Vụ Nga bắn cảnh cáo tàu Anh trên Biển Đen: Táo bạo nhưng đầy rủi ro?

Minh Nhật
Sự việc Nga tuyên bố bắn cảnh cáo vào tàu chiến của Anh tại Biển Đen, gần bán đảo Crimea, đang gây tranh cãi và làm 'dậy sóng' trở lại những căng thẳng giữa Nga với phương Tây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự cố tại Biển Đen có đẩy Nga và Anh rơi vào 'mê hồn trận'?
Tuyên bố của Nga rằng không chỉ bắn cảnh cáo tàu khu trục HMS Defender của Anh, mà còn thả bom trên hành trình di chuyển của con tàu này, đã gây bất ngờ lớn. (Nguồn: RT)

Theo thông báo của quân đội Nga ngày 23/6, Hạm đội Biển Đen của nước này cùng các lực lượng hỗ trợ đã nổ súng cảnh cáo tàu khu trục Defender của Anh ở ngoài khơi Mũi Fiolent thuộc bán đảo Crimea.

Bất ngờ và 'không thể coi nhẹ'

Lần gần đây nhất Nga bắn vào một tàu chiến của Anh là năm 1919, khi một tàu ngầm lớp Bolshevik của Nga phóng ngư lôi vào một tàu khu trục của Anh tại Vịnh Phần Lan. Còn tại Biển Đen, sự cố tương tự cũng từng diễn ra trong cuộc chiến tranh Crimea cách đây hơn 165 năm.

Vì vậy, tuyên bố của Nga rằng, không chỉ bắn cảnh cáo tàu khu trục HMS Defender của Anh, mà còn thả bom trên hành trình di chuyển của con tàu này, đã gây bất ngờ lớn.

Chi tiết chính xác của sự việc vẫn đang được hai bên tranh cãi. Phía Nga khẳng định, tàu chiến của Anh đã đi sâu 3km vào bên trong khu vực lãnh hải của Crimea, gần mũi Fiolent.

Khi Liên Xô tan rã, Crimea trở thành một phần của Ukraine và đã được Nga sáp nhập vào lãnh thổ của mình năm 2014. Do đó, nước này tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển nói trên, tuy nhiên một số quốc gia, bao gồm Anh, coi việc sáp nhập này là bất hợp pháp.

Tin liên quan
Vụ Nga bắn cảnh cáo tàu Anh trên Biển Đen: Khi Vụ Nga bắn cảnh cáo tàu Anh trên Biển Đen: Khi 'lằn ranh đỏ' bị vi phạm

Nga cho biết, họ đã “ngăn chặn hành vi vi phạm” của tàu Defender bằng cách bắn cảnh cáo và sau đó 11 phút, máy bay ném bom Su-24 đã thả bom trên hành trình di chuyển của con tàu.

Phóng viên Jonathan Beale của hãng BBC có mặt trên tàu HMS Defender cho biết, con tàu thực sự đã "quá cảnh" vùng biển Crimea và cố tình làm như vậy, có lẽ để chứng tỏ, Anh vẫn coi khu vực này là một phần của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết, tàu khu trục Defender đã di chuyển trong tuyến đường “đi lại thường xuyên” từ Odessa đến Gruzia qua các vùng biển của Ukraine, đồng thời khẳng định "không có phát súng nào được bắn vào con tàu, cũng như không có quả bom nào được thả trên hành trình di chuyển của Defender", mà "đây chỉ đơn thuần là một cuộc tập trận của lực lượng pháo binh Nga đã được thông báo trước đó".

Trong khi đó, phóng viên Beale thuật lại rằng, có thể nghe thấy các tiếng súng, mặc dù được cho là “ngoài tầm bắn” con tàu và hơn 20 máy bay Nga bay phía trên tàu khu trục HMS Defender.

Truyền hình nhà nước Nga đã phát lại vụ việc này, miêu tả đây là một phần trong âm mưu của Mỹ nhằm bao vây và làm suy yếu nước Nga.

Tuy nhiên, dù bất cứ điều gì đã xảy ra thì đây cũng là một sự việc khác thường và không thể coi nhẹ.

Các nước phương Tây thường xuyên lên án việc Nga chiếm đóng và sáp nhập bán đảo Crimea, và lời lên án gần đây nhất được họ đưa ra là tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 14/6. Ngày 23/6, Liên minh châu Âu (EU) cũng gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga khi việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea đã bước sang năm thứ 8.

Tuy nhiên, trước khi sự cố này xảy ra, cả Mỹ và bất kỳ thành viên nào khác của NATO đều không "bạo" đến mức đưa tàu chiến cùng một nhà báo di chuyển vào vùng biển Crimea để bác bỏ tuyên bố của Nga (mặc dù Nga cáo buộc HMS Dragon, một tàu khu trục khác của Anh, đã làm như vậy vào tháng 10/2020, song sự kiện này ít được chú ý).

Chuyên gia Dmitry Gorenburg thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA) nhận định: “Theo những gì tôi biết, đây là lần đầu tiên một tàu chiến NATO đi vào vùng biển Crimea kể từ năm 2014”.

Theo vị chuyên gia này, hành động của Anh là rất táo bạo, nhưng đầy rủi ro. Nga đã bố trí sự hiện diện quân sự lớn ở Crimea, bao gồm các hệ thống tên lửa, phòng không và tác chiến điện tử tiên tiến.

Tàu khu trục HMS Defender nằm trong đội hình Nhóm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, nhưng đã tách ra để đi vào Biển Đen. Khi sự việc xảy ra, tàu HMS Defender cách tàu HMS Queen Elizabeth ở bên kia eo biển Bosphorus ở Địa Trung Hải một khoảng cách đáng kể. Tàu HMS Defender phối hợp với một máy bay thu thập thông tin tình báo của Mỹ đang theo dõi từ trên cao.

Vấn đề Ukraine và sự đối kháng Anh-Nga

Tuy nhiên, việc Anh sẵn sàng chấp nhận rủi ro phản ánh một phần mối quan hệ căng thẳng của nước này với Nga, vốn vẫn chưa hồi phục sau vụ đầu độc Sergei Skripal, một cựu sĩ quan tình báo Nga, ở Anh cách đây 3 năm.

Điều này cũng chỉ ra sự thay đổi lớn hơn trong thế trận quốc phòng của Anh. Trong một loạt tài liệu được công bố vừa qua, Anh đã đề ra một chiến lược mới liên quan việc tích cực sử dụng các lực lượng quân sự trên khắp thế giới.

Anh kêu gọi “hoạt động liên tục theo các điều khoản của chúng tôi và ở những nơi chúng tôi lựa chọn”, bao gồm các hành động “có thể kiểm tra các giới hạn truyền thống về sức mạnh của Anh”.

Sự cố tại Biển Đen có đẩy Nga và Anh rơi vào 'mê hồn trận'?
Sự ủng hộ của Anh đối với Ukraine, quốc gia đang giao tranh ở phía Đông với lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn, có thể là một trong những nguyên nhân của sự việc. (Nguồn: The Economist)

Sự ủng hộ của Anh đối với Ukraine, quốc gia đang giao tranh ở phía Đông với lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn, là một ví dụ điển hình về điều này. Các lực lượng vũ trang của Anh đang huấn luyện và hỗ trợ quân sự cho quân đội Ukraine.

Ngày 22/6, chỉ một ngày trước khi HMS Defender đi vào vùng biển Crimea, các quan chức chính phủ Anh và Ukraine đã gặp nhau trên boong tàu, đồng ý hợp tác đóng tàu tuần tra và xây dựng căn cứ hải quân cho Ukraine. Anh cũng có thể chuyển giao 2 tàu quét mìn cũ cho hải quân Ukraine.

Tuy nhiên, sự đối kháng Anh-Nga không phải nguyên nhân duy nhất gây căng thẳng ở Biển Đen. Đầu năm nay, Nga ồ ạt triển khai quân đến khu vực biên giới gần miền Đông Ukraine và bán đảo Crimea, gây lo ngại về một cuộc xung đột. Mặc dù binh sỹ Nga đã rút bớt vào cuối tháng 4/2021, nhưng một số đơn vị vẫn được duy trì.

Trong khi đó, Ukraine cũng đang chuẩn bị tổ chức “Sea Breeze” - một cuộc tập trận hải quân thường niên do NATO dẫn đầu, sẽ diễn ra từ ngày 28/6-10/7 với sự tham gia của lực lượng hải quân của 32 nước, bao gồm cả Mỹ. Nga đã lên tiếng chỉ trích, cuộc tập trận này sẽ “làm tăng nguy cơ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn”.

Tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Geneva ngày 16/6, ông Biden đã bày tỏ mong muốn tìm kiếm mối quan hệ “ổn định và có thể đoán định được” với Nga.

Tuy nhiên, ông Biden cũng vạch ra một số "lằn ranh đỏ", tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Nga tiến hành thêm các cuộc tấn công mạng vào Mỹ hoặc gây căng thẳng ở Ukraine. Động thái này của Anh có vẻ như nhằm tập trung vào vế sau của thông điệp này.

Trong khi đó, các nước châu Âu khác dường như đang nỗ lực làm êm dịu mối quan hệ với Nga. Ngày 23/6, ngay sau khi tàu khu trục HMS Defender đi qua Biển Đen, Pháp và Đức đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) mời Tổng thống Nga Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo EU.

TIN LIÊN QUAN
Đại sứ Lào: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith thể hiện đường lối đối ngoại 'trước sau như một' với Việt Nam
Truyền thông Lào đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith
Vụ Nga bắn cảnh cáo tàu Anh trên Biển Đen: Khi 'lằn ranh đỏ' bị vi phạm
EU lên kế hoạch tài trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ để hạ nhiệt căng thẳng
6 vấn đề chiến lược để NATO gia tăng sức mạnh 'thét ra lửa' hậu thượng đỉnh
(theo The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh cần minh chứng gì để được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng?

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh cần minh chứng gì để được hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng?

Để hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học năm 2024, thí sinh cần có những minh chứng gì? - Độc giả Minh Đức
Loạt xe Kia bất ngờ tăng giá trong tháng 5/2024

Loạt xe Kia bất ngờ tăng giá trong tháng 5/2024

Mặc dù các hãng xe khác chạy đua ưu đãi nhằm kích cầu, nhưng Kia lại làm ngược lại khi tăng giá xe Sonet, Caren và Carnival trong tháng 5/2024.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 8/5. Lịch âm hôm nay 8/5/2024? Âm lịch hôm nay 8/5. Lịch vạn niên 8/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/5/2024: Tuổi Dần dễ mất tiền

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 8/5/2024: Tuổi Dần dễ mất tiền

Xem tử vi 8/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 8/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 7/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm, bong bóng đã vỡ, chuyên gia nói gì về thị trường?
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động