Quyền lực mềm Trung Quốc ở Đông Nam Á

Nằm trong chiến lược thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn, Trung Quốc đã nỗ lực biến đất nước và nền văn hóa quốc gia trở nên hấp dẫn ở mức độ cao nhất đối với thế giới, nhất là các quốc gia láng giềng Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Lặng lẽ xây móng

 

Tháng 11/2000, ông Giang Trạch Dân, khi đó là Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, đã có chuyến công du đầu tiên tới Campuchia. Đến sân bay thủ đô Campuchia, nhà lãnh đạo Trung Quốc này có bài phát biểu ngắn trước các quan chức Campuchia ra tiếp đón, rồi nhanh chóng vào xe hộ tống đang đợi sẵn ở đường.

 

Bảy năm sau, ông Giang Trạch Dân trở lại đất nước Angkor. Hàng ngàn trẻ em Campuchia đứng dọc hai bên đường, vẫy những chiếc cờ Trung Quốc bé xíu hay những tấm ảnh nhỏ in hình Giang Trạch Dân. Khi ông Giang Trạch Dân dạo vòng quanh thành phố, những đứa trẻ chào đón ông như David Beckham, hơn là một chính trị gia già với cặp kính cận, tóc vuốt ngược, láng dầu.

Trung Quốc đã lặng lẽ đặt nền móng cho chuyến thăm của Giang Trạch Dân. Bắc Kinh đã trở thành nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất cho Campuchia. Tiếng Trung đã được giảng dạy ở hầu hết các trường học ở Phnom Penh. Những đứa trẻ Campuchia từng mơ đến Pháp và Mỹ học tập giờ đang hướng tới các trường đại học ở Thượng Hải.

 

Sự hào hiệp của Trung Quốc với Campuchia thì còn tới mức khiến cho ông Hun Sen, hồi tháng 4/2008, phải tuyên bố rằng: “Trung Quốc là người bạn đáng tin cậy nhất”. Từ năm 1997 đến 2005, Trung Quốc tài trợ cho Campuchia khoảng 600 triệu USD. Và ngay trong chuyến thăm Campuchia hồi tháng 4/2006, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cam kết sẽ cho vay và viện trợ cho Campuchia 600 triệu USD. Số tiền mà Trung Quốc cam kết này nhiều bằng tổng số tiền mà các nước phương Tây và Nhật cam kết với ông Hun Sen trong năm 2006.

 

Campuchia không phải là trường hợp duy nhất. Từ cuối thập kỷ 1990, sự nhận thức về sự lan tỏa của Trung Quốc ở khắp các nước đang phát triển đã thay đổi. Các nước đang đi đến xem Trung Quốc phát triển và coi Trung Quốc như là một đối tác, thậm chí là một người bạn. Sự chuyển đổi này chủ yếu là nhờ vào quyền lực mền của Trung Quốc – sự hấp dẫn của văn hóa, ngoại giao, thương mại và nghệ thuật của Trung Quốc.

 

Người phát ngôn của Thế giới thứ 3

 

Trước thập kỷ 1990, quyền lực mềm của Trung Quốc được xem khá mờ nhạt. Nhưng vào cuối thập kỷ 1990, lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng quyền lực cứng của quốc gia này vẫn còn giới hạn nên đã tập trung phát triển quyền lực mềm.

 

Bước sang thế kỷ 21, thông qua viện trợ nước ngoài, đầu tư, thuật ngoại giao khéo léo, du lịch và giáo dục, quyền lực mềm của Bắc Kinh bắt đầu mở rộng mạnh mẽ. Đặc biệt, đất nước này đang tự khắc họa mình như là “vệ sỹ” của các quốc gia đang phát triển. “Rõ ràng rằng tại các cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc đang được xem như là người phát ngôn của các nước thuộc thế giới thứ 3”, Federico Macaranas, một học giả Philippines nói.

 
Sức mạnh PR

 

Trong các chuyến viếng thăm nước ngoài, các quan chức Trung Quốc không né tránh quảng cáo các lợi ích của mô hình kinh tế chính trị nước này. Ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách địa phương dường như được thuyết phục rằng nếu họ học được từ Trung Quốc, họ có thể thành công gấp đôi Trung Quốc trong việc xúc tiến sự phát triển và tuyên chiến với đói nghèo. Chẳng hạn, ở Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách trẻ nghiên cứu “mô hình phát triển của Trung Quốc”, mô hình mở cửa kinh tế chậm trong khi duy trì được sự kiểm soát của hệ thống chính trị.

 

Nâng cấp ngoại giao nhân dân

 

Các nỗ lực của ngoại giao nhân dân Trung Quốc nhằm củng cố khái niệm phát triển hòa bình. Bắc Kinh cũng tạo ra một hình ảnh Trung Quốc của những Tổ chức thanh niên tình nguyện tới làm việc ở các nước khác (Peace Corps) trong các dự án tình nguyện dài hạn ở các nước đang phát triển như Lào.

 

Trung Quốc đã nâng cấp hệ thống Tân Hoa xã và mở rộng diện phổ biến bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, ngoài tiếng Anh và tiếng Hoa và mở rộng hệ thống phát sóng quốc tế của đài truyền hình Trung Quốc (CCTV).

 

Khi Trung Quốc nâng cấp ngoại giao nhân dân, nước này cũng đầu tư vào việc đổi mới các cơ quan đối ngoại. Trong 15 năm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bắt đầu cho các nhà ngoại giao già về hưu, thay thế bằng thế hệ trẻ, những người nói tiếng Anh và tiếng địa phương tốt hơn.

 

Quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc là những nét chính của ngoại giao nhân dân. Bắc Kinh đang tài trợ cho các Viện nghiên cứu Nho giáo, các trường học tiếng Trung ở các quốc gia Đông Nam Á. Từ năm 2002 đến năm 2004, số các sinh viên Campuchia học tiếng Trung Quốc tăng gần 20%, trong khi số người Indonesia tăng gần 50% và số người Việt Nam tăng gần 90%.

 

Ảnh hưởng kinh tế

 

Các công cụ kinh tế của quyền lực mềm Trung Quốc cũng đã trở nên tinh vi hơn. Theo một nghiên cứu về viện trợ Trung Quốc của Trường Đại học Quốc phòng Henry Yep ở Washington, vào năm 2003, viện trợ của Trung Quốc đối với Philippines lớn gấp 4 lần so với viện trợ của Mỹ; Đối với Lào, viện trợ của Trung Quốc gấp 3 lần so với Mỹ; Và đối với Indonesia gần gấp đôi so với Mỹ.

 

Bắc Kinh cũng đã trở nên khôn ngoan hơn trong cách sử dụng đồng tiền của mình. Hiện Trung Quốc thường nhằm đến những dự án cơ sở mang tính thực tế. Tự do thương mại của Trung Quốc cũng đang giúp nâng cao hình ảnh của nước này. Cùng với một hiệp định tự do thương mại với Đông Nam Á, Bắc Kinh đang đàm phán hơn 15 hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác.

 

Khác với 10 năm trước, hiện nay, hầu như các nhà lãnh đạo Đông Nam Á không còn đặt câu hỏi về sự gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc.

 

Mặt trái của sức mạnh

 

Nhưng khi quyền lực mềm Trung Quốc phát triển, nó có thể bắt đầu vấp phải sự chống đối. Điều tất yếu là khi một quốc gia trở nên quyền lực hơn, các nước khác sẽ bắt đầu cảnh giác với sức mạnh đang tăng này.

 

 Một số nước nhận thấy rằng mặc dù các lời hứa của Trung Quốc về sự không can thiệp, nhưng khi động tới các quyền lợi thiết thực, Trung Quốc – giống như bất cứ cường quốc nào – sẽ nghĩ đến bản thân trước.

 

Không có quốc gia Đông Nam Á nào lại có thể từ chối những lời mời hấp dẫn của Trung Quốc. Nhưng bản thân các quốc gia này cũng nhận ra rằng, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang bị hút về phía Trung Quốc; các ngành kỹ thuật cao cũng không thể có được từ Trung Quốc, và hàng hoá của họ phải cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc.

 

Mai Thảo(Tổng hợp từ Globalist, Newsweek, Foreign Affairs)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động