Việt Nam đóng góp tích cực trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, tự cường

Đại sứ, TS. Luận Thuỳ Dương
Học viện Ngoại giao Việt Nam
ASEAN có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng, như một vành đai an ninh trực tiếp đối với Việt Nam. Chính vì vậy, ASEAN luôn được coi trọng và là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN - ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ chào cờ trực tuyến kỷ niệm 54 năm thành lập ASEAN (1967-2021) ngày 8/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong Văn kiện Đại hội XIII, Mục XI đã nêu rõ đường lối đối ngoại trong giai đoạn mới là triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Theo đó, đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới là “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hóa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Văn kiện cũng chỉ ra nguyên tắc chỉ đạo trong việc thực hiện đường lối đối ngoại là vừa hợp tác, vừa đấu tranh; đẩy mạnh đối ngoại song phương và nâng tầm đối ngoại đa phương và kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.

Văn kiện cũng nhấn mạnh cả đối ngoại song phương và ngoại giao đa phương. Về quan hệ song phương, Việt Nam sẽ tiếp tục “chú trọng” và “làm sâu sắc” các mối quan hệ, trong đó thứ tự ưu tiên vẫn là các nước láng giềng, các nước ASEAN, các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác.

Về đa phương, Việt Nam sẽ tiếp tục “chủ động” và “tích cực” với thứ tự ưu tiên là ASEAN, Liên hợp quốc (LHQ), Liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức Quốc tế các Quốc gia nói tiếng Pháp (Francophonie), Phong trào Không liên kết (NAM), các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và các cơ chế khác có tầm quan trọng chiến lược.

ASEAN có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng, như một vành đai an ninh trực tiếp đối với Việt Nam. Chính vì vậy, ASEAN luôn được coi trọng và là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Định hướng quan hệ

Ngay tại Đại hội XII (năm 2016), Đảng ta tiếp tục xác định phương hướng đối với hợp tác trong ASEAN là “chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”.

Điều này được nhấn mạnh trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng về đối ngoại, đặc biệt là Chỉ thị 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”.

Trong đó, nhấn mạnh nội dung cần “tiếp tục phát huy và khai thác có hiệu quả vai trò thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, “phát huy vị thế của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN 2025, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và nâng cao vị thế, sự hiện diện của Cộng đồng trên trường quốc tế”.

Như vậy, Đảng ta đã xác định Việt Nam cần “chủ động, tích cực và hợp tác có trách nhiệm với các nước thành viên ASEAN để xây dựng cộng đồng vững mạnh”. Một Cộng đồng ASEAN lớn mạnh và tự cường sẽ là chỗ dựa vững chắc cho Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII
Đại sứ, Tiến sĩ Luận Thùy Dương.

Việt Nam đã 2 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Trong những lần đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã dẫn dắt ASEAN vượt qua những thách thức để không những duy trì sự gắn kết mà còn đạt được những phát triển mới, cả về hợp tác nội khối và quan hệ đối ngoại của khối với các đối tác bên ngoài.

Ngoài ra, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, vị thế và tiếng nói của ASEAN không chỉ giới hạn trong khu vực mà còn được nâng lên cấp độ toàn cầu khi thúc đẩy đối thoại và hợp tác với LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ.

Trên cương vị là Chủ tịch ASEAN 2020, với chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, Việt Nam khẳng định: Để tiếng nói được lắng nghe ở khu vực và quốc tế, các nước thành viên ASEAN cần thấm nhuần "Tư duy Cộng đồng, Hành động Cộng đồng", nghĩa là gắn "lợi ích quốc gia - dân tộc" với "lợi ích cộng đồng và hành động”. Những quan điểm đối ngoại đó đã tạo nên vị thế cao và uy tín vững vàng của Việt Nam trong ASEAN.

Nhìn lại chặng đường đã qua và hướng đến 5 năm tới và xa hơn, ASEAN sẽ vẫn luôn quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam, trong sự nghiệp phát triển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, Việt Nam cần kế thừa và tiếp tục làm sâu sắc thêm các hướng đi đúng đắn nói trên.

Những nhiệm vụ mới

Tại Đại hội XIII của Đảng (năm 2021), tư duy về đối ngoại đã có những bước phát triển mới: “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế”, và “trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến lược đối với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”.

Bên cạnh đó, Việt Nam không chỉ xem quan hệ với ASEAN là mối quan hệ chiến lược, mà cần phải xem quan hệ với tất cả các nước thành viên của ASEAN cũng đều là các quan hệ chiến lược, vì cần phải duy trì được sự đoàn kết trong khối, không để lợi ích quốc gia của từng nước thành viên ảnh hưởng đến tiếng nói chung và đồng thuận của cả khối trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, vấn đề an ninh trong khu vực.

Với tư duy như vậy, Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ các nhiệm vụ đối ngoại, đó là phải “phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước”, trong đó, nhiệm vụ hàng đầu, trước hết và trên hết, là phát huy sức mạnh tổng hợp của một nền ngoại giao toàn diện với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Trong quan hệ với ASEAN, đối ngoại đảng có nhiệm vụ triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm phát triển quan hệ giữa đảng ta với các chính đảng ở các nước ASEAN, góp phần củng cố nền tảng chính trị cho quan hệ của Việt Nam với các nước; xây dựng khuôn khổ, định hướng quan hệ, xử lý nhiều vấn đề trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng. Trong đó, đặc biệt chú ý tới thế mạnh về truyền thống quan hệ lâu dài, gắn bó, thủy chung của đối ngoại đảng.

Ngoại giao nhà nước tạo thêm các khuôn khổ pháp lý quan trọng để tăng cường hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực, đưa các mối quan hệ song phương với các nước ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu. Cũng chỉ ngoại giao nhà nước mới có đầy đủ quyền năng làm cho hội nhập khu vực ASEAN có tính tích cực, toàn diện, hiệu lực và hiệu quả cao.

Đối ngoại nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho Cộng đồng ASEAN, tạo dựng bản sắc ASEAN, hình thành ý thức công dân ASEAN, thông qua việc gắn kết nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước ASEAN. Qua đó cũng đóng góp hiệu quả hơn cho hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam.

Thứ hai, Đảng đã xác định cần làm cho quan hệ với ASEAN sâu sắc và toàn diện hơn thì Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn việc xây dựng một nền ngoại giao tổng thể có "kiềng ba chân" luôn gắn kết và song hành, đó là ngoại giao an ninh chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, để bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc. Việt Nam cần đưa ba trụ cột này vào quá trình Việt Nam đóng góp xây dựng ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN: Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội. Đồng thời, muốn kiềng ba chân này vận hành tốt thì phải có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành với một sự thống nhất cao trong hoạt động đối ngoại với ASEAN.

Tin liên quan
Những dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong ASEAN Những dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong ASEAN

Thứ ba, Đảng đã kiên trì định hướng lớn là đổi mới và mở cửa, tiếp tục thực hiện chiến lược "hội nhập quốc tế", tham gia tích cực hơn nữa vào tiến trình bảo vệ toàn cầu hóa.

Do vậy, Việt Nam cần tận dụng cơ hội toàn cầu hóa, chủ động đẩy mạnh chiến lược "hội nhập quốc tế", tích cực tham gia đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do với các đối tác, nhằm hội nhập sâu rộng vào chuỗi ngành nghề và chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam cần tận dụng cả quan hệ song phương lẫn đa phương với ASEAN để thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, Việt Nam cũng cần tích cực, chủ động hơn trong các quá trình đàm phán của ASEAN, thúc đẩy ASEAN tích cực tham gia và đóng vai trò trung tâm trong các tiến trình này, qua đó nâng cao được vị thế kinh tế-chính trị của Việt Nam với ASEAN và các đối tác của ASEAN.

Thứ tư, Đảng đã xác định Việt Nam sẽ tham gia tích cực hơn vào việc xây dựng luật chơi toàn cầu và khu vực, do đó Việt Nam cần thông qua việc tăng cường hợp tác với ASEAN, Liên hợp quốc, APEC và Tổ chức Hợp tác lưu vực sông Mekong, đặc biệt là tìm cách đóng vai trò lớn hơn trong các cơ chế ASEAN và các tổ chức quốc tế khác, để qua đó có thể chủ động nêu các sáng kiến, chủ động tham gia xây dựng các luật chơi.

Với tư duy chủ động, tích cực, tin cậy và có trách nhiệm, Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên khác của ASEAN xây dựng các quy tắc ứng xử, các cơ chế khu vực có tính pháp lý cao hơn, hỗ trợ triển khai hiệu quả các sáng kiến, đảm bảo thực thi các cam kết, và đóng góp thiết thực vào giải quyết các vấn đề chung của ASEAN và khu vực.

Muốn thực hiện các nhiệm vụ trên, điều cốt yếu hàng đầu hiện nay, nằm ngay trong nội bộ của ta, đó là cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với ASEAN.

Đồng thời phải đặc biệt chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực và xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại đa phương không chỉ ở trung ương mà phải ở cả các địa phương, chuyên nghiệp, hiện đại. Chính phủ cũng cần quan tâm dành nguồn lực phù hợp cho đăng cai và xây dựng các trung tâm có lợi ích thiết thực của ASEAN tại Việt Nam, có cơ chế chính sách tăng cường và hỗ trợ các cán bộ Việt Nam làm việc trong các cơ quan của ASEAN.

Tóm lại, con đường phía trước có những gập ghềnh, nhưng chúng ta có nhiều thuận lợi.

Quán triệt đường lối của Đảng, phát huy thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước, uy tín quốc tế quốc tế cao, niềm tin của nhân dân ngày càng vững vàng, lại có quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, Việt Nam sẽ có những đóng góp hiệu quả từ các bộ ngành, địa phương, các tầng lớp xã hội, cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, tự cường, tạo dựng một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng, qua đó sẽ mang lại lợi ích cho đất nước, bảo đảm được lợi ích quốc gia-dân tộc, tạo thêm động lực cho chúng ta tiến xa hơn, hội nhập sâu rộng, phát triển toàn diện.

Bộ Ngoại giao nghe thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Bộ Ngoại giao nghe thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 11/10, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Bộ kết nối với Hội nghị Ban Tuyên giáo ...

Ngoại giao trong tuần: Điện đàm Việt Nam-New Zealand; Chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39

Ngoại giao trong tuần: Điện đàm Việt Nam-New Zealand; Chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong tuần từ ngày 4-9/10.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 7/10, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ...

Đọc thêm

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

Bộ trưởng Kinh tế Bolivia khẳng định, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng cao hơn ước tính của IMF và WB.
Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Cuba đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của Việt Nam

Phó Thủ tướng hứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba đặc biệt đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động