Việt Nam khuyến khích di cư hợp pháp, có trật tự

Từ ngày 5-11/12, đã diễn ra “Tuần lễ Di cư quốc tế” do Liên hợp quốc tổ chức tại thành phố Marrakesh, Maroc. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đã tham dự các sự kiện quan trọng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam khuyen khich di cu hop phap co trat tu Brazil tiếp bước Mỹ rút khỏi hiệp ước di trú của Liên hợp quốc
viet nam khuyen khich di cu hop phap co trat tu Nhiều nước "quay lưng" với Hiệp ước toàn cầu về di cư của LHQ

Trong khuôn khổ “Tuần lễ Di cư quốc tế” do Liên hợp quốc tổ chức tại thành phố Marrakesh, Maroc, từ ngày 5-11/12, đã có hơn 70 hoạt động diễn ra, thu hút sự tham dự của đại diện đến từ 164 quốc gia thành viên Liên hợp quốc và hơn 50 tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị-xã hội, các viện nghiên cứu, tổ chức kiều dân và đại diện người di cư.

viet nam khuyen khich di cu hop phap co trat tu

Trong số này có 13 người đứng đầu nhà nước và chính phủ, hơn 60 bộ trưởng, hơn 50 thứ trưởng và quốc vụ khanh.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đã tham dự các sự kiện quan trọng của "Tuần lễ Di cư quốc tế" này.

Hội nghị liên chính phủ thông qua Hiệp ước toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) diễn ra trong 2 ngày 10-11/12 là sự kiện quan trọng nhất.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ca ngợi nỗ lực hợp tác của các nước trong quá trình xây dựng và đạt thỏa thuận lịch sử với gói giải pháp nhằm đảm bảo quản lý tốt hơn dòng di cư cũng như tôn trọng chủ quyền quốc gia, minh chứng rõ ràng cho thấy cộng đồng quốc tế đang hợp tác để giải quyết một vấn đề nóng có tính toàn cầu.

Ông cho rằng thỏa thuận đã dung hòa lợi ích của các bên liên quan, tốt cho cả nước phái cử và nước tiếp nhận, đồng thời khẳng định Thoả thuận không phải là một điều ước quốc tế, không có tính ràng buộc pháp lý và hoàn toàn tôn trọng sự độc lập, chủ quyền, tính tự nguyện của các quốc gia.

Hội nghị nhất trí cho rằng di cư quốc tế đang trở thành một vấn đề toàn cầu mà không có một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được.

Các đại biểu khẳng định người di cư phải được bảo đảm các quyền lợi cơ bản và di cư hợp pháp, có trật tự đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của các quốc gia.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng hiệp ước này đem lại điều tốt đẹp cho số phận của hàng triệu người di cư trên thế giới, góp phần ngăn chặn nạn di cư bất hợp pháp đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia.

Các nước đánh giá cao vai trò của Tổng thư ký Liên hợp quốc, nỗ lực của các nước thành viên và các tổ chức quốc tế, cơ quan chuyên môn Liên hợp quốc để đạt được gói giải pháp toàn cầu này, khẳng định sự cam kết của các nước thành viên trong hợp tác với nhau, với Liên hợp quốc và các bên liên quan để triển khai thoả thuận một cách hiệu quả nhất.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho rằng đáng tiếc là có một số nước chưa tham gia thỏa thuận vì theo bà việc tham gia thỏa thuận không phải là một sự lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu cần thiết.

viet nam khuyen khich di cu hop phap co trat tu
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao ý nghĩa lịch sử của thỏa thuận GCM là bước tiến quan trọng trong hợp tác quốc tế về di cư; nêu rõ quan điểm và chính sách của Việt Nam khuyến khích di cư hợp pháp, có trật tự, tăng cường hợp tác quốc tế để loại bỏ nguồn gốc và ngăn chặn di cư trái phép.

Thứ trưởng cũng cho rằng không có thỏa thuận đa phương, toàn cầu nào là hoàn thiện, có thể đáp ứng mọi yêu cầu, lợi ích các nước, do vậy trong quá trình thực hiện cần tôn trọng các đặc thù của các nước và tiếp tục hoàn chỉnh.

Thỏa thuận GCM được xây dựng trên cơ sở Tuyên bố New York về Người di cư và Người tị nạn được thông qua tại Phiên họp 71 Đại hội đồng tháng 9/2016 (Tuyên bố New York).

Sau 18 tháng tham vấn và đàm phán với sự tham gia tích cực và trách nhiệm của đa số quốc gia thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cơ quan chuyên môn Liên hợp quốc, tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng kiều dân, người di cư và các bên liên quan, thỏa thuận GCM được đánh giá là sự dung hòa quan tâm và lợi ích của các quốc gia thành viên, bao trùm tất cả các khía cạnh của di cư trong đó người di cư là trung tâm.

Thỏa thuận GCM không mang tính ràng buộc pháp lý, được xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia, chia sẻ trách nhiệm, không phân biệt đối xử và các quyền con người cơ bản; đưa ra khuôn khổ tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý di cư vì di cư hợp pháp, an toàn và trật tự phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình Nghị sự 2030.

Trên cơ sở Tuyên bố New York 2016, Liên hợp quốc cũng đã đồng thời tổ chức 6 vòng tham vấn xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về Người tị nạn (GCRs). Thỏa thuận GCRs dự kiến sẽ được thông qua tại Phiên họp Đại hội đồng trong thời gian tới.

viet nam khuyen khich di cu hop phap co trat tu Đức: Tân Chủ tịch CDU muốn thay đổi chính sách di cư của người tiền nhiệm Angela Merkel?

Ngày 9/12, tân Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Annegret Kramp-Karrenbauer đã lên kế hoạch nhằm thay đổi các chính ...

viet nam khuyen khich di cu hop phap co trat tu Giải pháp ổn định dân di cư tự do

Nêu rõ quan điểm không khuyến khích di dân tự do, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh phải phát triển các điều kiện ...

viet nam khuyen khich di cu hop phap co trat tu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Đắk Lắk

Chiều nay, 8/12, tại TP. Buôn Ma Thuột, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk, địa phương có số ...

PV

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev đã gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam-Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin tức địa chính trị 'nóng hổi' thị trường nóng rẫy, còn cơ hội ...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính tìm hiểu văn hoá ‘xứ sở Samba’ và quốc đảo Vùng Caribe

Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính tìm hiểu văn hoá ‘xứ sở Samba’ và quốc đảo Vùng Caribe

Phu nhân Thủ tướng, bà Lê Thị Bích Trân đã có nhiều hoạt động tìm hiểu văn hoá của Brazil và Cộng hoà Dominica.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động