Xung đột Nga-Ukraine: Trinh sát vũ trụ thay đổi căn bản tình thế và luật chơi

Hiện nay, ở quỹ đạo trái đất tầm thấp (gần trái đất), bất cứ ai, bất cứ việc gì đều có thể làm được, ngoại trừ các vụ thử hạt nhân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Trinh sát vũ trụ thay đổi căn bản tình thế và luật chơi

Hình ảnh từ vệ tinh được ghi lại rất rõ.

Không gian không giới hạn

Việc hầu như không có các nguyên tắc hạn chế của luật pháp quốc tế đã cho phép các nước NATO gia tăng đáng kể lợi thế về công nghệ của họ so với Nga trên quỹ đạo trái đất tầm thấp. Thực tế cuộc xung đột Nga-Ucraine đã chứng minh điều này. Theo dữ liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, có ít nhất 500 vệ tinh đang phục vụ cho quân đội Ukraine. Con số thực tế chiếm khoảng 50% toàn bộ thiết bị máy móc vũ trụ của các nước hoạt động rong không gian vũ trụ Trái đất tầm thấp.

Vấn đề không chỉ giới hạn ở các khu vực chiến sự mà các thiết bị của đối thủ đang "soi" toàn bộ lãnh thổ của Nga. Trong số các vệ tinh hỗ trợ lực lượng Ukraine có thiết bị do thám quang-điện tử cũng như hệ thống thông tin liên lạc, bao gồm cả hệ thống mang tính dân sự. Quỹ đạo trái đất tầm thấp hóa ra là một môi trường tuyệt vời đến mức bất kỳ thiết bị vô hại nhất cũng trở thành vũ khí hiệu quả. Như trường hợp thiết bị dịch vụ internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk đã hỗ trợ cực lớn cho Ucraine trong cuộc xung đột.

Trong số năm trăm vệ tinh của NATO được đề cập ở trên, chỉ có 70 vệ tinh hoàn toàn là do thám quân sự, phần còn lại là lưỡng dụng. Không nói quá, chính các thiết bị trinh sát của đối thủ đã thay đổi hoàn toàn tình thế ở Ukraine, tính cả trước khi bắt đầu, cũng như quá trình xung đột Nga-Ucraine hiện nay.

Không có gì đáng ngạc nhiên về điều này. Trinh sát vũ trụ của Hoa Kỳ và Liên Xô vào giữa những năm 1960 đã phơi bày các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh, diễn ra liên tục trong suốt 50 năm, trong đó không quốc gia nào có thể che giấu dấu tích các cuộc tập trận và hoạt động quân sự quy mô lớn.

Việc trinh sát vũ trụ tạo ra lợi thế rất rõ ràng. Trong lĩnh vực dân sự, người Mỹ trong những năm 1960 và 1970, dựa trên việc giám sát không gian các cánh đồng nông nghiệp của Liên Xô, đã đi đến kết luận rằng một "cuộc khủng hoảng ngũ cốc" đang đến. Ngay sau đó, các nước tư bản đã nhanh chóng điều chỉnh giá cả trên thị trường lương thực thế giới, buộc Liên Xô phải trả lúa mì bằng vàng và dầu lửa.

Trong lĩnh vực quân sự, vào những năm 1960, giới lãnh đạo Liên Xô đã nhận được những bức ảnh chất lượng cao về các địa điểm phóng tên lửa đạn đạo, sân bay và căn cứ hải quân của Mỹ. Trước thời điểm đó, tất cả dữ liệu về kho vũ khí của kẻ thù đều là gián tiếp, có nghĩa là chúng không thể tin cậy một cách vô điều kiện. Ngay sau khi kho vũ khí của Mỹ bị phơi bày, các cuộc đàm phán về chương trình SALT-1 liền bắt đầu.

Trinh sát vũ trụ giúp sử dụng hiệu quả các lực lượng quân sự và lập kế hoạch hoạt động ngay cả ở cấp tiểu đoàn. Giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ucraine đã chứng minh điều này rất rõ ràng. Đối thủ biết rõ về số lượng và vị trí của lực lượng tấn công ngay ở cấp dưới của Nga và có thể đối phó phù hợp. Tình trạng này vẫn không thay đổi cơ bản cho đến nay.

Xung đột Nga-Ukraine: Trinh sát vũ trụ thay đổi căn bản tình thế và luật chơi

Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, hệ thống do thám trên hoạt động theo nguyên tắc cân bằng, khi cả hai bên đều có cơ hội xấp xỉ như nhau trong không gian. Giờ đây tình hình đã đảo ngược. Sự chênh lệch năng lực trinh sát vũ trụ giữa các bên đã tác động đến ổn định chiến lược. Một trong các bên có lợi thế xuất hiện ham muốn không thể cưỡng lại là hiện thực hóa lợi ích của họ bằng vũ lực. Nguy cơ leo thang không kiểm soát đã tăng lên đáng kể khi khối NATO nắm rõ tiềm năng hạt nhân của Nga.

Sáng kiến ​​phòng thủ chiến lược 2.0

Phòng thủ không gian của Hoa Kỳ dựa trên khái niệm chiếm ưu thế. Thuật ngữ này luôn xuất hiện trong các tài liệu chiến lược được truy cập mở như Chiến lược phòng thủ không gian. Liệu Hoa Kỳ có nhận thức tình hình thực sự hoặc đánh giá quá cao khả năng của mình hay không vẫn là một câu hỏi mở. Điều quan trọng nhất là Hoa Kỳ không có ý định thảo luận về bất cứ điều gì với Nga và Trung Quốc liên quan đến việc sử dụng không gian trái đất tầm thấp.

Như đã đề cập ở trên, hiện chỉ cấm thử nghiệm hạt nhân, còn mọi thứ khác đều được phép. Ngoài hoạt động gián điệp cổ điển, các vệ tinh của Mỹ đánh giá tình trạng tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu cấu trúc kỹ thuật, mạng lưới giao thông và lập bản đồ lãnh thổ quốc gia một cách chi tiết.

Ví dụ: độ phân giải tuyến tính trên mặt đất của thiết bị quang học của các vệ tinh IKONOS, Quick-Bird, World-View, Pleiades-1 cho phép phân biệt các vật thể hình học có kích thước nhỏ thậm chí đến 50 cm. Tất nhiên, để chụp chính xác như vậy, các thiết bị vẫn cần phải nhắm vào các vật thể, đó là các máy ảnh chi tiết cao thường bao quát chiều rộng chụp bề mặt trái đất không quá 20–30 km. Nhưng tất cả được giải quyết bởi số lượng các vệ tinh. Không phải vô cớ có đến 500 thiết bị của NATO trên không gian đang hỗ trợ cho Ukraine.

Ngay cả mây mù cũng không ảnh hưởng gì đến hình ảnh radar từ vũ trụ. Bộ định vị của một vệ tinh hiện đại, chẳng hạn như Lacrosse, với khẩu độ tổng hợp tạo ra hình ảnh trong bất kỳ thời tiết xấu nào với độ chính xác đến một mét. Vùng chụp ảnh của hệ thống lớn hơn nhiều so với vùng quang học, lên tới 100 km. Rõ ràng, điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc ngụy trang của các cơ sở chiến lược.

Đặc biệt có triển vọng là hệ thống Starlite hoặc Discoverer-II vốn đã bị Quốc hội Hoa Kỳ bác đi vào năm 2000. Đó thực tế là một dự án xây dựng trạm không gian (tương tự như đài chỉ huy bay E-8 JSTARS), giúp định hướng vũ khí nhắm vào mục tiêu chiến lược. Việc kích hoạt lại Starlite có thể diễn ra bất cứ lúc nào trên cơ sở tập hợp lại các vệ tinh trong một thiết bị mới, sẽ rất nhanh và không tốn kém.

Người Mỹ đang tích cực nghiên cứu hệ thống được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng không của Nga và phá hủy các bệ phóng tên lửa đạn đạo. Hoạt động chặt chẽ với các vệ tinh là máy bay do thám U-2, máy bay tấn công F-35, máy bay không người lái chiến lược và tên lửa hành trình. Ngoài ra, còn có thông tin về việc phát triển các vệ tinh tác chiến điện tử ngăn chặn các radar mặt đất.

Điểm nổi bật là học thuyết phòng thủ tên lửa "cấp độ không", nghĩa là tiêu diệt tên lửa của Nga và Trung Quốc ngay trước khi nó được phóng đi. Người Mỹ đã phân bổ tiền cho việc này vào năm 2021 và năm ngoái họ đã phê duyệt nó như một học thuyết để phát triển toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ.

Trên thực tế, đó là ​​sự ra đời của Sáng kiến ​​Phòng thủ Chiến lược thứ hai, nổi tiếng kể từ thời Reagan-Gorbachev.

Xung đột Nga-Ukraine: Trinh sát vũ trụ thay đổi căn bản tình thế và luật chơi

Kết luận

Để thoát ra khỏi tình thế này theo chuyên gia Nga, có thể thực hiện một số bước đi như sau:

Trước tiên, các nước cần phải cố gắng tiến hành đàm phán về việc không phổ biến vũ khí ngoài vũ trụ.

Có rất nhiều khó khăn. Trước hết, vấn đề là Washington đang chiếm ưu thế nên Mỹ không mong muốn đàm phán. Có lẽ chỉ có sự xuất hiện của liên minh phòng thủ Nga-Trung trong lĩnh vực không gian mới thuyết phục được người Mỹ.

Cần hiểu rằng việc không mong muốn đàm phán sẽ đặt đối phương vào một vị trí không thoải mái. Sự hiện diện vô số vệ tinh của kẻ thù trên quỹ đạo gần trái đất tác động xấu đến tâm lý-đạo đức giới lãnh đạo cao nhất của Nga. Và điều này sẽ làm tăng áp lực trong việc ra quyết định.

Tiếp đến là khó xác định các thiết bị có ý đồ xấu trên quỹ đạo. Giờ đây, hàng chục vệ tinh dân sự đang bay vào vũ trụ nhưng lại hoạt động khá hiệu quả cho quân đội, như Starlink chẳng hạn.

Bước đi thứ hai cho Nga và Trung Quốc là yêu cầu tất cả phải tôn trọng chủ quyền không gian vũ trụ của từng nước.

Không có gì khác nhau khi một máy bay do thám U-2 hay một vệ tinh Lacrosse bay trên lãnh thổ nước khác. Trong trường hợp này rất khó nói về chủ quyền. Nga có một tổ hợp "Peresvet", sử dụng vào việc che chắn hoạt động cho các hệ thống tên lửa di động nhưng hoạt động khá đơn giản. Chỉ là ngụy trang rồi chuyển sang chế độ ngừng có chủ đích khỏi các vệ tinh của kẻ thù.

Liên quan đến việc này, có thể nhắc lại vụ thử hạt nhân Starfish vào năm 1962, khi Lầu Năm Góc tiến hành vụ nổ hạt nhân 1,4 megaton trong không gian. Có rất nhiều tiếng nổ ở cách tâm chấn 1.500 km, một xung điện từ đã làm tắt điện, làm gián đoạn hệ thống liên lạc điện thoại và vô tuyến.

Ba vệ tinh bị hủy hoại ngay lập tức, trong đó có vệ tinh tiếp sóng truyền hình đầu tiên Telstar-1 và vệ tinh Ariel-1 đầu tiên của Anh. Bảy vệ tinh nữa cũng ngừng hoạt động sau đó do các tấm pin mặt trời và thiết bị điện tử bị phá hủy.

Nếu điều đó xảy ra tại thời điểm hiện tại thì có tới 90 phần trăm toàn bộ các vệ tinh sẽ bị tàn phá. Nhưng có khi tình huống giả định cực đoan này mới giải quyết được nhanh chóng và hiệu quả vấn đề vệ tinh gián điệp và vệ tinh liên lạc trong một cuộc chiến tranh tương lai.

Đương nhiên, Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của riêng Nga cũng sẽ không hoạt động nữa. Nhưng có một lựa chọn thay thế là triển khai hệ thống thông tin liên lạc dựa trên hàng trăm máy bay không người lái tầm cao và định vị không cần vệ tinh.

Và cuối cùng, cách thứ ba và tốn kém nhất để thoát khỏi tình trạng này là xây dựng hệ thống vệ tinh của riêng mình, ngang bằng với người Mỹ. Đó là các chương trình hợp tác ưu tiên với Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó có sự chia sẻ tài chính của giới doanh nghiệp trên cơ sở thương mại. Nếu không đi theo các hướng này, vấn đề không gian trái đất tầm thấp sẽ luôn là nỗi ám ảnh đối với Nga.

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev và Moscow thông tin về tình hình Bakhmut, VSU đẩy lùi nhiều đợt tấn công

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev và Moscow thông tin về tình hình Bakhmut, VSU đẩy lùi nhiều đợt tấn công

Bulgaria lo xung đột tại Ukraine lan rộng, Kiev kêu gọi Berlin không lặp lại sai lầm... là một số tin tức đáng chú ý ...

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Tờ báo Topwar.ru đăng tải đánh giá của nhà bình luận của Nga về các phẩm chất kỹ thuật của F-16 và so sánh với ...

(Theo Topwar.ru)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động