TIN LIÊN QUAN | |
Hoa Kỳ giúp đưa năng lượng tái tạo vào hệ thống điện Việt Nam | |
Costa Rica hướng tới 100% sản lượng điện năng sạch |
Thông tin đáng chú ý vừa được đưa ra tại Hội thảo “Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững ở Việt Nam” do Trung tâm Phát triên Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 5/6 tại Hà Nội.
Nghiên cứu “Các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam” do các chuyên gia của Green ID thực hiện đã đưa ra 5 kịch bản để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao của Việt Nam.
Các kịch bản được xây dựng theo hướng tiếp cận tối ưu hóa chi phí, đồng thời xem xét chi phí ngoại biên từ tác động của ô nhiễm không khí và phát thải carbon. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sau năm 2020, Việt Nam có khả năng không cần xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới mà vẫn duy trì hệ thống năng lượng an toàn với giá cả hợp lý.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Du Linh) |
“Với việc Chính phủ định hình kế hoạch phát triển năng lượng dự kiến vào năm 2019, đây là thời điểm quan trọng để lên kế hoạch cho một hệ thống năng lượng hiện đại cung cấp năng lượng an toàn, giá cả phải chăng, mà không gây hại cho sức khỏe của người dân”, bác sĩ Nguyễn Trọng An – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) cho biết.
Theo bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc GreenID, quy hoạch điện 7 điều chỉnh đã cắt giảm khoảng 20.000 MW điện than, nhưng nguồn điện này vẫn chiếm khoảng 43% cơ cấu nguồn vào năm 2030. Hiện tại, giá nhiệt điện than được cho là rẻ hơn năng lượng tái tạo vì chưa bao gồm chi phí ngoại biên (là chi phí môi trường, xã hội, sức khoẻ…).
“Nếu xem xét các chi phí này thì ngay tại thời điểm nghiên cứu năm 2017, tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo đều trở nên cạnh tranh hơn về chi phí so với các công nghệ nhiệt điện than”, bà Khanh nói.
Nhiều ý kiến cho rằng, phương án an toàn nhất và chấp nhận được để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam, cắt giảm hiệu ứng nhà kính, đảm bảo môi trường là cắt giảm 30.000 MW điện than, tương đương với đưa ra khỏi quy hoạch 25 nhà máy điện than. Thay vào đó, áp dụng các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng thời tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo.
Chuyển dịch sang năng lượng xanh là rất quan trọng và cần thiết bởi Việt Nam là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. (Nguồn: Báo Hà Nội Mới) |
So với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, Bản thiết kế này đề xuất đến năm 2030 tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 21% lên 30%. Đồng thời, tăng tỷ trọng nhiệt điện khí từ 14,7% lên 22,8% và giảm tỷ trọng của nhiệt điện than từ 42,6% xuống chỉ còn 24,4%.
Cũng theo ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, việc chuyển dịch sang năng lượng xanh là rất quan trọng và cần thiết, bởi Việt Nam là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Hơn nữa, phát triển xanh là hướng đi thông minh cho Việt Nam, một quốc gia có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào, đặc biệt là năng lượng mặt trời và gió.
“Phát triển năng lượng tái tạo cũng là một hướng đi hợp lý để Việt Nam tránh phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi nỗ lực lớn và bước đi phù hợp của tất cả các bên liên quan, để công nghệ năng lượng tái tạo đi được vào thực tế phát triển và ứng dụng”, ông Khải cho nhận định.
Doanh nghiệp năng lượng Anh tìm kiếm đối tác tại Việt Nam Một phái đoàn khoảng 75 công ty hoạt động trong ngành dầu khí, gas và năng lượng tái tạo của Anh đã tham dự sự ... |
Ứng dụng lưới điện thông minh để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 519/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Ứng dụng lưới điện thông minh ... |
Ngành năng lượng mặt trời Mỹ "trúng đòn" của Tổng thống Trump Quyết định áp đặt mức thuế từ 20% tới 30% lên các mặt hàng pin năng lượng mặt trời - một động thái nhằm bảo ... |