Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng Shinzo Abe - “Người giữ lửa” cho chủ nghĩa đa phương

Căng thẳng thương mại Mỹ -Trung cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc là thời cơ cho Nhật Bản thể hiện vai trò đi đầu trong duy trì và mở rộng trật tự đa phương ở khu vực.
TIN LIÊN QUAN
nguoi giu lua cho chu nghia da phuong ASEAN+3 kêu gọi nỗ lực tập thể duy trì chủ nghĩa đa phương
nguoi giu lua cho chu nghia da phuong Việt Nam cam kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ủng hộ vai trò của Liên hợp quốc

Trước khi đến Singapore tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) 13, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã dừng chân tại Tokyo. Động thái này thể hiện sự coi trọng của Washington đối với quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, vốn được coi là “nền tảng” cho sự ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, Nhật Bản đang rất thận trọng trong việc củng cố mối quan hệ an ninh lâu đời này bởi Tổng thống Trump đã nhiều lần thể hiện sự “dị ứng” với chủ nghĩa đa phương và làm lung lay quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản và Hàn Quốc.

nguoi giu lua cho chu nghia da phuong
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: Japan Times)

Đầu tiên, nhằm đối phó với sự dao động này, Nhật Bản đã cố gắng duy trì và nâng cấp quan hệ với các nước, đặc biệt là Ấn Độ và Australia - hai đối tác còn lại trong Tứ giác Kim cương. Mặc dù Tokyo chưa có nhiều lợi ích chung với New Delhi và Canberra, song cả ba cùng có mối quan ngại về sự trỗi dậy của Bắc Kinh, hướng tới thúc đẩy sáng kiến “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Trong bối cảnh cam kết của Mỹ vẫn mang tính biểu tượng là chính, Thủ tướng Shinzo Abe đã liên tục có các cuộc tiếp xúc với người đồng cấp Ấn Độ và Australia nhằm thảo luận về tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Thứ hai, ông Shinzo Abe sớm nhận ra rằng Tokyo không thể dựa vào Washington để bảo đảm chính sách đối ngoại khu vực dài hạn. Việc Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định TPP ngay sau khi nắm quyền đã khiến Nhật Bản bất ngờ, khi Tokyo coi TPP là hòn đá tảng trong chính sách “Abenomics” và dành nhiều nỗ lực để hiện thực hóa Hiệp định này.

Song trong cái rủi lại có cái may – thiếu Mỹ, Nhật Bản lại có cơ hội thể hiện được vai trò duy trì và dẫn dắt đa phương của mình. Nỗ lực của Tokyo đã ít nhiều đơm hoa kết trái khi tập hợp được 10 thành viên còn lại xây dựng và phê chuẩn một thỏa thuận tiếp nối TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2018.

Thứ ba, bên cạnh việc củng cố liên kết trong Tứ giác Kim cương, Nhật Bản cũng dẫn dắt và tham gia các thỏa thuận đa phương phạm vi hẹp như Đối thoại Chiến lược ba bên với Mỹ và Australia, hay các sáng kiến ba bên khác với Mỹ, Australia và Ấn Độ. Ngoài ra, nước này cũng chú trọng thúc đẩy quan hệ với ASEAN thông qua Thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong lần thứ 10, tăng cường hợp tác quốc phòng, xây dựng năng lực tác chiến trên biển cho một số nước ASEAN, đồng thời gia tăng sự hiện diện trên Biển Đông.

Trước những thay đổi của ông Donald Trump, Thủ tướng Shinzo Abe đã có những điều chỉnh phù hợp để thích ứng, khẳng định vai trò lãnh đạo và tầm nhìn dài hạn của Nhật Bản. Trong tương lai, Tokyo cần đảm bảo rằng Washington tiếp tục duy trì cam kết của mình tại châu Á, thúc đẩy thương mại tự do và trật tự dựa trên luật lệ khu vực, xây dựng và vun đắp quan hệ với các nước nói chung và Mỹ nói riêng.

nguoi giu lua cho chu nghia da phuong Bao trùm, đa phương – hướng đi nhất quán của ASEAN

Trong nội khối, ASEAN đang hướng tới tính bao trùm, vì người dân hiệp hội. Trong đối ngoại, ASEAN vẫn kiên trì chủ nghĩa đa ...

nguoi giu lua cho chu nghia da phuong ASEM 12: Trung Quốc kêu gọi "kết nối cứng" cơ sở hạ tầng Á - Âu

Ngày 19/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi các nước châu Á và châu Âu thúc đẩy kết nối, đồng thời duy ...

nguoi giu lua cho chu nghia da phuong ASEM 12: Đức đề cao thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa ra lời kêu gọi ủng hộ thương mại tự do trong bối cảnh các nhà lãnh ...

Hải An (theo World Politics Review)