Vì sao Đức không bao giờ từ bỏ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2?

Gia Kỳ
Mỹ áp đặt trừng phạt lên các bên để ép buộc từ bỏ dự án tỷ USD Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Tuy nhiên, Đức vẫn quyết theo đuổi dự án đến cùng. Lý do vì sao?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Căng thẳng quan hệ Nga – Mỹ xung quanh việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2
Dự án Dòng chảy Phương Bắc (Nord Stream 2) sẽ đi từ Nga đến Đức qua biển Baltic với công suất 110 tỷ m3. (Nguồn: Euronews)

Theo các chuyên gia, việc Đức tiếp tục theo đuổi dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là vì bất ổn chính trị trong nước.

Không nhiều quốc gia đã nhìn nhận quá khứ của mình một cách thấu đáo như nước Đức, nhưng lịch sử vẫn có cách tác động lên gần như mọi vấn đề chính sách đối ngoại của nước này.

Và vấn đề lịch sử của Đức đã bị bên ngoài tận dụng với ý đồ riêng: các quốc gia mắc nợ Đức viện dẫn vấn đề Đức Quốc xã để tránh nợ; các bên vi phạm nhân quyền nhắc lại những vi phạm của Đức Quốc xã ngày xưa để tránh bị trừng phạt; thậm chí một số thành viên nhỏ hơn trong EU còn bày tỏ lo ngại về một nước Đức chi phối liên minh này như cách Đức Quốc xã đã từng làm mưa làm gió ở châu Âu.

Dĩ nhiên, trong các trường hợp trên, có nhiều khi là nước Đức tự gây ra. Các quan chức Đức được cho là đã từng dao động trước quyết định tăng chi tiêu quốc phòng vì sợ động thái này có thể khiến Đức không được tin tưởng; các giám đốc điều hành Đức đã tuyên bố một cách vô lý về các trại tạm giam gần nhà máy của họ ở Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Đức bảo vệ các thỏa thuận hợp tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin như để trả nợ cho cuộc xâm lược Liên Xô của Hitler trước đây.

Và dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 được coi là một trong những "cái phao" để Đức giải quyết cuộc khủng hoảng do chính người Đức tạo ra.

"Phao" giải quyết khủng hoảng

Sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ngừng toàn bộ hệ thống điện hạt nhân của Đức nhưng không có kế hoạch dự trù nguồn năng lượng thay thế. Kết quả, Đức phải phụ thuộc lớn vào nguồn cung nhiên liệu hóa thạch được tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp dầu khí giá rẻ.

Vì thế, dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 được khởi công và sẽ bơm dầu khí trực tiếp từ Nga đến Đức mà không cần qua Trung và Đông Âu. Dự án sẽ đi thẳng xuyên qua biển Baltic nắm “yết hầu” năng lượng của Đức.

Mặc dù Berlin vẫn có những cam kết về chống biến đổi khí hậu nhưng cam kết này sẽ khó thực hiện vì ngành công nghiệp, thói quen tiêu dùng của người dân Đức và quản lý yếu kém đã trói Đức vào nguồn năng lượng Nga.

Căng thẳng quan hệ Nga – Mỹ xung quanh việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2
Thủ tướng Đức Angela Merkel chào đón Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông đến dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017. (Nguồn: AFP/Getty)

Theo các chuyên gia, động cơ của Đức với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 không phản ánh sự phát triển của quan hệ Đức-Nga mà thực chất là “cái phao” giải quyết khủng hoảng chính trị Đức, nhưng nó sẽ làm giảm kết nối các thị trường năng lượng châu Âu, cho Nga nắm quyền “sinh sát” nguồn năng lượng của khu vực Trung Âu, đe dọa nguồn cung an ninh của Ba Lan, gây tổn hại an ninh của Ukraine.

Các chuyên gia cũng cho rằng Berlin có những lựa chọn khác thay vì hủy hoại EU. Đức có thể gia hạn thời gian để dần loại bỏ điện hạt nhân hoặc đảo ngược lệnh dừng mà bà Merkel đã đưa ra. Ngoài ra, Berlin có thể đẩy giá điện hạt nhân lên cao để giảm nhu cầu sử dụng điện của ngành công nghiệp...

Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không xảy ra vì các chính sách của Đức là hành động tự sát chính trị. Nước này đang bước vào năm bầu cử dày đặc với "superwahljahr" - còn được gọi là năm siêu bầu cử với 6 cuộc bầu cử khu vực và 1 cuộc bầu cử liên bang vào tháng 9.

Thiện chí với Moscow cùng khả năng bổ sung năng lượng từ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 2 sẽ giải thoát cho các chính trị gia Đức khỏi áp lực và có thể "thảnh thơi" tiếp tục "superwahljahr" 2021.

Cái giá phải trả

Tuy nhiên, Đức phải trả giá cao để đa dạng nguồn cung khí đốt của Nga.

Các đảng đối lập đang có sự bất đồng ý kiến với chính phủ liên minh của Thủ tướng Angela Merkel. Đảng Xanh không đồng ý dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 về vấn đề môi trường. Đảng phái của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nobert Rottgen chia sẻ quan ngại của Mỹ về yếu tố địa chính trị của đường ống. Cả 2 đảng sẽ liên minh thành đối trọng của chính phủ bà Merkel.

Ở bên ngoài, việc theo đuổi chính sách đơn phương đã khiến Đức phải trả giá bằng sự xói mòn kết nối của châu Âu, dễ nhận thấy qua chính sách ngoại giao ngày càng gắt gao.

Thứ hai, Đức phải lệ thuộc vào Nga nhiều hơn không chỉ về năng lượng. Khi EU, Mỹ chỉ trích dự án Nord Stream 2, Đức phải biện minh về quyền tự chủ kinh tế, nguồn cung năng lượng và mục tiêu khí hậu để tránh đề cập vấn đề trong nước và chọc giận Nga.

Dự án được lưỡng đảng của Mỹ khuyên Đức nên dừng bằng nhiều cách thức khác nhau. Chính quyền Trump trước đây tin rằng luật trừng phạt của Mỹ sẽ khiến dự án “đi đến chỗ chết” và người Đức sẽ đơn phương chấm dứt, trong khi chính quyền Biden muốn áp dụng cách đàm phán và trao đổi thay vì trừng phạt.

Cả hai cách đều có điểm chung là tự tin chiến thắng và Đức phải nhượng bộ.

Tuy nhiên, Đức xem dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 là vấn đề sống còn và tuyên bố sẽ hoàn thành dự án bằng mọi giá và không có bất kỳ thỏa thuận nào ảnh hưởng đến Washington hay bất kỳ lệnh trừng phạt nào từ Mỹ và EU sẽ không khiến Đức lùi bước hợp tác với Nga vì sắp đến siêu bầu cử vào tháng 6.

Có thể thấy, nước Đức kiên trì với sự lựa chọn của mình. Việc Đức lựa chọn Nga với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 cho thấy có sự bất đồng quan điểm và chia rẽ nội bộ giữa các đồng minh. Mỗi quốc gia có quyền tự chủ và Đức biết họ cần làm gì để thoát khỏi khủng hoảng.

TIN LIÊN QUAN
Rò rỉ tài liệu bí mật, Đức từng tính đem 1 tỷ Euro đổi lấy việc Mỹ 'lơ' Dòng chảy phương Bắc 2
Cuối cùng, Mỹ đã 'bất lực' với việc ngăn chặn Dòng chảy phương Bắc 2?
Ngoại trưởng Mỹ: Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga-Đức là 'tồi tệ', chắc chắn sẽ trừng phạt
Mỹ tuyên bố cứng rắn về Dòng chảy phương Bắc 2, tuyên bố có 'đầy' cách thức đối phó Nga
Mỹ nêu điều kiện áp đặt trừng phạt dự án Dòng chảy phương Bắc 2
(theo Foreign Policy)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động