Lãnh đạo Rosneft phản đối đề xuất áp giá trần khí đốt Nga. Hình ảnh trạm nén khí Goleniow ở Ba Lan. (Nguồn: Reuters) |
Phát biểu tại một diễn đàn quốc tế ở Baku, ông Sechin cho rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang hủy hoại luật pháp quốc tế. Trong khi đó, việc từ chối mua các sản phẩm dầu của Nga đang dẫn đến tình trạng "thâm hụt năng lượng", gây ra lạm phát toàn cầu.
Cùng ngày, Bộ Năng lượng và Dầu mỏ Na Uy cảnh báo, động thái áp giá trần khí đốt của Nga có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt năng lượng ở Liên minh châu Âu (EU).
Tờ Izvestia dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Năng lượng và Dầu mỏ Na Uy Stein Grimsrud cho hay: "Điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề mà châu Âu đang phải đối mặt, đó là tình trạng thiếu khí đốt".
Bộ Năng lượng và Dầu mỏ Na Uy cũng xác nhận, họ có kế hoạch cung cấp khoảng 122 tỷ m³ khí đốt cho EU trong năm nay. Trước tháng 2/2022, Nga từng cung cấp khoảng 130 tỷ m³ bằng đường ống và 20 tỷ m³ dưới dạng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) cho EU.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lưu ý rằng, Na Uy không có khả năng cung cấp đủ khí đốt cho EU để bù đắp cho lưu lượng thiếu hụt khí đốt từ Nga sang châu Âu.
Đại sứ quán Nga tại Na Uy nói: "Na Uy không thể giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra do nguồn dự trữ hạn chế. Lợi nhuận từ khí đốt của Oslo đã gia tăng do giá khí đốt tăng mạnh và nước này không có kế hoạch tham gia vào việc đặt trần giá khí đốt.
Quốc gia này đề nghị các đối tác châu Âu làm việc trên cơ sở hợp đồng dài hạn”.
Trước đó, tập đoàn năng lượng sở hữu nhà nước Gazprom của Nga cũng tuyên bố sẽ dừng toàn bộ nguồn cung khí đốt tới EU nếu giá trần khí đốt được thực hiện.
Theo Giám đốc Điều hành Gazprom Alexei Miller, bất kỳ động thái nào nhằm áp giá trần khí đốt đều sẽ vi phạm hợp đồng giữa các khách hàng EU và Gazprom, dẫn đến việc công ty này sẽ ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt.
Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được vận chuyển tới một vài châu Âu qua trạm Sudzha ở biên giới với Ukraine và đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
| 'Bơ' khí đốt Nga nhưng EU vẫn mạnh tay mua LNG, Moscow lại có cớ chơi trò 'mèo vờn chuột' EU đã thành công trong việc thay thế phần lớn lượng khí đốt Nga nhập khẩu qua đường ống nhưng không thể ngừng mua LNG ... |
| Châu Âu đã và sẽ ngày càng cần đến khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ với giá thành cao, được sản xuất bằng những công ... |
| Chuyên gia: TurkStream không thể thay thế Dòng chảy phương Bắc 1 Ông Samuel Furfari, chuyên gia địa chính trị năng lượng, Giáo sư trường Đại học Tự do Brussels (ULB) nhận định, sau vụ rò rỉ ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh Quan hệ Pháp-Đức cần được 'thiết lập lại' trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa hồi kết và cuộc khủng hoảng năng lượng còn tiến ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Không có Nga, châu Âu phải thay đổi - dù muốn hay không Dự kiến, châu Âu sẽ có đủ khí đốt tự nhiên để vượt qua mùa Đông tới. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, châu lục ... |