Tôi có viết lại một số chuyện trong cuốn sách mới xuất bản tại Hà Nội, mang tên Những năm tháng làm Đại sứ tại Việt Nam (Memories of an Ambassador).
Sự kiện cuối cùng trong nhiệm kỳ của tôi là được tham gia phục vụ cho chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống François Mitterrand, người đứng đầu chính phủ một nước phương Tây, tháng 2/1993. Thời điểm đó, ngoài các cuộc gặp gỡ, hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Mitterand có các cuộc gặp thú vị với ông Phạm Văn Đồng và ông Võ Nguyên Giáp, những nhân vật lịch sử và cũng là những người sử dụng tiếng Pháp hoàn hảo. Lúc đó, Tổng thống rất muốn được đến thăm trận địa Điện Biên Phủ lịch sử. Ông cũng đã gặp gỡ với các nhà văn, trí thức và đại diện các tổ chức xã hội.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Claude Blanchemaison. |
Một trong những khoảnh khắc rất đặc biệt là khi Tổng thống đi bộ trên phố cổ Hà Nội. Tôi đã được chứng kiến sự thân thiện của người dân: nhiều cụ già tới trò chuyện với Tổng thống bằng tiếng Pháp, một số người trẻ bế các cháu nhỏ cố với tới gần Tổng thống…
Hoàn toàn thích nghi với toàn cầu hoá
Theo tôi, sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam trong 25 năm qua rất to lớn. Hiện Việt Nam có một vị trí then chốt trong kiến trúc thể chế hiện đại.
Khi tôi đến Hà Nội tháng 3/1989, Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ bị cô lập vì một số lý do: chưa giải quyết được vấn đề liên quan tới Campuchia, có những vấn đề mới không chỉ với Trung Quốc mà với cả các nước phương Tây; Quốc hội Mỹ và cả chính quyền Washington lưỡng lự trong việc dỡ bỏ cấm vận; sự trợ giúp từ phía các nước thuộc Liên bang Xô Viết giảm mạnh, bức tường Berlin sụp đổ gây ra những thay đổi lớn ở miền Đông châu Âu... Tuy nhiên, Công cuộc Đổi mới của Việt Nam vẫn đang phát huy hiệu quả. Việt Nam bắt tay vào quá trình chuyển mình từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, với quan điểm cải thiện những kết nối với thị trường thế giới.
Việt Nam hiện tận dụng được lợi ích từ mối quan hệ tốt với tất cả các nước. Chính sách ngoại giao của Việt Nam rất tích cực, phù hợp với một thế giới đa cực. |
Hiệp định Paris về Campuchia ra đời tháng 10/1991 đã giúp Việt Nam khôi phục lại mối quan hệ tốt với tất cả các nước láng giềng và các nước châu Á. Đồng thời, nhiều hợp tác khác giữa Việt Nam – Pháp đã được thiết lập, tạo thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, bao gồm cả hợp tác về giáo dục - đào tạo và giao lưu giữa các cơ quan, học viện của hai nước. Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 và chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2007. Kể từ thời điểm đó, kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa.
Gần đây, Việt Nam đã ký kết Hiệp định EVFTA với Liên minh châu Âu (có hiệu lực từ năm 2018) và chính thức ký Hiệp định TPP (gồm Mỹ và 10 quốc gia khác).
Đòn bẩy từ ASEAN
Sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) vừa qua khiến nhiều người phải nhìn nhận lại tương lai của chủ nghĩa khu vực và các tổ chức khu vực, trong đó có tính đến đặc thù từng khu vực. Nhắc tới châu Á, thành tựu đáng chú ý nhất là việc 10 quốc gia ở Đông Nam Á đã tập hợp thành một tổ chức khu vực mang tên ASEAN. Tuy nhiên, khác với EU, ASEAN có lịch sử và cách điều hành riêng của mình. Các quyết định chỉ được thông qua khi có sự đồng thuận của tất cả các thành viên ASEAN.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Claude Blanchemaison. |
Dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức về đối ngoại, ASEAN rất năng động và sáng tạo bằng cách thiết lập những diễn đàn không chính thức rất hữu ích như ASEAN + 3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Diễn đàn khu vực ASEAN, tạo các cơ chế đối thoại với các đối tác lớn như EU, Mỹ, Nga và các quốc gia khác.
Việc này đã giúp Việt Nam có thêm đòn bẩy, bởi nếu thuyết phục được các nước thành viên khác, Việt Nam có thể sử dụng hình ảnh ASEAN để nâng cao vị thế của mình. Cũng giống như ở EU, các cuộc thương thuyết trong một khuôn khổ đa phương về nhiều vấn đề sẽ giúp các thành viên gần gũi nhau hơn và cho phép thúc đẩy quan hệ thương mại.
Là một đối tác quan trọng trong ASEAN và có chính sách đối ngoại rất ăn khớp, Việt Nam, thông qua ASEAN, có thể bổ sung, hỗ trợ và mở rộng hoạt động của mình trong khu vực và với các nước trên thế giới.
Chính sách đối ngoại tích cực
Việt Nam hiện tận dụng được lợi ích từ mối quan hệ tốt với tất cả các nước. Chính sách ngoại giao của Việt Nam rất tích cực, phù hợp với một thế giới đa cực.
Đương nhiên, ASEAN là một khuôn khổ thuận lợi cho việc hợp tác khu vực của Việt Nam. Trung Quốc là một đối tác quan trọng dù đang có một số tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông. Nhật Bản và Hàn Quốc là đối tác quan trọng không kém. Mỹ vừa là bạn bè tốt vừa là thị trường quan trọng; EU và các thành viên thuộc Liên minh có những hình mẫu quan hệ cụ thể với Việt Nam. Canada, Mỹ Latinh và châu Phi… cũng là những đối tác quan trọng. Ngay cả Vatican cũng mong muốn bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Việt Nam.
Việt Nam hiện là một thành viên rất tích cực của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc và nhiều tổ chức, diễn đàn khác. Những thành tựu chủ yếu của Ngoại giao Việt Nam đã phát triển theo tất cả các hướng một cách rất trơn tru và linh hoạt, tận dụng tối đa khả năng của từng đối tác. |
Không còn bất cứ một cuộc chiến tranh lạnh nào, cũng như không còn một lý do nào để Việt Nam phải tìm kiếm liên minh quân sự hoặc phải chấp nhận để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Tất nhiên, quân đội Việt Nam cũng đủ mạnh để được tôn trọng và có khả năng giữ vững toàn vẹn lãnh thổ của nước mình.
Việt Nam hiện là một thành viên rất tích cực của hầu hết các tổ chức quốc tế, các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc và nhiều tổ chức, diễn đàn khác. Những thành tựu chủ yếu của Ngoại giao trên đã phát triển theo tất cả các hướng một cách rất trơn tru và linh hoạt, tận dụng tối đa khả năng của từng đối tác.
Biển Đông rõ ràng là vấn đề rất tế nhị bởi có nhiều quốc gia cùng liên quan. Việt Nam thường xuyên nhắc lại quan điểm của mình về các tranh chấp hàng hải tại Biển Đông, khẳng định lập trường đàm phán của mình, nhưng vẫn tránh không gây ra bất kỳ sự khiêu khích hoặc hành động nào có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Một số khía cạnh được giải quyết thông qua các kênh song phương, một số khác được giải quyết thông qua ASEAN. Trong bất kỳ trường hợp nào, các giải pháp được đưa ra đều dựa trên khuôn khổ của luật pháp quốc tế, đặc biệt là theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Cần cải thiện sức hấp dẫn quốc gia
Thời gian tới, đường hướng chính của Ngoại giao Việt Nam cần tập trung phát triển các chiến lược khác nhau để tăng cường sức hấp dẫn của quốc gia.
Trước tiên, đối với các nhà đầu tư, cần giới thiệu bài học thành công của các thương nhân nước ngoài đến kinh doanh tại Việt Nam, từ chuyện ý tưởng, đến chuyện tiền bạc, nỗ lực đi tới thành công bằng cách sử dụng các lực lượng lao động có kỹ năng tại địa phương và cả việc phải đối phó với môi trường quản lý hành chính khó khăn như thế nào. Việc có những đầu sách hay cẩm nang hướng dẫn cụ thể cho các nhà đầu tư hoặc một văn phòng chuyên giải quyết các vấn đề, sự cố mà nhà đầu tư có thể gặp phải, sẽ vô cùng hữu ích.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch. Hầu hết du khách đều bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, do đó, sẽ rất tốt nếu có thêm chính sách mới về thị thực. |
Thứ hai, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch. Hầu hết du khách đều bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, do đó, sẽ rất tốt nếu có thêm chính sách mới về thị thực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở lĩnh vực này cần được nâng cấp lên mức độ quốc tế và việc phân loại hay xác nhận lưu trú cũng cần hài hoà hơn.
Thứ ba, ngoại giao văn hóa rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh đất nước. Ngoài văn hóa dân gian, văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc và tranh vẽ,…cũng cần được quan tâm quảng bá nghiêm túc và cần triển khai ở tất cả các thành phố lớn.
Thứ tư, Việt Nam nên thu hút nhiều giáo sư Đại học và nhà nghiên cứu trẻ về nước làm việc để tránh hiện tượng chảy máu chất xám ra nước ngoài.
Thứ năm, mỗi Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cần thực hiện những cuộc khảo sát thị trường hoặc thăm dò dư luận về hình ảnh của Việt Nam ở các mặt khác nhau tại các nước để có thể xây dựng đề xuất cải thiện hình ảnh và sức hấp dẫn quốc gia.