TIN LIÊN QUAN | |
Doanh nghiệp Việt dự Hội chợ thương mại lớn nhất châu Phi | |
Thủy điện lớn nhất châu Phi có công suất bằng 6 nhà máy điện hạt nhân |
Nội dung trên được đề cập trong báo cáo đưa ra ngày 3/7 của Trung tâm cơ sở hạ tầng toàn cầu (GIH) thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hành đầu thế giới (G20).
Báo cáo cho thấy nhóm 10 nước, gồm Morocco, Ethiopia, Cote d'Ivoire, Senegal, Ai Cập, Ghana, Tunisia, Benin, Guinea và Rwanda thuộc một trong những khu vực kém phát triển nhất trên thế giới, đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Đồng thời, báo cáo cũng nhấn mạnh các cơ hội mà những nước này mở ra đối với các nhà đầu tư nghiêm túc.
Giám đốc điều hành của GIH, Chris Heathcote cho biết “châu Phi là một lục địa rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Thay vì hỏi 'Tôi sẽ đi châu Phi sao?', các nhà đầu tư đang khẳng định 'Tôi sẽ đến châu Phi. Tôi muốn đến châu Phi. Tôi nên đi đến quốc gia nào?”
Nhóm 10 nước châu Phi, bao gồm cả một số nền kinh tế tiêu biểu của châu lục, sẽ thiếu khoảng 1.000 tỷ USD để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc (LHQ) tới năm 2040. (Nguồn: Construction Review Online) |
Nhóm 10 nước trên đều là thành viên của sáng kiến “Hướng gần hơn tới châu Phi” của G20, với mục tiêu định hướng đầu tư vào lục địa này.
Để bắt kịp những thành công Việt Nam đã đạt được về phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, điện và nước, đến năm 2040, các quốc gia này sẽ cần khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ USD.
Để đạt được Các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ (UNSDG), bao gồm được sử dụng điện và nước sạch phổ cập vào năm 2030, các quốc gia này sẽ cần thêm khoản đầu tư 383 tỷ USD, nâng tổng lượng cầu lên mức khoảng 2.400 tỷ USD.
Nếu duy trì mức đầu tư trung bình hiện tại là 4,9% GDP, nhóm 10 nước này vẫn cần thêm nguồn tài trợ bằng 42% của tổng lượng cầu trên, hay khoảng 1.000 tỷ USD.
Theo Giám đốc Heathcote, với nguồn nội lực hoặc ngay cả khi có sự trợ giúp từ các cơ quan viện trợ và các nhà tài trợ đa phương, các quốc gia châu Phi này không thể đẩy nhanh chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân là rất cần thiết.
Các tập đoàn quốc tế lớn, bao gồm Bouygues, Bollore, China Railway Construction Corp và General Electric, đã tham gia vào lĩnh vực điện, vận tải và xây dựng tại châu Phi.
Nguồn tài chính tiềm năng cho phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Phi hiện đã sẵn sàng nếu có những điều kiện thích hợp, chẳng hạn như lượng tiền lớn tại các quỹ phúc lợi đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư về cơ sở hạ tầng tại thị trường đang nổi lên.
Tuy nhiên, để giải phóng nguồn tài chính đó, cần quyết liệt chống tham nhũng và sự thiếu hiệu quả trong hoạt động, vốn từ lâu đã cản trở đầu tư quy mô lớn ở châu Phi.
Rwanda là một ví dụ điển hình về thành công khi đầu tư tư nhân đang bù đắp 2/3 chi tiêu cơ sở hạ tầng, bởi nước này đã thực hiện các quá trình minh bạch, với quy định rõ ràng khiến nhà đầu tư thấy được kết quả đầu ra và họ thực sự nghiêm túc về các hợp đồng.
Nhiều nước châu Phi ngưỡng mộ thành tựu phát triển của Việt Nam Vừa qua, tại Dar es Salaam, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Tanzania đã có buổi giới thiệu Chính sách Đối ngoại Việt Nam cho các ... |
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Colombia tích cực, hiệu quả, thực chất Ngày 2/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã tiếp xã giao Vụ trưởng Vụ châu Á, châu Phi, châu ... |
Vị trí của châu Phi trong "Vành đai và Con đường" Trang tin Allafrica mới đây có bài phân tích về khả năng và lợi ích khi châu Phi gia nhập sáng kiến "Vành đai và ... |