Việt Nam đạt thành tựu về phát triển và phúc lợi của trẻ em và phụ nữ trong một số lĩnh vực

An Chu
Ngày 8/12, Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố kết quả điều tra về tình hình của trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam đạt thành tựu về phát triển và phúc lợi của trẻ em và phụ nữ trong một số lĩnh vực
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phát biểu tại lễ công bố báo cáo. (Nguồn: UNICEF)

Đây là kết quả của cuộc điều tra hộ gia đình trên quy mô toàn quốc với sự tham gia của 14.000 hộ. Cuộc điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, phối hợp với các Bộ, ban, ngành liên quan cùng sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của UNICEF.

Ngoài ra, đây là lần đầu tiên hai module về sức khỏe sinh sản của Điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe đã được lồng ghép, với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA)

Cuộc điều tra được thiết kế đặc biệt để đánh giá sự tiến bộ của Việt Nam hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững về trẻ em và phụ nữ, với tổng số 169 chỉ tiêu, trong đó có 35 chỉ tiêu thuộc khung Mục tiêu Phát triển Bền vững (PTBV) quốc gia.

Là nguồn số liệu duy nhất và đầu tiên cho một số chỉ tiêu PTBV, cuộc điều tra đóng vai trò then chốt trong việc theo dõi tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững và các mục tiêu quốc gia của Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: “Kết quả cuộc điều tra phản ánh cuộc sống chân thực của trẻ em và phụ nữ trên cả nước. Các số liệu của cuộc điều tra đảm bảo độ tin cậy và so sánh quốc tế".

Bên cạnh đó, cuộc điều tra cung cấp thông tin làm bằng chứng hỗ trợ các nhà hoạch định xây dựng các chính sách và chương trình, phục vụ đánh giá tiến trình thực hiện các mục tiêu quốc gia của Việt Nam và cam kết toàn cầu về trẻ em và phụ nữ.

Bức tranh toàn cảnh

Kết quả Điều tra các mục tiêu PTBV về trẻ em và phụ nữ Việt Nam (SDGCW Việt Nam) đã thể hiện được bức tranh toàn cảnh về mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ em và phụ nữ, bao gồm sức khỏe bà mẹ và trẻ em, dinh dưỡng, giáo dục, bạo lực đối với trẻ em, nước sạch và vệ sinh, các vấn đề về bình đẳng, việc tiếp cận internet và thiết bị thông tin truyền thông tại nhà, cũng như kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông.

Có một số lĩnh vực lần đầu được thống kê tại Việt Nam, bao gồm phát triển trẻ thơ toàn diện ở trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi, chất lượng nước uống trong các hộ gia đình thông qua xét nghiệm e.coli và nồng độ asen, phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một phiếu hỏi riêng dành cho nam giới.

Việt Nam đạt thành tựu về phát triển và phúc lợi của trẻ em và phụ nữ trong một số lĩnh vực
Trưởng đại diện UNICEF Rana Flowers phát biểu tại hội thảo. (Nguồn: UNICEF)

Điều tra cung cấp nguồn dữ liệu lớn về tình hình trẻ em và phụ nữ. Số liệu điều tra được phân tách theo các đặc trưng về địa lý, xã hội và nhân khẩu học như giới, nhóm tuổi, dân tộc, tình trạng khuyết tật, tình trạng di cư và mức sống.

Đồng thời, mẫu của cuộc điều tra cũng được thiết kế để đại diện cho một số nhóm dân tộc chính và hai thành phố lớn nhằm phản ánh các thành tựu phát triển của Việt Nam, cũng như sự khác biệt giữa các nhóm dân cư, những mục tiêu chưa hoàn thành và những lĩnh vực cần phải tiếp tục nỗ lực, liên quan việc thực hiện quyền trẻ em.

Kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam đã có thành tựu về phát triển và phúc lợi của trẻ em và phụ nữ trong một số lĩnh vực. Bên cạnh đó, một số chính sách vẫn cần được điều chỉnh, cũng như cần tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực xã hội để giải quyết những vấn đề mà cuộc điều tra đã cung cấp bằng chứng.

Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers chia sẻ: “Dữ liệu phân tổ vô cùng phong phú và cực kỳ hữu ích, giúp chúng ta hiểu được đâu là các lĩnh vực đang đạt được những tiến bộ cũng như lĩnh vực nào đang tồn tại và thách thức để đạt được cam kết không để ai bị bỏ lại phía sau".

Theo bà, giá trị của báo cáo này nằm ở cách sử dụng những số liệu của báo cáo và điều chỉnh các chính sách và phương pháp tiếp cận để có thể đến được với những trẻ em và phụ nữ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Kết quả điều tra còn cung cấp thông tin được cập nhật về những khó khăn ban đầu do Covid-19 mà các gia đình phải trải qua, những gánh nặng của phụ nữ và những rủi ro đối với sự phát triển của trẻ em, đặc biệt của những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số như dân tộc Mông hoặc Khmer, những người sống ở vùng sâu vùng xa và những người khuyết tật".

Theo Trưởng Đại diện UNFPA Naomi Kitahara: "Cuộc điều tra áp dụng CNTT-TT tiên tiến ở tất cả các giai đoạn nhằm cải thiện chất lượng và tính minh bạch của dữ liệu, rút ​​ngắn thời gian xử lý và công bố dữ liệu và hạn chế tối đa sai sót của con người. Cuộc khảo sát mang tính sáng tạo và sẽ là nguồn dữ liệu thiết yếu đánh giá tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam”.

Kết quả của Điều tra SDGCW Việt Nam 2020-2021 giúp Việt Nam theo dõi, báo cáo và củng cố tốt hơn việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng để thực hiện cam kết của mình về các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Điều tra SDGCW Việt Nam 2020-2021 thuộc Chương trình Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ toàn cầu của UNICEF lần thứ 6 (MICS 6), nhằm hỗ trợ các quốc gia thu thập dữ liệu có thể so sánh quốc tế với một loạt chỉ tiêu về tình hình của trẻ em và phụ nữ.

Đây là cuộc điều tra MICS lớn nhất tại Việt Nam và trên thế giới cho đến thời điểm hiện tại, với số lượng mẫu là 14.000 hộ gia đình trên 700 địa bàn thuộc tất cả 63 tỉnh thành của cả nước.

Mẫu điều tra đại diện cho 6 vùng kinh tế và 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cũng như các nhóm dân tộc thiểu số chính.

Việt Nam nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái pháp luật: Ý chí chính trị mạnh mẽ của Chính phủ

Việt Nam nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái pháp luật: Ý chí chính trị mạnh mẽ của Chính phủ

Lao động trẻ em là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năm 2020, có 160 ...

Phụ nữ và nỗi đau từ đại dịch: Mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình...

Phụ nữ và nỗi đau từ đại dịch: Mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình...

Theo một báo cáo mang tên "Đo lường góc khuất đại dịch: Bạo lực đối với phụ nữ trong giai đoạn Covid-19", có tới 25% ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng XL7 2021, Ciaz 2021, Ertiga 2021, Swift 2021, Ertiga 2022, XL7 2022 và Jimny 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong ...
TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

Theo Reuters, công ty mẹ của TikTok, ByteDance sẽ chấp nhận đóng cửa ứng dụng của mình thay vì chọn giải pháp bán lại cho một công ty ở Mỹ.
Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Việc lựa chọn, bố trí nhân sự luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa ra đồn đoán, xuyên tạc với những thông tin xuyên tạc.
Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Khoảnh khắc Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và cậu bé 'Lôi Con' hội ngộ gây 'sốt' mạng xã hội.
Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đội Công binh Việt Nam gấp rút hoàn thành các công trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu vực Abyei.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động