thứ 21 năm 2018. (Nguồn: NK News)

Bị cô lập nhưng không thụt lùi

Bất chấp bị cô lập lâu năm, Triều Tiên vẫn luôn tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng điều này chủ yếu là do mong muốn thúc đẩy nền kinh tế thông qua công nghệ khoa học tiên tiến của lãnh đạo Kim Jong-un.

Phát biểu tại một diễn đàn năm 2017, ông Kang Ho-je, Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Triều Tiên, cho biết 2018 sẽ là một năm đặc biệt với quốc gia này. Theo đó, Triều Tiên sẽ tập trung vào việc tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa sản xuất và các viện nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh nội địa hoá các loại nguyên vật liệu thô, nhiên liệu và thiết bị.

Buyn Hak-moon, nhà nghiên cứu khác tại Viện Khoa học và Công nghệ Triều Tiên, cũng chia sẻ rằng các cơ sở giáo dục cao cấp tại Triều Tiên, trong đó có trường Đại học Kim Nhật Thành đã kéo dài thời hạn giáo dục bắt buộc từ 11 năm lên 12 năm và lấy 2017 là “năm giáo dục khoa học”.

Ngoài ra, chính quyền Triều Tiên còn hỗ trợ cơ sở vật chất cho cộng đồng khoa học tại đây bằng cách xây dựng các tòa chung cư và cửa hàng bách hóa để đưa ra thị trường các sản phẩm của họ cũng như cung cấp nhà ở miễn phí. Triều Tiên cũng đang mở rộng các ngành nghiên cứu trong các lĩnh vực tiên tiến như công nghệ nano, đồng thời khuyến khích hợp tác nghiên cứu với các sinh viên nước ngoài.

Theo ông Buyn Hak-moon, Triều Tiên hiện bắt đầu việc thương mại hóa thành quả của các viện nghiên cứu, các trường đại học và việc chuyển giao công nghệ bí mật từ phía quốc phòng cũng đang được tiến hành.

Thật vậy, Telegraph từng đưa tin Triều Tiên đã thiết lập một mạng lưới IT toàn cầu sử dụng các công ty bình phong để bán công nghệ mã hóa và phần mềm quét vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt tới nhiều thị trường khác nhau như Trung Quốc, Nga và Đông Nam Á.

Không những thế, sự tiến bộ trong khoa học của Triều Tiên ngày càng rõ rệt hơn. Theo Viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KISTI), số lượng bài báo khoa học do các nhà nghiên cứu Triều Tiên công bố từ năm 2012 (năm ông Kim Jong-un lên nắm quyền) đến năm 2016 đã gia tăng đáng kể. Trong khoảng thời gian này, các nhà khoa học Triều Tiên đã xuất bản 396 bài viết trên các tờ báo và tạp chí quốc tế, trong đó 60 bài được đăng trên các tờ báo nội địa, còn 336 bài là thành quả của những cuộc nghiên cứu giữa Triều Tiên và cộng đồng khoa học quốc tế.

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao
Những tòa nhà cao tầng gần quảng trường Kim Il Sung tại thủ đô Bình Nhưỡng. (Nguồn: AP)

Nỗ lực đáng ghi nhận

Song dường như các nghiên cứu khoa học của Triều Tiên không phải là những đột phá quá mới lạ. Theo nghiên cứu mới nhất của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc (NRF), 5 năm vừa qua, không có bước nhảy vọt đáng kể nào trong ngành khoa học Triều Tiên và tập trung lớn nhất vẫn là phát triển tiềm lực hạt nhân. 

Cũng theo nghiên cứu này, trung bình mỗi năm Triều Tiên chỉ xuất bản 20 tờ báo khoa học, và những nghiên cứu chung với Trung Quốc cũng bị hạn chế.

Tuy vậy, những nỗ lực của Triều Tiên đáng được ghi nhận và Chính phủ vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển khoa học. Ví dụ, trang thông tin tuyên truyền Arirang-Meari, Cơ quan Thông tin Trung ương về Khoa học và Công nghệ của Triều Tiên, vừa tung ra một chương trình mang tên Key 1.0 nhằm cung cấp các tạp chí khoa học được xuất bản bởi Cơ quan Thông tin Trung ương Triều Tiên và tổng hợp các thông tin về khoa học công nghệ mới nhất trên toàn thế giới tới người đọc, gợi ý mong muốn mãnh liệt của Triều Tiên sẽ không chịu tụt lại phía sau so với thế giới.

Với đà này, Hội chợ Thương mại Quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng năm 2019 sẽ đem lại khá nhiều bất ngờ mới lạ.

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao Tổng thống Mỹ tin tưởng kinh tế Triều Tiên sẽ phát triển mạnh mẽ

Ngày 27/5, trên trang mạng Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng to lớn của Triều Tiên và ...

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao ​Truyền thông Triều Tiên cảnh báo nguy cơ phụ thuộc vào nước ngoài

Ngày 21/5, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên cảnh báo nguy cơ từ việc phụ thuộc ...

trieu tien cong cuoc phat trien cong nghe cao Mỹ sẽ trợ giúp Triều Tiên đạt sự thịnh vượng như Hàn Quốc

Ngày 11/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề nghị trợ giúp thúc đẩy kinh tế Triều Tiên, nếu Bình Nhưỡng nhanh chóng từ bỏ chương ...

Đào Duy (theo The Diplomat)