Việt Nam là khách mời đặc biệt dự Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản

Phạm Hằng
TGVN. Việt Nam sẽ tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung của Hội nghị.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam huong toi chuong trinh nghi su thuong dinh g20 tai nhat ban Việt Nam sẽ tham gia tích cực vào chương trình nghị sự G20 tại Nhật Bản
viet nam huong toi chuong trinh nghi su thuong dinh g20 tai nhat ban Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Hàn - Việt
viet nam huong toi chuong trinh nghi su thuong dinh g20 tai nhat ban
Việt Nam hướng tới chương trình nghị sự G20. (Nguồn: VOV)

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 14 và thăm Nhật Bản từ ngày 27/6 đến ngày 1/7.

Việt Nam và G20

Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần đầu tiên vào năm 2010 với tư cách Chủ tịch ASEAN. Sau đó, trên cương vị Chủ nhà APEC năm 2017, Việt Nam được mời tham dự Hội nghị G20 và các hoạt động liên quan trong năm Đức làm Chủ tịch. Tại đây, Việt Nam đã tích cực tham dự và đóng góp có trách nhiệm tại Hội nghị cũng như trong quá trình tham gia các hoạt động của G20 trong năm, tạo được ấn tượng tốt đối với G20 và góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trong APEC 2017.

Tại Hội nghị G20 năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị G20 xây dựng Khuôn khổ toàn cầu mới về thúc đẩy tự do thương mại, chuyển giao công nghệ các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số và xem xét lập Diễn đàn toàn cầu về khởi nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt về khởi nghiệp sáng tạo. Nhiều ý kiến đóng góp của Việt Nam đã được G20 ghi nhận trong Tuyên bố chung như đề cao hợp tác quốc tế trong xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu, phát triển bao trùm và bền vững, nông nghiệp và an ninh nguồn nước, việc làm trong kinh tế số,…

G20 năm nay, nước chủ nhà Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 với tư cách khách mời đặc biệt và tham dự các hội nghị và cuộc họp trong khuôn khổ G20 năm 2019; tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung Hội nghị.

Bối cảnh quốc tế có nhiều điểm mới

G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP, PPP) và Liên minh châu Âu (EU). Được chính thức thành lập từ năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997-1998), G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italy, Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia: Hàn Quốc, Argentina, Australia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhóm G20 họp thường niên ở cấp Bộ trưởng Tài chính để thảo luận các vấn đề kinh tế - tài chính toàn cầu giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Quy mô của G20 chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế.

Năm 2008, khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, G20 tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh thông qua Tuyên bố chung khẳng định cam kết chính trị ở cấp cao nhất về phối hợp hành động ứng phó với khủng hoảng. Đến nay, G20 đã tổ chức 12 Hội nghị Thượng đỉnh để thảo luận hầu hết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới, đã thông qua nhiều văn kiện, thỏa thuận quan trọng về chống khủng hoảng tài chính toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng, thương mại, đầu tư, đổi mới - sáng tạo, ứng phó biến đổi khí hậu, chống dịch bệnh,…

Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Nhật Bản được tổ chức từ ngày 28-29/6 tại thành phố Osaka. Hội nghị G20 lần thứ 14 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm với nhiều rủi ro bất trắc do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn, xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang căng thẳng trở lại, nhiều điểm nóng địa - chính trị diễn ra phức tạp. Hợp tác và liên kết kinh tế tuy vẫn được thúc đẩy nhưng nhiều thể chế và diễn đàn đa phương gặp khó khăn, đang tìm hướng cải cách để thích ứng với bối cảnh mới. CMCN 4.0 tiếp tục phát triển mạnh với nhiều vấn đề đặt ra cần tăng cường hợp tác quốc tế để xử lý.

Bên cạnh đó, nội dung nghị sự G20 những năm gần đây mở rộng nhiều lĩnh vực (tài chính, thương mại, đầu tư, lao động, xã hội, môi trường, công nghệ,…), nhưng việc đạt đồng thuận trong một số vấn đề kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, nhất là cam kết tự do hóa thương mại, chống bảo hộ, chống biến đổi khí hậu.

viet nam huong toi chuong trinh nghi su thuong dinh g20 tai nhat ban
Việt Nam sẽ tham gia tích cực vào chương trình nghị sự G20 tại Nhật Bản. (Nguồn: AP)

4 phiên thảo luận chính

Hội nghị Thượng đỉnh G20 dự kiến có 4 phiên thảo luận.

Phiên một: Về kinh tế toàn cầu, thương mại, đầu tư: Hợp tác xử lý các rủi ro, thách thức kinh tế toàn cầu (như mất cân đối, già hóa,…); quản lý nợ bền vững và minh bạch, thúc đẩy tài chính bao trùm; tự do hóa thương mại; hệ thống hóa thương mại đa phương, cải cách WTO; đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao…

Phiên hai: Về đổi mới sáng tạo và kinh tế số: Tiến trình số hóa, thúc đẩy khái niệm “Lưu chuyển tự do dữ liệu đi đôi với bảo đảm tin cậy”, xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0, đổi mới công nghệ như thương mại điện tử, an ninh và an toàn thông tin trong kinh tế số,…

Phiên ba: Về phát triển bền vững, việc làm, phụ nữ, y tế: Thực hiện Nghị sự 2030 về phát triển bền vững; ứng phó với già hóa dân số; bình đẳng giới; thích ứng lao động với việc làm tương lai; thúc đẩy phụ nữ tham gia lao động; đào tạo lao động nữ; thúc đẩy phổ cập y tế toàn dân (UHC)...

Phiên bốn: Về môi trường, năng lượng và biến đổi khí hậu: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường hiệu quả năng lượng; tranh thủ công nghệ mới trong bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; tăng cường hợp tác ngăn ngừa và xử lý rác thải nhựa đại dương.

viet nam huong toi chuong trinh nghi su thuong dinh g20 tai nhat ban Nhật Bản: Hơn 700 thí sinh bản địa tham dự kỳ thi năng lực tiếng Việt

Ngày 23/6, hơn 700 thí sinh người Nhật đã tham dự kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 3 do Trường Cao đẳng Ngoại ...

viet nam huong toi chuong trinh nghi su thuong dinh g20 tai nhat ban Việt Nam - Nhật Bản: Tăng cường tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau

TGVN. Hôm nay (3/6), tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori đồng chủ ...

viet nam huong toi chuong trinh nghi su thuong dinh g20 tai nhat ban Nhật Bản đánh giá Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 25, chiều 30/5, Phó ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động