Xuất khẩu thương hiệu quyền lực mềm của Pháp

Không ngủ quên với danh tiếng của đế chế Napoleon hay sức mạnh của tiếng Pháp, người Pháp giờ đây còn có cách hiệu quả hơn nhằm tăng ảnh hưởng văn hoá ra thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
xuat khau thuong hieu quyen luc mem cua phap Ấn Độ và ý tưởng về một "quyền lực mềm" mới
xuat khau thuong hieu quyen luc mem cua phap Điện ảnh thúc đẩy 'quyền lực mềm' của châu Phi

Sự kiện khánh thành bảo tàng Louvre Abu Dhabi hồi đầu tháng 11 tại  thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một minh chứng mới nhất cho thấy nước Pháp đang thay thế cách thức tryền bá sức mạnh mềm truyền thống bằng cách thức mới - xuất khẩu thương hiệu.  Pháp đã bán cho Abu Dhabi bản quyền sử dụng tên của viện bảo tàng Louvre nổi tiếng tại Paris với mức giá hơn 500 triệu USD.

Thu hút bằng văn hóa

Khánh thành Bảo tàng Louvre Abu Dhabi chỉ là một ví dụ trong sự gia tăng của nhiều đế chế thương hiệu của Pháp trên toàn thế giới. Ở các nước châu Á hiện nay, không khó để tìm kiếm những cửa hàng thời trang của Pháp như Christian Dior, Louis Vuitton hay Yves Saint Laurent, nhâm nhi rượu champagne Moet & Chandon hay thưởng thức các món ăn của vua đầu bếp Pháp Alain Ducasse…

xuat khau thuong hieu quyen luc mem cua phap
Bảo tàng Louvre Paris mừng sự kiện khánh thành Louvre Abu Dhabi. (Nguồn: AFP)

"Giống như những vũ khí thần công mà hoàng đế Napoleon đã từng sử dụng, giờ đây có những phương tiện khác để vươn tầm ảnh hưởng ra nước ngoài", Laurent Stefanini, Đại sứ của Pháp tại UNESCO nhấn mạnh. Theo ông Laurent Stefanini, thực tế là các thương hiệu lớn của Pháp đều đang tự xuất khẩu chính mình, xuất khẩu uy tín của họ. Đại sứ Laurent Stefanini cho biết thêm, Bộ Ngoại giao Pháp đã đóng góp nhiều nỗ lực để phối hợp thúc đẩy quyền lực mềm của Pháp thông qua các thương hiệu cao cấp và ẩm thực trong những năm gần đây.

Khi dự án Louvre Abu Dhabi được đưa ra, mặc dù có một số ý kiến phàn nàn về việc thương mại hóa di sản văn hoá Pháp. Nhưng thật khó để tìm được lời phê bình nào về nỗ lực đưa uy tín của các viện bảo tàng và thương hiệu cao cấp nhằm thu hút sự chú ý vào văn hóa Pháp.

Cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp Jack Lang, người hiện đứng đầu Viện nghiên cứu thế giới Ả Rập tại Paris, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn: “Các thương hiệu tư nhân đang đóng một vai trò quan trọng hơn trong ngoại giao văn hóa những năm gần đây”. Kering và LVMH - các công ty mẹ của các nhãn hiệu như Yves Saint Laurent, Dior và Louis Vuitton cũng như nhiều hãng champagne và các loại rượu vang khác - đều đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường hàng xa xỉ ở mọi khu vực trên thế giới. Ước tính hai công ty này đã thu được 58 tỷ USD trong năm 2016.

"Công dân nước ngoài đều có thể nhận ra hình bóng nước Pháp thông qua các thương hiệu và tên tuổi lớn. Đây là một điều tốt và là một cách làm mới. Con đường này sẽ dẫn họ đến với văn hóa Pháp và tới nhiều lĩnh vực khác", ông Jack Lang khẳng định.

Những đại sứ hiện đại

Theo ông Jack Lang, trong thập kỷ qua, Chính phủ Pháp đã cắt giảm ngân quỹ đầu tư quảng bá văn hoá Pháp ở nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thống trong bối cảnh tiếng Anh ngày càng phổ cập trên thế giới. Vì vậy, các đầu bếp, nhà thiết kế và chủ nhân của các thương hiệu chính là những đại sứ văn hóa Pháp hiện đại.

Chia sẻ với AP, Chủ tịch Louvre Jean-Luc Martinez không giấu được niềm tự hào: "Bảo tàng Louvre Abu Dhabi được giới chuyên môn của Pháp công nhận và mang danh tiếng của bảo tàng Louvre Paris. Vì vậy, cả phía Pháp và UAE đều tự hào vì cái tên Louvre đầy giá trị này, nó như một cách mới để văn hóa Pháp thể hiện mình với thế giới”.

Đồng quan điểm này, nhà thiết kế thời trang Jean Paul Gaultier cũng tin rằng vai trò của quần áo hàng hiệu đang ngày càng thay đổi và đại diện cho quốc gia nơi nó sinh ra. "Quần áo là một vị đại sứ giao tiếp trực quan và thậm chí có thể là hình ảnh đại diện cho vị thế quốc gia”, ông Gaultier khẳng định.

Xu hướng này đã phản ánh một chiến lược ngoại giao văn hóa hiện đại của Pháp. Giờ đây, nước Pháp đang tạo được nhiều ảnh hưởng ra nước ngoài thông qua các thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp may mặc, ẩm thực và xa xỉ phẩm. Chiến lược này của Pháp đã gây ấn tượng với nhiều chuyên gia văn hóa và dường như nước Anh cũng đang cố gắng học hỏi để duy trì quyền lực cho nền văn hoá của Anh.

Ông Tristram Hunt, Giám đốc bảo tàng Victoria và Albert của London, mới đây đã đánh giá trên các phương tiện truyền thông Anh rằng sự mở đầu của Louvre Abu Dhabi đã đánh dấu sự thay đổi trong cán cân ảnh hưởng văn hoá châu Âu và nước Anh hậu Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) cần phải học tập hoặc để mất đi ảnh hưởng.

Thứ sức mạnh mềm đầy quyền lực này cũng là điều mà nhiều du khách đến Pháp có thể dễ dàng cảm nhận được. Vừa bước ra khỏi cửa hiệu Louis Vuitton trên đại lộ Champs-Elysees, cô Marylee Adler, 28 tuổi, khách du lịch đến từ Ohio (Mỹ), chia sẻ Paris chính là một thương hiệu và nó đang được quảng bá dưới dạng thương hiệu. "Không một thành phố nào khác trên thế giới nắm trong tay nhiều thương hiệu lớn về hàng xa xỉ, ẩm thực và văn hóa như Paris. Họ đang phát huy đúng sở trường của mình", cô Marylee Adler nói.

xuat khau thuong hieu quyen luc mem cua phap Quyền lực mềm của thể thao

Bóng đá có sức mạnh của riêng mình. Nó có thể trở thành một sứ giả tuyệt vời của ngoại giao và hòa bình.

xuat khau thuong hieu quyen luc mem cua phap "Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng quyền lực mềm"

Giáo sư Joseph Nye thuộc Trường Đại học Harvard khẳng định tại buổi toạ đàm "Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế hiện đại" ...

xuat khau thuong hieu quyen luc mem cua phap Quyền lực mềm Trung Quốc ở Đông Nam Á

Nằm trong chiến lược thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn, Trung Quốc đã nỗ lực biến đất nước và nền văn hóa quốc ...

Thu Trang (theo Seattle Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động