Với tôi, thước đo thành đạt đang thay đổi...

Là Visiting Fellow (nghiên cứu sinh trao đổi) Viện Harvard-Yenching, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Nhân học Xã hội Đại học Thủ đô Tokyo (Nhật Bản), nhưng nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Phúc Anh chỉ có ước mơ hết sức giản dị là về nước trồng rau nuôi gà, dạy trẻ Hán Nôm và viết lách sống qua ngày.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
voi toi thuoc do thanh dat dang thay doi Sinh viên Việt Nam tại Nga chào mừng Năm APEC 2017
voi toi thuoc do thanh dat dang thay doi Đại sứ Phạm Quang Vinh tham gia các hoạt động của sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ

Từng là giảng viên rất tâm huyết với Bộ môn Hán Nôm (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhiều người ngạc nhiên khi thấy anh trở thành học giả và nghiên cứu sinh tại Mỹ rồi Nhật Bản?

Mọi người thường nghĩ công việc nghiên cứu của tôi sẽ liên quan chặt chẽ đến Trung Quốc và các trường, viện nghiên cứu ở Việt Nam và Trung Quốc. Trên thực tế, tôi đã đi học và nghiên cứu trong một thời gian tương đối dài ở Nhật Bản, Singapore và Mỹ. Thực ra, tôi không chọn mà may mắn được chọn bởi hội đồng tuyển sinh của các trường đại học hàng đầu thế giới.

voi toi thuoc do thanh dat dang thay doi
Nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Phúc Anh.

Có thể nói, việc học tập ngoài nước đã thay đổi hoàn toàn việc nghiên cứu của tôi. Thứ nhất là cho tôi thêm cơ hội được học thêm nhiều kiến thức và những thử nghiệm mới trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Thứ hai là cho tôi học cách thức đặt những câu hỏi tốt hơn (biết cách đặt những câu hỏi nghiên cứu không quá buồn chán là cả một kỹ năng khó khăn đối với người làm khoa học xã hội). Thứ ba là dạy cho tôi biết thành thực hơn với những gì mình biết và chưa/không biết. Và thứ tư, chỉ ra cho tôi sứ mệnh của khoa học xã hội và nhân văn là phải lăn vào những nơi chốn bụi bặm nhất của cuộc sống để cất lên tiếng nói trung thực, thẳng thắn từ bên trong những vận động của xã hội mình thuộc về.

Lĩnh vực nghiên cứu chính của Nguyễn Phúc Anh: Thân tộc và lịch sử gia đình Việt Nam; Lịch sử tư tưởng Việt Nam; Bất bình đẳng xã hội, chủ nghĩa tân tự do và quá trình toàn cầu hóa; Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và quyền lực xã hội.

Môi trường học tập tại Đại học Harvard là niềm mơ ước của nhiều người. Cảm nhận của anh khi học tập ở đây thế nào? Liệu có giống như miêu tả trong một bài viết “Harvard, bốn rưỡi sáng” từng nổi tiếng thời gian gần đây?

Môi trường học tập tại Đại học Harvard mang tính thử thách cao và đem lại nhiều cảm xúc, ấn tượng trái ngược. Những gì tôi học được ở Harvard vừa khai phóng mới mẻ, vừa mang tính áp chế, quyền uy cao độ. Nó vừa khơi gợi, buộc tôi phải suy nghĩ nhiều hơn bao giờ hết, vừa khiến tôi cảm thấy hồ nghi tột độ những kiến thức, sở tri, sở kiến của chính mình. Harvard đối với tôi vừa là biểu tượng của tri thức, học vấn, và tinh thần nhân văn, vừa là biểu tượng của bất bình đẳng và phân tầng xã hội.

Với tôi, cách miêu tả trong bài viết "Harvard, 4 rưỡi sáng" là sản phẩm của một não trạng yếm thế kì quặc, của một người bị "thực dân hóa" ngay cả trong cách anh ta nhìn thế giới của mình. Dĩ nhiên, tôi sẽ không đặt vấn đề giống hay không giống thực tế. Đã là miêu tả thì nó chỉ là một góc nhìn. Và góc nhìn này không phải là góc nhìn về Harvard và việc học ở Harvard mà tôi có thể đồng cảm.

Vậy ở Đại học Thủ đô Tokyo, môi trường học tập có những thú vị gì khác?

Đại học Thủ đô Tokyo - nơi khai sinh của ngành Nhân học Nhật Bản, là một môi trường học tập “bình thường” theo nghĩa mọi sinh viên và giảng viên được tự do và tạo điều kiện hết mình để theo đuổi những suy nghĩ và dự án nghiên cứu của mình như một trường đại học bình thường nên có. Họ cũng có ít cải cách giáo dục, áp lực "công bố quốc tế", hay cái xốc nổi của những trường đại học "đẳng cấp". Cái "đẳng cấp" lớn nhất của họ là có gan làm một đại học "bình thường" trong thế giới mà mọi trường đại học đang cố gắng biến mình thành những tập đoàn giáo dục hùng mạnh vị danh tiếng, vị lợi nhuận. Tôi học được sự bình tâm và tình yêu đối với tri thức thực sự từ môi trường đại học đầy tự trọng này.

voi toi thuoc do thanh dat dang thay doi
Hội thảo tại Viện Harvard-Yenching, Đại học Harvard.

Anh thấy sinh viên/nghiên cứu sinh Việt Nam có những lợi thế gì khi học tập ở môi trường ngoài nước?

Càng đi học ở nhiều quốc gia, tôi càng cảm thấy nền giáo dục Việt Nam mà chúng ta đã và đang có là một nền giáo dục đáng trân trọng. Nền giáo dục ấy đảm bảo cho hầu hết những học sinh nghèo như tôi có thể nhận được hỗ trợ tốt nhất để học từ tiểu học đến gần hết chương trình tiến sĩ với tổng chi phí học phí chỉ bằng một tháng học ở Harvard.  Những người như chúng tôi khi được đi học ở nước ngoài cũng chỉ mất thời gian ngắn để đuổi kịp, và thậm chí vượt trội hơn so với nhiều sinh viên của nhiều quốc gia khác.

Theo tôi, một nền giáo dục nhân bản, tuyệt đối không phải là một nền giáo dục của những thành tích công bố quốc tế hay thứ bậc trên bảng xếp hạng của các tập đoàn xếp hạng giáo dục vị lợi nhuận. Đó là nền giáo dục bảo đảm cho quyền công bằng trong việc tiếp cận giáo dục của đại đa số người dân, giàu cũng như nghèo.

Thế mạnh lớn nhất của nhiều sinh viên/nghiên cứu sinh Việt Nam khi đi học ở nước ngoài là hầu hết họ không phải vừa đi học vừa cõng theo những khoản nợ khổng lồ: nợ học phí, nợ tiền nhà, nợ tiền xe, và nợ thẻ tín dụng. Họ có thể bình tâm mà học và chuyên chú hơn nhiều bạn bè cùng trang lứa ở các quốc gia khác. Dĩ nhiên, biết tận dụng thế mạnh này hay không là chuyện của từng người.

Anh có thể chia sẻ trải nghiệm đáng nhớ nhất khi học tập Mỹ và Nhật Bản?

Trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi là những đêm trở về phòng ngủ sau mười mấy tiếng vùi mình trong phòng nghiên cứu, soi gương thấy tóc đã bạc nhiều ở tuổi chớm 30, nghĩ về gia đình và bố mẹ tuổi đã cao mà giật mình nhận ra, đã lâu mình không biết đến một cuộc sống có gia đình. Khoa học và nghiên cứu tự nó không phải là một tôn giáo, càng không phải là cả cuộc đời. Nó là một nghề. Nếu tự nhận là nhà nghiên cứu thì nên làm nghề một cách nhiệt tâm và lương thiện. Còn sống thì vẫn phải sống. Nhận ra rằng mình cũng có một cuộc sống là trải nghiệm hết sức xa xỉ với nhiều nhà khoa học, tôi may mắn hơn nhiều người vì có được trải nghiệm ấy.

Anh từng nói một nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống phải có ba cái biết: biết phê phán truyền thống, biết sẵn sàng tiếp nhận cái mới nhưng vẫn phải biết giữ gìn bản sắc. Phải làm cách nào có thể dung hòa những điều tưởng chừng như mâu thuẫn này?

Đấy là những gì tôi nói khi mới 20 tuổi. Còn ở tuổi 31 hiện nay, tôi sẽ nói rằng một nhà nghiên cứu văn hóa "truyền thống" nên có ba cái biết: biết nghi ngờ những gì bị/được coi là "truyền thống"; biết rằng trong khoa học thì không ai đặt vấn đề "tiếp nhận" cái mới cả, chỉ đặt vấn đề tiếp nhận "cái cũ" mà thôi và biết rằng chừng nào còn phải đặt vấn đề "gìn giữ bản sắc" thì cái "bản sắc" đó đã không còn tồn tại như nó vốn có rồi. Trái đất quay một ngày 360 độ, tôi cũng mâu thuẫn với tôi rất nhiều. Cách thức duy nhất để có thể chấp nhận những điều tưởng chừng như mâu thuẫn là nhận ra rằng chẳng tồn tại và nhận thức thực sự nào là không mâu thuẫn cả. Chấp nhận mâu thuẫn trong nhận thức của mình chính là chấp nhận bản thân là một tồn tại con người.

Việt Nam vẫn còn đó mối lo “chảy máu” chất xám, thật may khi anh lại có “một ham muốn là về nước trồng rau nuôi gà, dạy trẻ Hán Nôm, viết lách sống qua ngày”...

Tôi ước mơ vậy là vì tôi nhận ra những trí thức "di dân" khi sang đến các nước "phát triển" rất ít có cơ hội được ăn thức ăn sạch sẽ và bảo đảm hơn của người giàu. Còn ở Việt Nam ngay cả người nghèo cũng có cơ hội để được ăn sạch sẽ và bảo đảm. Tuy nhiên, cơ hội đấy gần đây đang mất dần đi, khi chuỗi thức ăn "tương đối công bằng" trong nước đang đứng trước nguy cơ bị phân hóa giàu/nghèo bởi hoạt động của các tập đoàn kinh tế lũng đoạn thị trường thực phẩm, bán lẻ. Nhưng ít nhất, cho đến bây giờ, ở Việt Nam còn có cơ hội cho người nghèo như tôi được ăn sạch và bảo đảm.

Ngoài ra, tôi nghĩ thước đo thành đạt trong xã hội mà chúng ta sống đang thay đổi. Người thành đạt là không phải là người thành công trong công việc. Với tôi, người thành đạt là người có được nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình hơn là dành cho công việc. Vui vẻ với công việc giảng dạy và viết lách có thể giúp tôi trở thành người thành đạt thực sự.

Cảm ơn anh!

voi toi thuoc do thanh dat dang thay doi Tưng bừng Đại hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 6

Ngày 2/4, tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) đã tổ chức đại hội lần thứ ...

voi toi thuoc do thanh dat dang thay doi Dồi dào sức trẻ và tài năng Việt ở Hà Lan

Hà Lan - đất nước của hoa tulip và cối xay gió là điểm đến của một số lượng không nhỏ du học sinh, sinh ...

voi toi thuoc do thanh dat dang thay doi Hội thảo khoa học của trí thức trẻ Việt Nam tại Cộng hòa Séc

Ngày 17/12 tại thủ đô Prague đã diễn ra Hội thảo Sinh viên Việt Nam tại Séc nghiên cứu khoa học lần thứ ba.

Trọng Vũ (thực hiện)

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 29/4-6/5.
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 7/5/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. kết quả xổ số Bạc ...
XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu nhanh nhất hôm nay - XSVT 7/5/2024. ket qua xo so Vung Tau. xổ số Vũng Tàu ngày ...
Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên giúp bạn tránh khỏi những phiền phức từ tài khoản, tin nhắn spam. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động