Văn hóa "trả đũa" trong ngoại giao

Trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc tinh vi, những đấu pháp được coi là "trả đũa" trong ngoại giao được thể hiện ở muôn hình vạn trạng nhưng đôi khi nó lại có tác dụng làm giảm nhẹ căng thẳng và xoa dịu mâu thuẫn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki.

Không phải lúc nào cũng "tay bắt mặt mừng", trong quan hệ ngoại giao luôn có những sự cố và những căng thẳng ngoài ý muốn, nhất là khi lợi ích giữa hai bên không tương đồng hoặc bị vi phạm. Và những cách ứng xử trong các tình huống này ra sao?

Ăn miếng trả miếng

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/2 thông báo sẽ trục xuất ba nhà ngoại giao Venezuela ra khỏi nước này. Đây được coi là "sự đáp trả sòng phẳng" của Mỹ, bởi một nguyên nhân đơn giản Venezuela đã có quyết định tương tự đối với ba quan chức lãnh sự Mỹ tại thủ đô Caracas.

Chuyện là trước đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã tuyên bố trục xuất ba nhân viên Đại sứ quán Mỹ với lý do những nhân vật này đứng đằng sau các cuộc biểu tình vừa qua nhằm lật đổ chính phủ. Hành động này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Venezuela đang có chiều hướng gia tăng căng thẳng, sau khi Caracas liên tục cáo buộc Washington can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.

Có thể thấy, những gì đang diễn ra suy cho cùng vẫn chỉ là bề nổi của "tảng băng ngoại giao" giữa Mỹ và Venezuela trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, bất chấp những xu thế trái ngược chính trị và ngoại giao, hiện Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu dầu mỏ quan trọng nhất của Venezuela.

Mối quan hệ mật thiết về nhu cầu, lợi ích đó là điều mà hai nước không thể dễ dàng bỏ qua và thực chất đang khiến quan hệ giữa hai nước ở trong tình trạng "tuy xa mà gần, tuy gần mà xa". Chính vì vậy, mà đòn "ăn miếng trả miếng", kiểu anh "tám lạng" thì tôi cũng phải được "nửa cân" như trên lại là giải pháp cứu vãn tình thế, không làm xấu thêm mâu thuẫn vốn có.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Trong một căng thẳng khác với Panama, Venezuela đang phải đối mặt với khoảng nợ 1 tỉ USD trước mắt trong bối cảnh diễn ra bất ổn chính trị xảy ra liên tiếp vừa qua. Đây là khoản tiền các công ty của Venezuela đã thiếu nợ Khu tự do thương mại Colon và các nhà xuất khẩu của Panama mà nước này cho rằng đã đến lúc Venezuela có trách nghiệm hoàn trả lại dứt điểm.

Phát biểu trên kênh truyền hình Telemetro của Panama ngày 7/3, Tổng thống Ricardo Martinelli đã lên tiếng: "Venezuela rất giàu có và họ nợ Panama hơn 1 tỉ USD nên Nhà nước Venezuela phải trả nợ". Dù ông Martinelli nói, Panama chỉ muốn tìm kiếm hòa bình với Venezuela nhưng ai cũng hiểu hành động này chính là đòn "trả đũa" của Panama nhắm vào Venezuela trong bối cảnh căng thẳng quan hệ giữa hai quốc gia chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Căng thẳng ngoại giao này khởi nguồn từ việc Panama yêu cầu Hội đồng thường trực Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) họp bàn tình hình Venezuela sau các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ của ông Nicolas Maduro trước đó. Tuy nhiên, phía Venezuela đã triệu hồi Đại sứ tại Panama để phản đối vì cho rằng đề nghị của Panama là một hành động can thiệp và quyết định của OAS thiên vị cho Washington.

Ngày 6/3, Tổng thống Nicolas Maduro đã mạnh dạn tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng băng quan hệ kinh tế với Panama. Một ngày sau, Chính phủ Venezuela lập tức trục xuất Đại sứ cùng ba nhà ngoại giao của Panama. Đương nhiên, phía Panama đã tìm ra đấu pháp lợi hại của họ là đánh vào kinh tế.

Thỏa hiệp để duy trì quan hệ

Đó là trường hợp xảy ra giữa Mỹ và Ấn Độ vào cuối năm ngoái. Tháng 12/2013, bà Khobragade, Phó Tổng lãnh sự của Ấn Độ tại New York bị bắt tại thành phố này vì bị nghi gian lận thị thực và khai báo gian dối sau khi bị cáo buộc trả lương cho người giúp việc dưới mức lương tối thiểu tại Mỹ. Dù là nhân viên ngoại giao, bà vẫn bị còng tay, lục soát thân thể sau khi người giúp việc khiếu nại với cơ quan chức năng.

Theo BBC, lãnh đạo phe đối lập tại Thượng viện Ấn Độ Arun Jaitley cho rằng, vụ bắt giữ là một sự vi phạm trắng trợn Công ước Vienna. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ lại khẳng định bà Khobragade không có quyền miễn trừ ngoại giao đầy đủ.

Thời gian sau đó, Ấn Độ đã có nhiều biện pháp ngầm để trả đũa Mỹ. Chẳng hạn như hàng rào bảo vệ của Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi bị dỡ bỏ, các đoàn khách từ Mỹ tới thăm bị các chính trị gia Ấn Độ từ chối, tiến hành kiểm tra tình hình nộp thuế của những người Mỹ làm việc tại các trường học của nước này… Đặc biệt, New Delhi còn yêu cầu Mỹ phải rút một nhân viên ngoại giao đồng cấp với bà Khobragade ra khỏi Ấn Độ.

Mâu thuẫn tưởng sẽ như đổ thêm dầu vào lửa, thế nhưng, ngày 10/1/2014, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố nói họ sẽ rút một nhà ngoại giao khỏi New Delhi theo yêu cầu của Ấn Độ, bù lại việc cho bà Khobragade về nước.

Động thái này cho thấy Mỹ không muốn “đổ dầu vào lửa” trong căng thẳng về ngoại giao giữa hai nước. Nói như bà Jen Psaki, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, "Chúng tôi trông đợi và hy vọng vụ việc được đóng lại và phía Ấn Độ sẽ chung bước tiến hành cải thiện quan hệ đưa nó trở lại tình trạng hợp tác trước kia".

THÀNH NAM (tổng hợp)



 

Đọc thêm

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Kylian Mbappe trở lại mạnh mẽ sau khi đá hỏng hai quả phạt đền liên tiếp của Real Madrid.
Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại các tổ chức quốc tế ở Vienna

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên của Nhóm và nỗ lực hoàn thành tốt trọng trách của mình.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động